a. Quảng bá sâu rộng về Marketing đối với các tầng lớp dân cư :
Tổ chức hội nghị khách hàng có thể là hội nghị khách hàng cá nhân hoặc
hội nghị khách hàng doanh nghiệp hoặc cũng có thể là hội nghị khách
hàng nói riêng.
Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các dịch vụ ngân hàng, các hình thức và chính sách huy động vốn, thu hút tiền gửi,…để đông đảo dân chúng biết về các dịch vụ ấy.
Đa dạng các loại tờ rơi, sách giới thiệu để sẵn phía ngoài quầy giao dịch để khách hàng có thể đọckhi đến giao dịch.
Công bố các thông tin tài chính để người dân tiếp cận, nắm bắt nhằm thu
hút người dân quan hệ với ngân hàng và hạn chế được những rủi ro về
thông tin
b. Đa dạng hoá sản phẩm huy động vốn và cho vay đối với dân cư :
Chia thành sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng cá nhân; sản phẩm và dịch vụ
Ngân hàng doanh nghiệp, như vậy khách hàng sẽ dễ dàng và thuận tiện
trong việc lựa chọn sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Tăng thêm một số dịch vụ khác bổ sung, hỗ trợ cho sản phẩm gốc. Ví dụ như hiện nay ngân hàng đang áp dụng sản phẩm tài khoản tiền gửi” Siêu lãi suất”- đây là một chính sách ưu đãi cho khách hàng vay vốn…
c. Xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả :
Tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh : Việc nghiên cứu phải thường xuyên, trên cơ sở so sánh sản phẩm, giá cả ( lãi suất ), các hoạt động
quảng cáo, mạng lưới ngân hàng…với các đối thủ gần gũi ( các ngân hàng cùng địa bàn )
Phải tạo được sự khác biệt của ngân hàng : Một con người hay một ngân
hàng cũng vậy, phải có những đặc điểm phân biệt giữa ngân hàng này với
ngân hàng khác. Hoạt động của NHTM cũng phải tạo ra những đặc điểm-
hình ảnh của mình, cái ngân hàng mình có mà ngân hàng khác không có.
Như vậy, Marketing của NHTMải tạo ra sự khác biệt về hình ảnh của
ngân hàng mình. Đó là sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ cung ứng ra thị
trường, lãi suất, kênh phân phối, hoạt động quảng cáo khuếch trương-
giao tiếp…
3.2.3. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn.
Nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư luôn là một tiềm năng cho mọi tổ chức
kinh doanh, chính vì vậy việc khai thác huy động triệt để nguồn vốn nhàn rỗi đó để có thể chủ động trong kinh doanh thì VPBank Thăng Long cần phải đa dạng
hoá các hình thức huy động vốn để thu hút người gửi đông hơn nữa, cụ thể là
vốn trung và dài hạn để mở rộng cho vay phục vụ chủ yếu cho việc kinh doanh
có hiệu quả. Phải thực hiện các hình thức huy động vốn hiện có, nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho khách gửi tiền, từ đó có thể sẽ có hiệu quả cao trong huy động vốn.
Xuất phát từ nhu cầu đa dạng và phong phú của dân cư để đưa ra nhiều kỳ
hạn huy động vốn khác nhau để khai thác triệt để các nguồn vốn trong dân cư.
Hiện nay, nếu VPBank Thăng Long thường xuyên duy trì kỳ hạn huy động tiền
gửi 1, 3, 6, 9, 12 và 24 tháng thì NH cũng phải áp dụng các kỳ hạn tương tự nhưng trả lãi trước để nâng cao sức cạnh tranh. Đồng thời triển khai mạnh mẽ
các thể thức tiết kiệm mới là tiết kiệm gửi góp và tiết kiệm hưởng lãi bậc thang,
thoả mãn nhu cầu tài sản tài chính khác nhau của công chúng, có thể áp kết hợp
tổ chức khuyến mại cho khách hàng tăng thêm sức hấp dẫn.
- Đối với khách hàng mở tài khoản, theo quy định khi đến hạn thì họ mới được rút tiền và lãi suất đã quy định. Nhưng trong thực tế họ lại muốn rút ra trước thời hạn vì một mục đích nào đó, để đảm bảo quyền lợi của họ thì ngân hàng có thể cho họ rút một phần trong toàn bộ số tiền gửi trước khi đến hạn, hưởng lãi suất đã thấp hơn, thay vì họ phải rút toàn bộ nếu muốn rút trước hạn và hưởng lãi không kỳ hạn. Điều này giúp cho người gửi yên tâm hơn khi món
tiền dài hạn vào ngân hàng.
