2. 3.2 Phương pháp theo dõi quá trình phát triển phôi và cá mới nở đến ha
3.3 Ương nuôi cá con từ lúc mới nở đến hai tháng tuổi
3.3.1 Quản lý và chăm sóc cá con từ khi mới nở đến khi đạt 2 tháng tuổi 3.3.1.1 Thức ăn và cách cho ăn
- Thức ăn:Artemia bung dù, nauplii Artemia, trùn chỉ sống, trùn chỉ đông lạnh. Ở trại, trứng Atermia (Hình 3.9) được ấp trong xô 5 lít ở độ mặn 40 ppt.Theo Kungvankij và cộng tác viên (1986), thức ăn là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của quá trình sản xuất là chuẩn bị đầy đủ và kịp thời các loài sinh vật làm thức ăn cho cá bột [10].
- Cách cho ăn:
+ Sau khi nở, cá con còn yếu nên sống bám vào giá thể. Trong thời gian đó, cá không hoat động. Vì thế, sau 4 – 5 ngày, khối noãn hoàng mới hết. Khi quan sát thấy cá vừa hết noãn hoàng thì bắt đầu cho ăn Artemia bung dù vì lúc này miệng cá còn rất nhỏ. Artemia bung dù được sử dụng với mật độ 5 – 6 cá thể/ml, cho ăn 2 lần/ngày. Vào những ngày tiếp theo, quan sát để điều chỉnh lượng thức ăn cho vào bể bằng cách tăng số lần cho ăn nếu thấy thức ăn trong bể hết, thường cho ăn 2 – 3 lần/ngày.
+ Từ 10 ngày tuổi, có thể cho ăn nauplii Artemia, lúc này hoạt động của nauplii Artemia sẽ kích thích sự bắt mồi của của cá con. Mật độ cho ăn 5- 6 cá thể/ml, thường cho ăn 2- 3 lần/ngày. Nếu thiếu thức ăn thì tăng số lần cho ăn, không tăng mật độ vì nếu lượng Artemia quá cao sẽ cạnh tranh oxy với cá, các chất thải sẽ nhiều hơn, qúa trình phân hủy xảy ra có thể làm thiếu oxy, sinh ra các chất độc trong bể và là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển làm ảnh hưởng đến tộc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá.
+ Đến 25 ngày tuổi, cho ăn nauplii artemia kết hợp với thức ăn trùn chỉ sống cắt nhỏ vừa cỡ miệng của cá, cho ăn nauplii Artemia 3 lần/ngày, trùn chỉ sống cắt nhỏ 1lần/ngày. Lượng trùn chỉ cho ăn khoảng 50% khối lượng thân, nếu thấy thiếu thì bổ sung thêm. Nhằm bổ sung nguồn đạm cho cá phát triển tốt.
+ Bắt đầu ngày thứ 35 đến ngày thứ 60, chỉ cho ăn trùn chỉ sống. Lúc này kích thước cá đã lớn hơn con mồi nên không cần phải cắt nhỏ thức ăn, cho ăn 3lần/ngày. Lượng thức ăn cho ăn theo nhu cầu.
Hình 3.9: Trứng Atermia và vợt cho ăn.
3.3.1.2 Quản lý môi trường bể nuôi
Hình 3.10: Bể ương nuôi cá ông tiên.
Các yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tỷ lệ sống của cá con vì môi trường không ổn định và không thích hợp sẽ là điều kiện cho mầm bệnh phát triển, sức đề kháng của cá giảm.
Nhiệt độ được coi là yếu tố sinh thái quan trọng nhất đến thủy sinh. Cá là động vật biến nhiệt nên sựảnh hưởng của nhiệt độ càng lớn (Mai Đình Yên, 1979). Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến tốc độ của hai quá trình hấp thụ thức ăn và trao đổi chất, dẫn đến ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cá. Theo Bùi Lai và cộng tác viên (1985), tồn tại một giới hạn nhiệt độ thấp nhất trên mức có sự sinh trưởng và một giới hạn trên mức đó cá bị chết. Trong khoảng giữa hai giới hạn thích hợp ứng
với sự sinh trưởng tốt nhất của cá. Theo Kanler (1992), nhiệt độ không thích hợp là một trong những nguyên nhân gây chết cho cá bột. Một vài nhà nghiên cứu ở Thái Lan cho rằng, sự thay đổi nhiệt độ thậm chí 1oC có thể gây sốc dẫn đến tử vong của cá [10].
