Thịtrường cạnh tranh hoàn hảo

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 78 - 83)

CHƯƠNG 5 : THỊTRƯỜNG VÀ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG

1. Thịtrường cạnh tranh hoàn hảo

1.1. Khái niệm, đặc điểm của thị trường và khái niệm a. Khái niệm:

Là loại thị trường có vơ số người mua bán hàng hoá dịch vụ với qui nhỏ so với qui mô của thị trường, khiến cho hành vi mua bán của mỗi người không ảnh hưởng đáng kể gì đến giá cả và lượng hàng hóa giao dịch trên thị trường.

79

Hoặc thị trường cạnh tranh hồn hảo là thị trường trong đó mỗi người bán và người mua đều không thể gây ảnh hưởng tới thị trường.

b. Đặc điểm:

- Có rất nhiều người mua và rất nhiều người bán trên thị trường - Chất lượng hàng hóa: hồn tồn giống nhau

- Thơng tin: hồn hảo

- Gia nhập hay rời ngành: tự do - Giá hàng hoá: theo giá thị trường. c. Hệ quả:

- Doanh nghiệp là người chấp nhận giá trên thị trường.

Do có nhiều doanh nghiệp cùng cung ứng một loại sản phẩm đồng nhất nên mỗi doanh nghiệp khơng có ưu thế riêng trong mỗi quan hệ mua bán, dẫn đến khơng có khả năng chi phối thị trường và chi phối giá cả. Ở đây doanh nghiệp là người chấp nhận giá trên thị trường.

- Đường cầu của thị trường co giãn hoàn toàn

Lượng cung ứng hoặc tiêu thụ của một doanh nghiệp chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với thị trường. Nếu một doanh nghiệp quyết định thay đổi sản lượng sẽ không ảnh hưởng đến tổng cung hoặc tổng cầu, dẫn đến giá cả thị trường không bị ảnh hưởng. Vì vậy đường cầu của doanh nghiệp co giãn hoàn toàn. Tuy nhiên cầu thị trường là tổng cầu của tất cả các doanh nghiệp trong ngành. Vì vậy đường cầu của thị trường dốc xuống từ trái sang phải như trong hình dưới đây:

Đường cầu của doanh nghiệp Đường cầu của thị trường

Giải thích: Đường cầu của doanh nghiệp sẽ song song với trục sản lượng. P=MR

TR=P*Q, vì P là hằng số nên Q tăng thì TR tăng

Để max thì sản xuất tại Q có MR=MC, vì P=MR => sản xuất taị Q có P=MC. Đây là điểm riêng có của thị trường này.

80

Do cạnh tranh nên gia hàng hóa trong thị trường sẽ có xu hướng giảm, sản lượng tăng. =>Người tiêu dùng có lợi trong thị trường này.

Nhà sản xuất phải chịu qui luật lợi nhuận giảm dần. Để hạn chế qui luật này=>Đổi mới cơng nghệ => Cạnh tranh có lợi cho tiến bộ cơng nghệ.

1.2. Lựa chọn sản lượng trong ngắn hạn

a. Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp

Không người bán nào chi phối được giá cả thị trường do đó doanh nghiệp đứng trước đường cầu nằm ngang: P = AR = MR

Đường cầu nằm ngang cho tổng doanh thu (TR) của doanh nghiệp là đường thẳng. Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng có chênh lệch giữa TR và TC là cực đại: theo điều kiện biên : MR = MC

Mức cung của doanh nghiệp được xác định bởi P = MC.

Hình vẽ cho thấy tình trạng chi phí ngắn hạn của doanh nghiệp, trước 4 mức giá của thị trường.

* Nếu doanh nghiệp đứng trước mức giá P4 doanh nghiệp sản xuất tại mức Q4. Vì P4 > SAC nên doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa.

* Nếu gặp mức giá P1 (P1 = SAVC) doanh nghiệp sản xuất hay không sản xuất đều lỗ như nhau. Giá P1 được gọi: giá đóng cửa (hay ngưỡng cửa ngưng hoạt động). Bất kỳ mức giá nào thấp hơn P1 đều nằm dưới điểm cực tiểu của SAVC, doanh nghiệp buộc phải ngừng sản xuất, vì ngưng sản xuất thì lỗ ít hơn là sản xuất.

* Tại mức giá P3 (P3 = SAC) doanh nghiệp huề vốn. Như vậy tất cả các mức giá trong khoảng từ P 1 đến P 3, doanh nghiệp khơng có lợi nhuận nhưng tiếp tục sản xuất thì tốt hơn là đóng cửa.

Vì sản xuất lỗ ít hơn đóng cửa, hành vi này gọi là tối thiểu hóa thua lỗ trong ngắn hạn.

81

+ Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận khi thịtrường có: P > AC.

+ Doanh nghiệp tối thiểu hóa thua lỗ khi thị trường có mức giá: AC > P > AVC. b. Các trường hợp xảy ra trong kinh doanh

- Trường hợp thứ nhất: Doanh nghiệp có lợi nhuận P> ACmin -> TP >0 Nếu giá cả thị trường là P4 đường cầu và doanh thu cận biên là D4 và MR4 . Trong trường hợp này, vì giá bán P4 cao hơn chi phí bình qn SAC, do đó doanh nghiệp có lợi nhuận. Doanh nghiệp sẽ chọn mức sản lượng Q4 tương ứng với điểm D. Ở đó MC= MR4 = P4 trên hình.