- Phát triển mở rộng các tài khoản cá nhân giúp ngân hàng thu hút vốn
nhàn rỗi trong dân cư với lãi suất thấp, đồng thời với phát triển tài khoản cá
nhân, hiện đại hoá quá trình thanh toán qua ngân hàng, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông. Ngân hàng VPBank có thể áp dụng các hình thức huy động dài hạn,
có mục đích như : hình thức tiết kiệm hưu trí bảo thọ, tiết kiệm mua nhà ở, tiết
kiệm bảo đảm theo giá vàng…Việc này vừa thoả mãn được yêu cầu của người
dân là họ muốn tiết kiệm cho con cái họ sau này, thay vì bỏ ống mà không sinh
lợi hay mua sắm tài sản…vào thời điểm nào đó ở tương lai.
- Ngoài nguồn vốn huy động trong nước, ngân hàng cần huy động nguồn
vốn ngoại tệ, vốn nước ngoài. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình
phát triển của ngân hàng. Huy động vốn bằng vàng vì vàng là phương tiện được
sử dụng để trao đổi, buôn bán nên nó cũng có thể dùng để gửi vào ngân hàng.
Khi có một lượng vốn dư thừa dưới dạng vàng, việc gửi trực tiếp vàng vào ngân
hàng sẽ tiết kiệm cho khách hàng thời gian và chi phí chuyển đổi từ vàng thành tiền. Nhưng để thực hiện được điều này đòi hỏi ngân hàng cần có kỹ năng kinh
doanh vàng nhất định để bảo toàn được vốn.
3.2.3. Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong HĐV và cho vay
Đối với NH hoạt động chủ yếu là kinh doanh tiền tệ, nhận tiền gửi người này, đem cho người khác vay để thu lợi nhuận. Việc tồn tại nợ quá hạn là hoàn
luôn tồn tại nợ quá hạn khó đòi và họ sẽ còn phải tiếp tục làm như vậy trong tương lai. Nhưng tỷ lệ nợ quá hạn bao nhiêu là hợp lý, để vừa đảm bảo khả năng
thanh toán vừa đảm bảo khả năng thu lợi nhuận của NH. Tỷ lệ nợ quá hạn cao là
một khó khăn đối với NH, không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của
NH mà còn trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của NH.
Để giảm thiểu và khắc phục hậu quả của những rủi ro trong hoạt động đầu tư cho vay này cần thực hiện chính xác ngay từ khâu thẩm định tín dụng. Thẩm định tốt sẽ hạn chế tối đa hậu quả và khả năng xảy ra rủi ro sau này. Làm tốt điều này đòi hỏi những cán bộ thẩm định phải có kiến thức tổng hợp về tự nhiên, khoa học xã hội để xem xét tình hình chính xác của các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, phương thức sản xuất kinh doanh, quan hệ xã hội, nguồn cung cấp nguyên vật
liệu, tiêu thụ sản phẩm, phương án đi vay và trả nợ. Rồi từ đó xác định đúng nhu
cầu cần thiết của khách hàng mà đưa ra mức phán quyết cho vay phù hợp.
Không dừng lại ở đó mà cần phải có những giải pháp thiết thực ở khâu quản lý
tiền vay, giám sát khách hàng vay để có biện pháp sử lý kịp thời. Như khi có xảy
ra rủi ro khách hàng làm ăn thua lỗ nhưng sau đó họ có những phương án phục
hồi sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao thì lúc này NH cũng cần có những động thái tích cực hơn như gia tăng kỳ hạn nợ cũng như vốn vay, giúp đỡ tư vấn
những phương án kinh doanh hiệu quả hay trong việc giới thiệu tìm kiếm bạn
hàng…khi mà các khoản vay không còn cách nào thu hồi NH cần nhanh chóng
làm thủ tục cần thiết để đảm bảo thanh lý tài sản thế chấp để đảm bảo lợi ích cho
NH và xoá nợ cho khách hàng.