Độ pH là một trong những chỉ tiêu quan trọng đối với môi trường sống của cá cảnh. Mỗi loài cá cảnh, tùy thuộc đặc tính sinh học, vùng phân bố, sinh sống, giai đoạn tuổi, thời tiết, khí hậu, sẽ thích ứng với độ pH khác nhau. Khi nuôi, ở từng giai đoạn: trưởng thành, sinh sản, lên màu, tạo dáng…sẽ thích ứng với một ngưỡng pH phù hợp[10].
Bảng 3.4 Các yếu tố môi trường trong bể ương.
Qua bảng 3.4, cho thấy các yếu tố môi trường dao động trong ngày không lớn, nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá con.
Hình 3.11: Biểu đồ biến động nhiệt độ bể ương.
Nhiệt độ (oC) pH Sáng Chiều Sáng Chiều 6 , 26 28 26 7 , 27 29 27 3 , 6 5 , 6 6 8 , 6 7 5 , 6 24 25 26 27 28 29 30 1 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 Ngày tuổi đ ộ C sáng chiều
Qua hình 3.11, cho thấy nhiệt độ vào buổi chiều thường cao hơn buổi sáng. Nhiệt độ cao nhất của buổi sáng là 27,5oC, buổi chiều là 29oC. Trong khi đó, cá ông tiên sống ở nhiệt độ thích hợp nhất từ 26 – 30oC, do đó sự chênh lệch nhiệt độ không ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cá.
Hình 3.12: Biểu đồ biến động pH bể ương.
Qua hình 3.12, cho thấy vào buổi sáng pH trong bể giảm thấp hơn so với buổi chiều. Sự chênh lệch pH trong ngày là vì sau khi đo pH vào mỗi buổi sáng thì bể được siphon và thay nước. Sau một ngày, lượng thức ăn thừa và chất thải của cá làm môi trường nước trong bể dẫn đến pH giảm thấp hơn. Mặt khác, sự chênh lệch pH là tùy theo từng giai đoạn phát triển của cá. Khi cá ở giai đoạn nhỏ, lượng thức ăn và chất thải ít, đến khi cá lớn lượng thức ăn và chất thải nhiều hơn nên nước nhanh bẩn hơn.
Trong quá trình ương nuôi, bể nuôi được siphon, thay nước thường xuyên, đảm bảo môi trường nước luôn trong sạch để pH từ 6 – 7 là khoảng thích hợp cho cá. Khi bắt đầu cho ăn, nếu Artemia không được lọc sạch vỏ, khi đó vỏ sẽ nổi lên trên mặt nước và bám vào thành bể. Vì vậy, hằng ngày, dùng khăn mềm lau xung quanh bể. Nếu không được lau sạch thì vỏ trứng Artemia bám lâu ngày sẽ là điều kiện tốt cho nấm và động vật nguyên sinh phát triển. Lượng nước thường thay từ 20 – 30%, khi cá còn nhỏ chỉ thay 20% là thích hợp, siphon thay nước 5 ngày/lần. Từ ngày thứ 10 trở lên, cá phát triển rất nhanh nên chúng ăn thức ăn nhiều
5.4 5.6 5.8 6 6.2 6.4 6.6 6.8 7 7.2 1 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 Ngày tuổi Sáng Chiều
hơn. Vì vậy, lượng thức ăn cho vào tăng và lượng chất thải nhiều. Do đó, lượng nước có thể thay là 30% nước trong bể để cải thiện môi trường và tránh tình trạng thiếu oxy cho cá. Sau ngày thứ 40, thay nước khoảng 50 – 70%, nếu có điều kiện thì vừa hút vừa cấp cho đến khi nước sạch. Siphong thay nước 1 lần/ngày trước khi cho cá ăn.
Oxy cũng là một yếu tố rất quan trọng trong ương nuôi cá con nhưng không vì thế cho sục khí quá mạnh. Khi cá mới nở, cá còn rất yếu. Nếu sục khí mạnh quá, cá sẽ bị cuốn theo dòng nước. Nhiều lần như vậy, cá sẽ yếu và chết. Do đó, tùy vào từng giai đoạn của cá mà điều chỉnh sục khí cho phù hợp.
Bể cá ương được đặt ở trong nhà, nên sự biến động nhiệt độ không đáng kể vẫn nằm trong giới hạn sinh trưởng và phát triển của cá. Do đó, sự biến động nhiệt độ không cần phải điều chỉnh nhiều.
