Các hình thức văn bản pháp quy

Một phần của tài liệu Giáo trình Soạn thảo văn bản (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 49 - 50)

3.2 .Những yêu cầu về hình thức

4. Các hình thức văn bản pháp quy

4.1. Một số văn bản pháp quy của Chính phủ

Luật ban hành văn bản QPPL năm 2008 có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 đã thay thế Luật ban hành văn bản QPPL năm 1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản QPPL năm 2002. Vì vậy, theo quy định cũ thì: văn bản pháp quy của chính phủ gồm: Nghị quyết của Chính phủ, Nghị định của Chính phủ nhưng theo quy định mới thì văn bản pháp quy của chính phủ chỉ có Nghị định của Chính phủ.

Nghị định của Chính phủ

Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây: - Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;

- Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phịng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tơn giáo, văn hố, giáo dục, y tế, khoa học, cơng nghệ, mơi trường, đối ngoại, chế động công vụ, cán bộ, công chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ;

- Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của cán bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;

- Quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

4.2. Các văn bản pháp quy của Thủ tướng Chính phủ

Theo Luật Ban hành văn bản QPPL 2008 thì văn bản pháp quy của Thủ tướng Chính phủ là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Quyết định quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quyết định các chủ trương, các biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, quy định chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

4.3. Các văn bản pháp quy của thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ.

Theo Luật Ban hành văn bản QPPL 2008 thì văn bản pháp quy của thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ là: Chỉ thị của Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ.

* Hiệu lực và phạm vi ảnh hưởng của chỉ thị

Chỉ thị là văn bản vi phạm pháp luật mang tính cưỡng chế buộc các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền phải thi hành những chủ trương chính sách nêu ra trong văn bản cấp trên hay các điều khoản của luật pháp. Nội dung chỉ thị khơng dùng để giải thích một văn bản vi phạm pháp luật khác, không nêu ra chủ trương chính sách mới mà chủ yếu là đơn đốc chấn chỉnh việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, đề ra biện pháp nhằm đảm boả cho việc thực hiện nghiêm túc, khẩn trương và đạt kết quả.

Hiệu lực và phạm vi của chỉ thị phụ thuộc vào thẩm quyền của cơ quan, cá nhân ban hành chỉ thị.

4.4. Các văn bản pháp quy liên ngành

- Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội được ban hành để hướng dẫn thi hành những vấn đề khi pháp luật quy định về việc tổ chức chính trị – xã hội đó tham gia quản lý nhà nước.

- Thơng tư liên tịch giữa Chánh án Tồ án nhân dân tối cao với Viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động tố tụng và những vấn đề khác liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn cảu các cơ quan đó.

4.5. Các văn bản pháp quy của Chính quyền các cấp địa phương

Chỉ thị của UBND các cấp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Soạn thảo văn bản (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)