Cạnh tranh độc quyền

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 86 - 90)

CHƯƠNG 5 : THỊTRƯỜNG VÀ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG

3. Cạnh tranh độc quyền

3.1 Khái niệm và đặc trưng a. Khái niệm:

Thị trường cạnh tranh độc quyền là thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo trong đó có nhiều doanh nghiệp, cung cấp các sản phẩm ít nhiều có sự khác biệt, xuất và nhập ngành hầu như hoàn toàn tự do.

87

- Có nhiều người mua và nhiều người bán, do đó giữa các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để bán hàng. Đồng thời ln có nguy cơ cạnh tranh tiềm tàng bởi khả năng gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới bằng những sản phẩm gần gũi thay thế

- Sản phẩm của các doanh nghiệp được phân biệt qua nhãn hiệu, bao bì, dịch vụ cung cấp, phương thức thanh toán, thời gian bảo hành… làm cho người mua có sự lựa chọn giữa các sản phẩm của các doanh nghiệp.

c. Doanh nghiệp

Doanh nghiệp là người chấp nhận mặt bằng giá chung của thị trường, tức là giá bán của tất cả các sản phẩm tương đồng của các doanh nghiệp khác. Đồng thời lại không phải là người chấp nhận giá bán sản phẩm của chính mình. Do đó ngồi sự điều hành về sản lượng, doanh nghiệp còn điều hành cả về giá để đạt được mục tiêu đề ra

Doanh nghiệp có sức mạnh độc quyền nhưng ln bị đe dọa bởi sức ép cạnh tranh tiềm tàng của các doanh nghiệp khác cung ứng những sản phẩm tương đồng. Do đó đường cầu về sản phẩm của doanh nghiệp luôn biến động theo sức ép cạnh tranh đó.

3.2. Đường cầu và đường doanh thu cận biên 3.2.1 Đường cầu gấp khúc 3.2.1 Đường cầu gấp khúc

Mơ hình đường cầu gãy mơ tả mức giá cả và sản lượng khá ổn định của các doanh nghiệp độc quyền nhóm (giả định các yếu tố khác khơng đổi)

Hình biểu diễn đường cầu gấp khúc

Mơ hình đường cầu gãy giải thích: trong độc quyền nhóm mỗi doanh nghiệp đều đứng trước một đường cầu gãy tại mức giá hiện hành (P0) của ngành độc quyền. Ở các mức giá cao hơn P0 đường cầu rất co giãn nếu doanh nghiệp tăng giá sẽ hoàn toàn bất lợi vì các đối thủ khác khơng tăng. Ở các mức giá thấp hơn P0 đường cầu ít co giãn, nếu doanh nghiệp hạ giá các đối thủ cạnh tranh hạ theo cũng hoàn toàn bất lợi. Điều này tạo thế cân bằng khá ổn định cho độc quyền nhóm.

88

Đường cầu gãy nên MR của doanh nghiệp bị gián đoạn, do đó chi phí của doanh nghiệp có thể thay đổi mà khơng gây ra sự thay đổi giá và sản lượng. 3.2.2. Đường cầu dốc xuống

Đây là quan điểm truyền thống và khá phổ biến ở Anh, Mỹ và một số nước khác. Theo quan điểm này, mỗi doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền sản xuất ra một loại sản phẩm khác biệt. Do đó, nếu doanh nghiệp tăng giá lên đơi chút sẽ bị mất đi một phần khách hàng của chính mình và ngược lại. Làm cho đường cầu dốc xuống giống như độc quyền và đường doanh thu cận biên cũng nằm dưới đường cầu.

Hình biểu diễn đường cầu dốc xuống 3.3. Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp

Với quan điểm đường cầu dốc xuống như hình trên. Mức sản lượng tối ưu của doanh nghiệp tại thời điểm mà ở đó chi phí cận biên (MC) bằng doanh thu cận biên (MR). Vì vậy, doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền cũng tăng sản lượng khi MR>MC, giảm sản lượng khi MR<MC, cho đến khi MC = MR thì dừng lại. Tại mức sản lượng tối ưu này Q1 giá bán của doanh nghiệp là P1 vẫn cao hơn chi phí cận biên MC. Điều đó có nghĩa, doanh nghiệp vẫn có sức mạnh độc quyền.