3.2.4. Huy động vốn trên cơ sở sử dụng vốn
Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ với nhau. Có huy động được vốn thì mới có vốn để sử dụng và ngược lại có sử dụng vốn
tốt thì mới có điều kiện để tăng nguồn vốn huy động. Nếu huy động được vốn mà không cho vay được ( NH bị ứ đọng vốn ), đồng vốn không sinh lời trong
khi vẫn phải trả lãi tiền gửi cho khách hàng, phải bỏ chi phí cho việc quản lý vốn huy động. Khi đó lỗ trong kinh doanh là điều đương nhiên xảy ra mà NHTM
phải gánh chịu. Vì vậy cơ sở của hoạt động có hiệu quả là sự hài hoà giữa vốn huy động và sử dụng vốn. Tăng cường huy động vốn đi đôi với tăng cường cho
vay. Muốn mở rộng cho vay : ngoài việc cần thay đổi đơn giản hoá các thủ tục
cho vay vốn của NH, nâng cao chất lượng sản phẩm của NH, tuyên truyền
quảng cáo về các tiện ích mà khách hàng được hưởng khi quan hệ tín dụng với
NH, NH cần phải quan tâm tìm kiếm thu hút khách hàng, đặc biệt là những doanh
nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh lớn vừa xuất hiện và hoạt động trên địa bàn.
Với chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam, VPBank chú
trọng vào các khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ, các cá
nhân và các hộ gia đình, được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 3.2 : Tình hình dư nợ
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng huy động 840.343 1.260.472 2.121.040
Dư nợ 757.400 1.024.880 2.043.435 Nợ ngắn hạn 122 88 1.628
( Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2005-2007 )
Bảng 3.3. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân.
Đơn vị tính : Triệu đồng.
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Dư nợ 480.154 500.125 1.287.635
( Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2005-2007 )
3.2.5. Nâng cao trình độ nghiệp vụ, trách nhiệm và tạo đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng của cán bộ tín dụng
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thì Ngân hàng VPBank chi nhánh
Thăng Long luôn bổ sung, thay thế những cán bộ tín dụng hoạt động thiếu an
toàn và kém hiệu quả. Đây là một trong những giải pháp cấp thiết nhằm khôi
phục lại lòng tin đối với khách hàng. Đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại cán bộ tín dụng để từng bước có được đội ngũ các cán bộ tín dụng và
quản lý giỏi, đáp ứng yêu cầu của NHTM và cơ chế thị trường, đặc biệt chuẩn bị
cho hội nhập quốc tế và khu vực về ngân hàng. Thực hiện chế độ tuyển chọn, bổ
nhiệm, gắn quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng cán bộ ngân hàng đối
với hoạt động kinh doanh. Ngân hàng VPBank chi nhánh Thăng Long luôn
khuyến khích vật chất và tinh thần cho những người có tay nghề cao, trình đọ
chuyên môn giỏi, để đóng góp nhiều cho ngân hàng và thu hút những người này
vào làm việc và gắn bó lâu dài cho ngân hàng.
3.3. Một số kiến nghị.
3.3.1. Đối với NHNN Việt Nam.a. Về chính sách lãi suất a. Về chính sách lãi suất
Lãi suất là công cụ quan trọng để NH huy động vốn hiện có trong các tầng
lớp dân cư, doanh nghiệp, các TCTD khác. Chính sách lãi suất chỉ phát huy hiệu
lực đối với huy đong vốn trong điều kiện : Tiền tệ ổn định, giá cả ít biến động.
Chính sách lãi suất phải được xây dựng trên cơ sở khoa hoc thực tiễn, phhù hợp
với điều kiện phát triển nền kinh tế- xã hội từng thời kỳ. Bên cạnh đó NHNN
cũng cần có những biện pháp nhằm khống chế khung lãi suất huy đông vốn sao
cho mức lãi suất ít biến động và nếu có biến đọng thì là những biến động tích
cực do môi trường đem lại chứ không phải là do sự cạnh tranh không lành mạnh
giữa các NHTM trong cùng địa bàn.
b. Về chính sách tỷ giá
Khi tỷ giá biến động nhanh thì mặc dừ lãi suất ngoại tệ hạ xuống và lãi suất VNĐ đang ở mức khá cao thì vốn huy động tiền VNĐ của NH cũng không tăng trưởng đáng kể. Trong khi đó, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lại chuộng
tiền VNĐ hơn điều này đã gây sức ép lên thị trường và làm cho tình hình khan hiếm tiền VNĐ càng trở nên căng thẳng. Cũng do tỷ giá biến động nhanh khiến
cho NH cố gắng tối đa hoá trạng thái ngoại hối của mình.