- Trường hợp hai: Doanh nghiệp hòa vốn P= ACmin -> TP =0

Khi giá cả thị trường là P3 (P3 = ACmin) Khi đó đường cầu sẽ giảm sản lượng xuống Q3 tương ứng với điểm C trên hình. Ở điểm này, doanh nghiệp sẽ hịa vốn, khơng có lãi nhưng cũng khơng bị lỗ. Mức giá P3 được coi là mức hòa vốn, sản lượng Q3 là mức sản lượng hòa vốn.

Mức sản lượng hịa vốn được xác định bằng cơng thức tổng quát sau: hv FC

Q

P AVC 

- Trường hợp ba: Doanh nghiệp bị thua lỗ P< ACmin -> TP <0

Trong trường hợp này doanh nghiệp đứng trước hai quyết định: một là tiếp tục sản xuất và sản xuất ở mức sản lượng nào để đảm bảo tối thiểu hóa thua lỗ; hai là ngừng sản xuất. Chúng ta phải xem hai khả năng:

+ Khả năng thứ nhất: Giá thị trường giảm xuống mức P2 (AVC min <P3 =<ACmin)

Nếu doanh nghiệp ngừng sản xuất (đóng cửa), tổng doanh thu của doanh nghiệp bằng 0, trong khi đó doanh nghiệp vẫn phải dánh chịu chi phí cố định (FC). Do đó, khoản lỗ đúng bằng FC

Nếu doanh nghiệp ngừng sản xuất với mức Q2 tương ứng với điểm B, tại đó MC= MR2 = P2. Do đó mức giá P2 mặc dù nhỏ hơn chi phí bình quân AC một khoảng nhưng lại cao hơn chi phí biến đổi bình qn AVC. Trong trường hợp này doanh nghiệp nên sản xuất. Tuy nhiên doanh nghiệp không thể kéo dài tình trạng thua lỗ bởi vì kéo dài tình trạng này thì doanh nghiệp sẽ phá sản.

82

Trong trương hợp này vì giá bán thấp hơn chi phí biến đổi bình qn, do đó doanh thu khơng thể bù đắp chi phí biến đổi. Dẫn đến nếu doanh nghiệp tiếp tục sản xuất thì thu lỗ cao hơn cả ngừng sản xuất.

1.3. Đường cung trong ngắn hạn

1.3.1. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp

Đường cung của doanh nghiệp biểu diễn mức sản lượng mà doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng ở mỗi mức giá. Đối với các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp sẽ tang, giảm sản lượng cho đến khi chi phí cận biên bằng giá bán. Khi giá thay đổi doanh nghiệp sẽ lựa chọn dọc theo đường MC. Đồng thời, đóng cửa nếu P

<AVCmin. Vì vậy đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trùng với đường MC tính từ AVCmin trở lên.

1.3.2. Đường cung ngắn hạn của thị trường

Trong thị trường cạnh tranh hồn hảo có rất nhiều doanh nghiệp cùng tham gia cung ứng trên thị trường. Lượng cung của thị trường bằng tổng cung của tất cả các doanh nghiệp tham gia trên thị trường. Do đó cung thị trường là đường tổng hợp theo chiều ngang, tất cả các đường cung của toàn bộ các doanh nghiệp tham gia thị trường 1.3.3. Thặng dư sản xuất

Thặng dư sản xuất là sự chênh lệch giữa giá bán hàng hóa so vơí chi phí cận biên để sản xuất ra hàng hóa. (PS)

1.4. Lựa chọn sản lượng trong dài hạn 1.4.1 Lựa chọn sản lượng 1.4.1 Lựa chọn sản lượng

Trong dài hạn doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các đầu vào sản xuất bao gồm cả quy mơ, địa điểm của nhà máy, xí nghiệp. Đường LAC cho phép nó sản xuất ở bất cứ mức sản lượng nào với chi phí thấp nhất

83

Trong dài hạn :

+ Nếu thị trường có mức giá P4 điều kiện biên (P = MC) cho phép doanh nghiệp quyết định mức sản lượng Q4, tại Q4: mức giá P4 > LAC doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. + Nếu thị trường có mức giá P3 (P3 = LAC) doanh nghiệp hòa vốn. Mức giá P3 được gọi là ngưỡng cửa sinh lời vì tại bất cứ mức giá nào thấp hơn P3 trong dài hạn doanh nghiệp phải rời ngành, tại bất cứ mức giá nào cao hơn P3 doanh nghiệp có lợi nhuận trên thị trường đơn vị sản phẩm.

* Kết luận

+ Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận khi thịtrường có P>LAC + Doanh nghiệp buộc phải rời ngành khi thị trường có P<LAC + Tại mức P = LAC doanh nghiệp hòa vốn

* Đường cung dài hạn của doanh nghiệp:

Đường cung dài hạn của doanh nghiệp là phần phía trên của đường LMC, bắt đầu từ mức giá P = LAC.

1.4.2. Cân bằng dài hạn

Trong thi trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp hồn tồn tự do nhập, xuất ngành.Vì vậy trong dài hạn trạng thái cân bằng của doanh nghiệp và ngành là không lời, không lỗ, TR = TC, trên thị trường P = LAC doanh nghiệp chỉ thu được chi phí

cơ hội.

Sở dĩ doanh nghiệp và ngành cạnh tranh đạt trạng thái P= LAC là cân bằng dài hạn bởi trong trạng thái này không doanh nghiệp nào có động cơ gia nhập hay rút khỏi ngành, cung cầu và giá cả thị trường bình ổn, khác với trạng thái đang có lợi nhuận cao hay đang thua lỗ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)