Huy động vốn trên cơ sở sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại và hiệu quả huy động docx (Trang 30 - 31)

Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ với nhau. Có huy động được vốn thì mới có vốn để sử dụng và ngược lại có sử dụng vốn

tốt thì mới có điều kiện để tăng nguồn vốn huy động. Nếu huy động được vốn mà không cho vay được ( NH bị ứ đọng vốn ), đồng vốn không sinh lời trong

khi vẫn phải trả lãi tiền gửi cho khách hàng, phải bỏ chi phí cho việc quản lý vốn huy động. Khi đó lỗ trong kinh doanh là điều đương nhiên xảy ra mà NHTM

phải gánh chịu. Vì vậy cơ sở của hoạt động có hiệu quả là sự hài hoà giữa vốn huy động và sử dụng vốn. Tăng cường huy động vốn đi đôi với tăng cường cho

vay. Muốn mở rộng cho vay : ngoài việc cần thay đổi đơn giản hoá các thủ tục

cho vay vốn của NH, nâng cao chất lượng sản phẩm của NH, tuyên truyền

quảng cáo về các tiện ích mà khách hàng được hưởng khi quan hệ tín dụng với

NH, NH cần phải quan tâm tìm kiếm thu hút khách hàng, đặc biệt là những doanh

nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh lớn vừa xuất hiện và hoạt động trên địa bàn.

Với chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam, VPBank chú

trọng vào các khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ, các cá

nhân và các hộ gia đình, được thể hiện qua bảng sau :

Bảng 3.2 : Tình hình dư nợ

Đơn vị tính : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng huy động 840.343 1.260.472 2.121.040

Dư nợ 757.400 1.024.880 2.043.435 Nợ ngắn hạn 122 88 1.628

( Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2005-2007 )

Bảng 3.3. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân.

Đơn vị tính : Triệu đồng.

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Dư nợ 480.154 500.125 1.287.635

( Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2005-2007 )

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại và hiệu quả huy động docx (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)