3.3.2 Quá trình phát triển và tốc độ tăng trưởng của cá con từ mới lúc nởđến hai tháng tuổi: đến hai tháng tuổi:
3.3.2.1 Quá trình phát triển của cá con từ khi mới nở đến hai tháng tuổi
Quá trình phát triển của cá ông tiên từ khi nở đến khi đạt hai tháng tuổi được biểu hiện trong bảng 3.5 và hình 3.13.
Bảng 3.5 Quá trình phát triển cá ông tiên mới nở đến hai tháng tuổi
Ngày tuổi Đặc điểm phát triển
1 Khối noãn hoàng còn rất to. Thân trong suốt. Miệng chưa có, mắt chưa có đồng tử. Cá còn bám trên giá thể.
2 Miệng xuất hiện nhưng có một lớp màng bọc lại nên miệng chưa cử động được. Tim và xương sống bắt đầu hình thành.
3 Miệng cá mở ra nhưng chưa thể bắt và ăn mồi. Thấy rõ các đốt xương sống. Hình thành màng vây lưng và vây hậu môn.
4 Cá vừa hết noãn hoàng. Trên phần đầu có những sắc tố hình sao. Dạ dày chỉ có một đoạn ngắn. Cá sống thành nhóm ở gốc bể. 5 Đồng tử xuất hiện, xung quanh mắt có màu đen sẫm.
tròn. Vây ngực, vây đuôi bắt đầu hình thành.
9 Phần bụng cá to, phần cơ thể phía sau bụng còn hơi lõm và chưa phát triển đều. Trên thân có những sắc tố hình sao.
15
Tia vây mềm trên vây lưng và vây hậu môn phía phát triển dài hơn tia vây cứng. Gần phía trên phần đầu, nắp mang và mắt có những chấm vàng. Xuất hiện vây bụng.
25 Phía trên vây lưng và vây hậu môn sắc tố đã tạo thành những vệt màu đen mờ nhạt.
31 Cơ thể có màu trong hơi ngà vàng và kéo dài xuống che phủ phần bụng. Phần bụng có màu ánh bạc.
41 Vây lưng và vây hậu môn kéo dài ra đến phía sau đuôi. Một phần phía trên vây lưng và vây hậu môn có màu hơi vàng.
59 Các vân trên thân thể hiện rõ hơn. Vây lưng, vây ngực và vây hậu môn cũng dài hơn trước.
Cá bột 1 ngày tuổi, có chiều dài toàn thân 2,15 ± 0,058; chiều cao 0,67 ± 0,006. Khối noãn hoàng còn rất to. Cơ thể cá còn yếu do đó cá chưa thể bơi được. Cá mới nở luôn bám vào giá thể nhờ sợi dây nhờn ở phía trước đầu. Các cơ quan chưa hoàn chỉnh.
Cá bột 2 ngày tuổi, có chiều dài toàn thân 2,43 ± 0,099; chiều cao 0,69 ± 0,008. Miệng xuất hiện nhưng có một lớp màng bọc lại nên miệng chưa cử động được. Cá phát triền nhờ vào khối noãn hoàng. Tim và xương sống bắt đầu hình thành. Nhịp đâp tim khoảng 120 nhịp/phút.
Cá bột 3 ngày tuổi, có chiều dài toàn thân 2,68 ± 0,056; chiều cao 0,71 ± 0,009. Miệng cá mở ra nhưng chưa thể bắt và ăn mồi. Thấy rõ các đốt xương sống. Cơ thể đã hình thành màng vây lưng và vây hậu môn.
Cá bột 4 ngày tuổi, có chiều dài toàn thân 3,39 ± 0,058; chiều cao 0,83 ± 0,006. Cá vừa hết noãn hoàng. Trên phần đầu có những sắc tố hình sao và nhô cao. Dạ dày chỉ có một đoạn ngắn. Cá sống thành nhóm ở gốc bể.
Cá bột 5 ngày tuổi, có chiều dài toàn thân 4,23 ± 0,099; chiều cao 0,97 ± 0,008. Đồng tử xuất hiện có màu đen nhạt, xung quanh mắt có màu đen sẫm. Cá bắt đầu rời khỏi giá thể và ăn mồi. Khoang bong bóng cá nhìn rõ hơn. Cá sống thành từng nhóm ở gốc bể.
Cá 6 ngày tuổi, có chiều dài toàn thân 5,15 ± 0,056; chiều cao 1,25 ± 0,058. Cơ thể xuất hiện nắp mang, màng vây đuôi. Ruột to và dài có dạng hình xoắn tròn gần hết khoang bụng. Mắt cá toàn bộ màu đen, nhưng phía trong đồng tử có màu đen đậm hơn. Vây ngực và vây đuôi bắt đầu hình thành.
