Đối với VPBank Hội sở

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại và hiệu quả huy động docx (Trang 33 - 39)

VPBank Hội sở là trung tâm điều hành của VPBank Thăng Long và các

chi nhánh khác cùng hệ thống trên cơ sở trợ giúp, tư vấn, điều chuyển vốn giữa

các chi nhánh trong và ngoài thành phố Hà Nội.

Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh,

VPBank Hội sở cũng nên tạo thêm sự độc lập tương đối cho VPBank Thăng Long, để ngân hàng tự vạch ra cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể hơn,

dài hạn hơn. Từ đó lên kế hoạch chuyên môn hoá đến từng phòng ban. Theo xu

hướng hiện nay, kể cả các Tập đoàn lớn, Công ty đa quốc gia đã áp dụng hình thức này và đã thu được nhiều kết quả khả quan. Bởi VPBank Hội sở có một

cách nhìn bao quát hơn, tổng thể hơn nhưng lại thiếu đi một cái nhìn chi tiết,

những cái quan sát cụ thể mà chỉ có VPBank Thăng Long hoạt động trên địa bàn mới nắm được. Và nếu như quá phụ thuộc vào cấp trên những kiến nghị của cấp dưới để tiến hành giải quyết những vấn đề cấp bách hiện tại, chiến lược cạnh

tranh khách hàng trong một dự án nào đó chẳng hạn, đến được tay Hội sở cũng

phải mất một thời gian mới có tín hiệu trở lại, đôi khi những tín hiệu đó đã quá muộn để có thể làm được gì nữa. Tất nhiên vẫn trên cơ sở sự định hướng mang

tầm chiến lược của Hội sở cấp trên như là nền tảng, chỗ dựa vững chắc.

Ngoài ra VPBank Hội sở nên nghiên cứu và thành lập phòng kỹ thuật

công nghệ và kinh tế. Bởi thực trạng hiện nay nhiều kĩnh vực ngành nghề mà

cán bộ tín dụng khi cho vay không biết gì về mặt kỹ thuật, công nghệ của chúng.

Do đó khi có phòng này họ có thể tham khảo và nhờ các chuyên gia giúp đỡ để

kiểm tra tính đúng đắn của các luận chứng kinh tế-kỹ thuật, các dây truyền máy

móc thiết bị, công đoạn và quy trình sản xuất. Có như vậy VPBank Thăng Long

mới khắc phục được những thông tin không cân xứng, góp phần quyết định cho

công tác thẩm định. Mặt khác, việc thành lập phòng này còn có nhiệm vụ nghiên cứu công nghệ kỹ thuật nhằm mục tiêu hiện đại hoá công nghệ ngân hàng cho toàn hệ thống.

Kết Luận

Đất nước đang trên đường đổi mới, nền kinh tế đang mở cửa để hội nhập

vì thế vốn ngày càng trở nên quan trọng với các NH nhất là các NH đang hoạt

động trong cơ chế thị trường. Vốn là yếu tố không thể thiếu, là chìa khoá mở ra

sự tăng trưởng kinh tế. Với NH vốn là đối tượng kinh doanh chủ yếu nhằm duy

trì hoạt động kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cho NH.

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nói chung và hệ thống Nh nói

riêng làm cho sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Trong bối cảnh đó, để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn ngày càng đa dạng thì việc nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn là điều tất yếu và có tính chất quyết định tới sự thành bại

của mỗi ngân hàng.

Qua đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy Giáo GS.,TS. Thầy Vũ Văn Hoá, các Thầy Cô trong Khoa Tài Chính-Ngân Hàng cùng toàn thể cán bộ

công nhân viên Ngân hàng VPBank-Chi nhánh Thăng Long đã hướng dẫn và tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này.

Tuy nhiên do nhận thức về lý luận còn nhiều hạn chế và quá trình đi sâu

tìm hiểu thực tế chưa dài nên bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu

sót. Kính mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các ThầyCô để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn và nhận thức của em được sâu rộng hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày..tháng..năm 2008.

Sinh viên

Lời Mở Đầu

Đầu tư phát triển kinh tế là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp

phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, để làm được điều đó

quan trọng hơn cả là nguồn vốn đầu tư. Thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá-

hiện đại hoá Đất nước đòi hỏi một số lượng vốn lớn để phát triển kinh tế xã hội.

Mặc dù điều kiện kinh tế quốc tế đã có nhiều thuận lợi, mở ra những khả năng to

lớn vè huy động vốn từ bên ngoài nhưng Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương

: “Vốn từ bên ngoài là quan trọng song vốn trong nước vẫn đóng vai trò chủ yếu

và quyết định”

Có rất nhiều biện pháp huy động vốn, song việc mở và sử dụng tài khoản

tiền gửi trong nước vẫn chiếm vị trí quan trọng. Có một thực tế là trong khi

chúng ta đang cần vốn để đầu tư phát triển kinh tế thì lại còn có một lượng tiền

nhàn rỗi rất lớn trong xã hội. Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là làm sao có để có thể huy động được ngày càng nhiều những khoản tiền nhàn rỗi đó để phục vụ cho

mục đích phát triển nền kinh tế xã hội.

Với những suy nghĩ như trên, sau một thời gian thực tập tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam VPBank-Chi nhánh Thăng Long cùng sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của Thầy Giáo GS.,TS. Vũ Văn Hoá em đã lựa chọn đề tài : “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM VPBank-Chi nhánh Thăng Long” làm luận văn của mình.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài luận văn của em được chi làm 3 phần chính như sau :

Chương 1 : Các nguồn vốn của NHTM và hiệu quả huy động vốn của NHTM

Chương 2 : Thực trạng huy động vốn tại NH VPBank-Chi nhánh Thăng Long

Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NH VPBank-Chi nhánh Thăng Long

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng – Tín dụng ngân hàng – Tiến sĩ

Nguyễn Võ Ngoạn biên soạn – Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà

Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Giáo trình Ngân hàng Thương mại – NXB Thành phố Hồ Chí Minh

3. Tiền tệ và Ngân hàng – NXB Thành phố Hồ Chí Minh

4. Tiền và Hoạt động ngân hàng Lê Vinh Doanh – NXB Chính trị Quốc

gia Hà Nội

5. Lịch sử chi nhánh ngân hàng VPBank chi nhánh Thăng Long

6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng VPBank chi

nhánh Thăng Long 2005 – 2007 7. Một số tài liệu khác

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại và hiệu quả huy động docx (Trang 33 - 39)