1 .Văn bản hợp đồng kinh tế
1.3 .Văn bản phụ lục HĐKT và biên bản bổ sung HĐKT
1.3.1 Văn bản phụ lục hợp đồng
Việc lập và ký kết văn bản hợp đồng được áp dụng trong trường hợp các bên hợp đồng cần chi tiết và cụ thể hố các điều khoản của hợp đồng chính mà khi ký kết chưa có điều kiện cụ thể hố, hoặc các chi tiết q rườm rà khơng tiện ghi trong văn bản hợp đồng. Chẳng hạn: một hợp đồng mua bán hàng hố có thời gian thực hiện trong một năm, lúc ký kết các bên chưa quy định cụ thể số lượng hàng hố giao nhận hàng tháng. Trong q trình thực hiện, mỗi tháng hai bên ký phụ lục để quy định số lượng hàng hố giao nhận trong tháng đó.
Về ngun tắc, khi xây dựng văn bản phụ lục phải tuân thủ các điều sau: - Nội dung văn bản phụ lục không được trái với nội dung văn bản hợp đồng.
- Thủ tục và cách thức ký kết văn bản phụ lục hợp đồng cũng giống như thủ tục và cách thức ký văn bản hợp đồng.
- Văn bản phụ lục hợp đồng là bộ phận không tách rời của văn bản hợp đồng và có giá trị pháp lí như văn bản hợp đồng.
1.3.2 Biên bản bổ sung hợp đồng.
Trong q trình thực hiện hợp đồng có thể xảy ra các tình huống địi hỏi phải điều chỉnh một số nội dung của các điều khoản để việc thực hiện hợp đồng được thuận lợihơn hoặc để khắc phục các trở ngại. Chẳng hạn, khi ký kết hợp đồng, hai bên thoả thuận thời gian hồn thành cơng trình xây dựng là một năm kể từ ngày ký, nhưng do mưa lũ đột xuất, việc thi công gặp trở ngại, phải kéo dài hơn thời gian quy định. Lúc này các bên có thể bàn bạc thoả thuận lập biên bản bổ sung hợp đồng để thêm bớt hoặc thay đổi nội dung các điều khoản của hợp đồng đang thực hiện. Biên bản bổ sung hợp đồng có giá trị pháp lý như hợp đồng chính.
Về cơ cấu, biên bản bổ sung hợp đồng cần có các yếu tố sau: - Quốc hiệu
- Tên biên bản bổ sung
- Thời gian, địa điểm lập biên bản - Các chủ thể tham gia hợp đồng - Lý do lập biên bản bổ sung
- Nội dung thoả thuận về sự thêm, bớt hoặc thay đổi một hay một số điều khoản của hợp đồng đã ký.
- Sự cam kết thực hiện những thoả thuận trong biên bản bổ sung.
- Ký biên bản bổ sung: Những người có quyền hoặc được uỷ quyền ký kết hợp đồng thì có quyền ký biên bản bổ sung hợp đồng.
1.3.3 Biên bản thanh lý hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu xảy ra những tình huống dẫn đến hợp đồng khơng thể thực hiện được thì các bên phải cùng nhau lập biên bản thanh lý hợp đồng để chấm dứt quyền và nghĩa vụ phát sinh trong hợp đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế, thường là sau khi các bên thực hiện xong hợp đồng, nếu nhận thấy khơng cịn có vướng mắc gì nữa, các bên làm biên bản thanh lý hợp đồng. Về mặt pháp lý, biên bản thanh lý hợp đồng xác nhận sự thoả mãn của các bên về việc thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng đã ký kết, khơng cịn các hậu quả phải giải quyết.
- Quốc hiệu
- Tên biên bản thanh lý hợp đồng - Thời gian, địa điểm lập biên bản
- Những thông tin cần thiết về các chủ thể hợp đồng.
- Xác nhận của các chủ thể (các bên) về kết quả thực hiện hợp đồng. - Cam kết không khiếu nại về thực hiện hợp đồng.
- Ký biên bản thanh lý hợp đồng: những người đã ký hợp đồng phải ký vào biên bản thanh lý hợp đồng.