Tuy nhiên, khi AVCmin P ACmin doanh nghiệp vẫn tiến hành sản xuất, nhưng khiP AVCmin doanh nghiệp phải đóng cửa sản xuất.

3.4. Cân bằng ngắn hạn và cân bằng dài hạn

Doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền vừa độc quyền về sản phẩm của mình vừa phải đối mặt với sức ép cạnh tranh tiềm tàng của các doanh nghiệp với những mặt hàng tương tự thay thế.

Vì vậy, từ một thế cân bằng trong ngắn hạn, khả năng thu được lợi nhuận trong ngắn hạn sẽ lôi cuốn các doanh nghiệp mới với các mặt hàng cạnh tranh tham gia thị trường.

89

Khi các doanh nghiệp mới tham gia thị trường sẽ làm giảm cầu của các doanh nghiệp hiện hành. Dẫn đến đường cầu của các doanh nghiệp hiện hành dịch chuyển sang trái cho đến khi các doanh nghiệp trong ngành không thu được lợi nhuận kinh tế. Tức là khơng có động lực đối với việc gia nhập hay rút khỏi thị trường.

* Trong ngắn hạn:

Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận theo điều kiện biên MR=MC tại mức sản lượng Q1 với P1 > SAC, doanh nghiệp thu lợi nhuận tối đa tại Q1. Phần lợi nhuận (đóng khung) sẽ thu hút các doanh nghiệp mới nhập ngành, việc nhập ngành của các doanh nghiệp mới tạo ra trạng thái dài hạn của doanh nghiệp và ngành.

* Trong dài hạn:

Khi có các doanh nghiệp mới nhập ngành làm cho tổng số các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm tăng lên. Kết quả là đường cầu của mỗi doanh nghiệp đã tồn tại trước đây sẽ dịch chuyển, chúc xuống về bên trái đồ thị. Mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ bán được một số

lượng sản phẩm ít hơn trước đây. Mặt khác do nhiều doanh nghiệp cạnh tranh hơn làm chi phí tăng lên, đường LAC chuyển dần lên phía trên. Hai sự dịch chuyển của đường cầu và đường LAC của doanh nghiệp chỉ dừng lại khi LAC tiếp tuyến với đường cầu tại mức sản lượng có MR = MC, kết quả là P = AC hay AR = AC, các doanh nghiệp không lời, không lỗ tạo thế cân bằng dài hạn của doanh nghiệp và của ngành.

90 3.5. Phân biệt giá của doanh nghiệp canh tranh độc quyền

Mặc dù doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền phải chấp nhận mặt bằng giá chung cho tất cả các sản phẩm cùng loại. Song doanh nghiệp vẫn có sức mạnh độc quyền trong giới hạn thị trường sản phẩm riêng của mình. Do đó doanh nghiệp có thể phân biệt giá để đạt được mục tiêu.

3.5.1. Phân biệt theo đối tượng

Đây là chiến lược định giá theo nhân cách của đối tượng mua hoặc mức độ phản ứng của họ trước sự thay đổi của giá bán sản phẩm. Cùng một sản phẩm nhưng bán cho các đối tượng khác nhau theo các mức giá khác nhau, nhằm tận dụng triệt để khả năng chấp nhận của khách hàng.

3.5.2. Phân biệt theo sản phẩm

Đây là chiến lược định giá theo danh tiếng, theo nhãn hiệu. Cùng một loại sản phẩm nhưng dưới các nhãn hiệu khác nhau được bán ở các mức giá khác nhau tùy theo mức độ ưa thích, sung bái nhãn hiệu, chủng loại của người tiêu dùng.

3.5.3. Phân biệt theo khối lượng

Giá bán sản phẩm được phân biệt theo khối lượng sản phẩm mà khách hàng mua nhiều hay ít, thường xuyên hay nhất thời…

3.5.4. Phân biệt theo hình thức thanh tốn

Giá bán sản phẩm còn được phân biêt theo hình thức thanh tốn. Mua hàng trả tiền ngay hay mua hàng kỳ hạn, mua đối lưu bằng hàng hóa hay trả tiền…

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)