Và cũng như vậy, nhiều tổ chức cá nhân tất dè dặt trong việc huy động VNĐ trừ khi Chính phủ có chính sách bình ổn tỷ giá. Nếu tỷ giá ổn định thì sẽ huy động được nhiều tiền VNĐ mà không phải tăng lãi suất.
c. Hoàn thiện và phát triển thị trường vốn
Sự hình thành và phát triển vốn là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường hàng hoá. Thị trường vốn được hình thành và phát triển sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc huy động vốn thông qua việc phát hành giấy tờ có giá. Thị trường vốn là nơi gặp gỡ giữa người có khả năng cung ứng vốn và người có nhu
cầu vốn, qua đó tập trung được các nguồn vốn phân tán với khối lượng nhỏ
thành các nguồn vốn lớn nhằm đầu tư có hiệu quả và mang lại lợi ích to lớn, góp
phần không nhỏ vào công cuộc đưa Đất nước ngày một tiến lên.
3.3.2. Đối với NHTW.a. Về khung lãi suất : a. Về khung lãi suất :
Ngày 17/08/2005 khung lãi suất của tiền gửi VNĐ áp dụng cho các NHTM NN tăng 0.02%, cụ thể như sau : kỳ hạn sáu tháng tối đa là 0.65%/tháng
( tương đương 7.8%/năm ); kỳ hạn 12 tháng tối đa là 0.7%/tháng ( tươngđương 8.4%/ năm ); riêng tiền gửi không kỳ hạn là 0.25%/tháng.
Các Ngân hàng Thương mại cổ phần được áp dụng mức cao hơn 0.03%
so với lãi suất của các NHTM NN. Với khung lãi suất này chỉ là hợp thức hoá
lãi suất đã được một số NHTM NN áp dụng trên thực tế thông qua khuyến mãi,
huy động kỳ hạn “Lẻ”.
b. Thực hiện hiệu quả công tác thanh tra- kiểm tra
NHTW phải thực hiện tốt chức năng quản lý, tăng cường các hoạt động
thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý kịp thời những hành vi, những biểu hiện
sai trái làm thất thoát nguồn vốn của Nhà nước, của nhân dân. Đưa hoạt động
của TCTD đi vào nề nếp có hiệu quả, không ngừng nâng cao uy tín của hệ thống
NH trong nền kinh tế. Ngoài ra NHTW cũng cần xem xét có những biện pháp
xử lý nghiêm với những trường hợp cạnh tranh lãi suất không lành mạnh giữa
các NH, nâng cao chất lượng cạnh tranh trong thị trường tiền tệ.
VPBank Hội sở là trung tâm điều hành của VPBank Thăng Long và các
chi nhánh khác cùng hệ thống trên cơ sở trợ giúp, tư vấn, điều chuyển vốn giữa
các chi nhánh trong và ngoài thành phố Hà Nội.
Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh,
VPBank Hội sở cũng nên tạo thêm sự độc lập tương đối cho VPBank Thăng Long, để ngân hàng tự vạch ra cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể hơn,
dài hạn hơn. Từ đó lên kế hoạch chuyên môn hoá đến từng phòng ban. Theo xu
hướng hiện nay, kể cả các Tập đoàn lớn, Công ty đa quốc gia đã áp dụng hình thức này và đã thu được nhiều kết quả khả quan. Bởi VPBank Hội sở có một
cách nhìn bao quát hơn, tổng thể hơn nhưng lại thiếu đi một cái nhìn chi tiết,
những cái quan sát cụ thể mà chỉ có VPBank Thăng Long hoạt động trên địa bàn mới nắm được. Và nếu như quá phụ thuộc vào cấp trên những kiến nghị của cấp dưới để tiến hành giải quyết những vấn đề cấp bách hiện tại, chiến lược cạnh
tranh khách hàng trong một dự án nào đó chẳng hạn, đến được tay Hội sở cũng
phải mất một thời gian mới có tín hiệu trở lại, đôi khi những tín hiệu đó đã quá