CHƯƠNG 5 : THỊTRƯỜNG VÀ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
2. Thịtrường độc quyền
84
a. Khái niệm: Là thị trường chỉ có một doanh nghiệp bán với vô số người mua về một hàng hố độc quyền, khơng có hàng hố khác thay thế tốt.
2.1. Độc quyền bán
2.1.1. Khái niệm: Là thị trường chỉ có một người bán duy nhất về một sản phẩm riêng biệt, khơng có sản phẩm thay thế.
2.1.2. Đặc điểm:
Đường cầu của doanh nghiệp đồng thời là đường cầu của thị trường, do đó doanh nghiệp có quyền định giá sản phẩm trong khn khổ là: doanh nghiệp định giá thị trường quyết định sản lượng, doanh nghiệp quyết định mức sản lượng, thị trường quyết định giá.
Khơng hình thành đường cung sản phẩm.
+Đường cầu của doanh nghiệp cũng chính là đường cầu của thị trường: P=a+bQ (b<0). + Đường doanh thu biên MR nằm dưới đường cầu: MR=a+2bQ (b<0).
Tối đa hoá doanh thu TRmax => doanh nghiệp phải sản xuất và bán P, Q có MR=0. Để max thì doanh nghiệp sản xuất tại P,Q có MR=MC. Hay P = MC * [Ep/(Ep+1)] 2.1.3. Các nguyên nhân dẫn đến độc quyền bán
+ Độc quyền do giảm chi phí nhờ quy mơ + Độc quyền do sở hữu nguyên liệu chủ yếu. + Độc quyền nhờ sở hữu bằng phát minh. + Độc quyền do luật lệ giấy phép của nhà nước 2.1.4. Hệ quả
P của độc quyền > P cạnh tranh Q của độc quyền < Q cạnh tranh
của độc quyền > cạnh tranh
Người tiêu dùng khơng có lợi trong thị trường này do giá cao, hàng hóa khan hiếm Độc quyền khơng có lợi cho xu hướng tiến bộ công nghệ.
2.1.5. Độc quyền bán tối đa lợi nhuận a) Trong ngắn hạn
Doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa lợi nhuận tại điều kiện biên : MR = SMC doanh nghiệp thu lợi nhuận tối đa.
85
b. Trong dài hạn
Doanh nghiệp độc quyền điều chỉnh chi phí đạt điều kiện :
LMC = MR = LAC xác định mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận đồng thời là mức sản lượng tối ưu.
c. Chi phí xã hội cho độc quyền bán:
Độc quyền tạo ra giá cao hơn và sản lượng sản xuất thấp hơn so với cạnh tranh hoàn hảo nên người tiêu dùng bị thiệt hại còn nhà độc quyền được lợi. Nếu như khơng có độc quyền người sản xuất và người tiêu dùng đều thu được lợi ích như trong thị trường cạnh tranh hồn hảo thì : xã hội đã mất khơng vì sức mạnh độc quyền, đúng bằng thặng dư tiêu dùng cộng với thặng dư sản xuất điều này thể hiện ở hình vẽ dưới đây :
86 2.2. Độc quyền mua
2.2.1 Khái niệm
Là thị trường trong đó chỉ có một người mua : một cá nhân, một tập đoàn độc quyền.
2.2.2. Nguyên lý mua
Người ta mua hàng hóa cho đến số lượng mà đơn vị mua cuối cùng đem lợi ích cận biên đúng bằng chi phí trả cho đơn vị cuối cùng đó: ME =MU.
Với ME (Marginal Expense) chi tiêu cận biên : mức chi trả tăng thêm khi mua thêm một đơn vị hàng hóa. Trong cạnh tranh hồn hảo người mua chấp nhận giá thị trường (Tất cả hàng hóa một doanh nghiệp mua là cùng một giá). Vì vậy chi tiêu cận biên bằng chi tiêu bình quân, bằng giá bán. ME= AE= P, Với AE: chi tiêu bình quân, P: giá cả hàng hóa
2.2.3. Chi phí xã hội cho độc quyền mua
Đối với người mua độc quyền thì khác hẳn : đường cung thị trường là đường chi tiêu bình qn (AE) của độc quyền.Vì vậy ME của nó nằm trên AE. Nhà độc quyền mua số lượng hàng hóa tại :ME = MU (MU là đường cầu) còn giá cả được quyết định bởi AE (đường cung của thị trường). Hình dưới đây mơ tả: xã hội mất khơng cho sức mạnh độc quyền mua là phần diện tích A & B (tương tự như độc quyền bán).