1 .Văn bản hợp đồng kinh tế
2. Hợp đồng lao động
2.2. Nguyên tắc giao kết HĐLĐ
a. Nội dung chủ yếu của HĐLĐ
Hợp đồng lao động phải có nội dung chủ yếu sau đây: Cơng việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn mức quy định trong pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc tồn bộ nội dung đó phải được được sửa đổi, bổ sung. Trường hợp này, thanh tra lao động hướng dẫn và yêu cầu các bên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nếu các bên khơng sửa đổi, bổ sung thì thanh tra lao động có quyền buộc huỷ bỏ các nội dung đó; quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo quy định của pháp luật.
b. Hình thức của HĐLĐ
- Hợp đồng bằng lời nói (hợp đồng miệng) - Hợp đồng bằng văn bản
- Hợp đồng bằng hành vi cụ thể - Hợp đồng điện tử
c. Các loại HĐLĐ
Theo quy định tại Điều 27 của Bộ luật Lao động và điều 4 của Nghị định số 44/2002/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ, hợp đồng lao động có ba loại sau:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Là hợp đồng mà trong đó hai bên khơng xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định trước thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
- Hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một cơng việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo cơng việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng hết hạn mà người lao động vẫn được sử dụng làm việc thì trong thời hạn 30 ngày liền sau đó, hai bên phải ký kết trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn (Trường
hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một thời hạn, sau đó, nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phảI ký kết hợp đồng khơng xác định thời hạn.
d. Cách thức giao kết HĐLĐ
- Các loại hợp đồng lao động đều phải được ký kết bằng văn bản. Đối với hợp đồng lao động áp dụng cho một số cơng việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới ba tháng hoặc lao động giúp việc gia thì có thể được giao kết bằng miệng.
- Hợp đồng lao động được giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đối với hợp đồng lao động theo một công việc nhất định, theo mùa vụ mà thời hạn dưới 12 tháng, xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, có thể ký kết giữa người sử dụng lao động với người được uỷ quyền hợp pháp thay mặt cho nhóm người lao động. Trong trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như ký kết với từng người.
- Đối với hợp đồng lao động thời hạn từ 3 tháng trở lên, các bên phải có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Người sử dụng lao động đóng 15% so với tổng quỹ lương, người lao động đóng 5% tiền lương vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Đối với loại hợp đồng có thời hạn dưới ba tháng, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền tàu xe, nghỉ hàng năm được tính gộp vào tiền lương cho người lao động.