Cá 9 ngày tuổi, có chiều dài toàn thân 6,25 ± 0,077; chiều cao 1,50 ± 0,073. Cơ thể chưa kéo dài hết phần bụng. Trên thân có những sắc tố hình sao. Đồng tử đậm nhất xung quanh mắt nhạt dần và chuyển sang màu ánh bạc. Khi mới hình thành vây đuôi thì tia vây đuôi vẫn chưa thẳng ra mà còn cong như hình chiếc lá. Sau đó, chúng sẽ phát triển như hình quạt.
Cá 15 ngày tuổi, có chiều dài toàn thân 8,15 ± 0,077; chiều cao 4,05 ± 0,058. Tia vây mềm trên vây lưng và vây hậu môn phía phát triển dài hơn tia vây cứng. Gần phía trên phần đầu, nắp mang và mắt có những chấm vàng. Thấy rõ trong khoang bụng có 2 bong bóng được ngăn cách bởi eo bong bóng, xuất hiện vây
bụng. Phần bụng bắt đầu có màu ánh bạc. Tia vây cứng
32 28 8 7 (vây lưng), 24 23 5 4 (vây hậu môn).
Cá 25 ngày tuổi, có chiều dài toàn thân 13,35 ± 0,077; chiều cao 6,48 ± 0,022. Phía trên vây lưng và vây hậu môn sắc tố đã tạo thành những vệt màu đen chạy dài theo chiều phát triển của vây. Vây lưng và vây hậu môn có các tia vây nối với nhau bởi màng vây tạo thành hình chữ V hoa rất đẹp.
3 ngày tuổi 4 ngày tuổi
5 ngày tuổi 6 ngày tuổi
9 ngày tuổi 15 ngày tuổi
25 ngày tuổi 31 ngày tuổi
41 ngày tuổi 59 ngày tuổi
Hình 3.13: Cá ông tiên từ 1 đến 60 ngày tuổi.
Cá 31 ngày tuổi, có chiều dài toàn thân 15,25 ± 0,093; chiều cao 8,30 ± 0,097. Cơ thể có màu trong hơi ngà vàng. Phần bụng có màu ánh bạc nên không thấy rõ các cơ quan trong khoang bụng. Trên thân có những vân đen nhạt do các sắc tố tạo ra.
Cá 41 ngày tuổi, có chiều dài toàn thân 20,28 ± 0,092; chiều cao 12,23 ± 0,092. Phía sau phần bụng, cơ thể đã phát triển xuống ngang phần bụng. Vây lưng và vây hậu môn kéo dài ra đến phía sau đuôi. Một phần phía trên vây lưng và vây hậu môn có màu hơi vàng. Các sắc tố bắt đầu tạo vân trên thân cá.
Cá 59 ngày tuổi, có chiều dài toàn thân 30,20 ± 0,037; chiều cao 22,18 ± 0,043. Các vân trên thân thể hiện rõ hơn. Vây lưng, vây ngực và vây hậu môn cũng dài hơn. Cơ thể gần như cá trưởng thành.
3.3.2.2 Tốc độ tăng trưởng của cá ông tiên từ 1 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi tuổi
Trong thời gian nghiên cứu, chiều dài toàn thân, chiều cao, khối lượng cá được trình bày qua bảng 3.6
Bảng 3.6 Tốc độ sinh trưởng của cá ông tiên
Chiều dài thân Chiều cao thân Khối lượng Ngày tuổi mm %/ ngày mm %/ ngày mg %/ ngày 1 2,15 ± 0,058 0,67 ± 0,006 1,26 ± 0,024 3 2,68 ± 0,056 11 0,71 ± 0,009 2,9 2,22 ± 0,037 28,3 5 4,23 ± 0,099 22,8 0,97 ± 0,008 15,6 3,58 ± 0,037 23,9 7 5,23 ± 0,092 10,6 1,22 ± 0,066 11,4 5,74 ± 0,060 23,6 9 6,25 ± 0,077 8,9 1,54 ± 0,024 11,8 7,12 ± 0,020 10,8 11 7,15 ± 0,058 6,7 2,20 ± 0,063 17,8 9,46 ± 0,039 14,2 13 7,63 ± 0,056 3,2 3,18 ± 0,092 18,4 16,28 ± 0,058 27,1 15 8,15 ± 0,077 3,2 4,05 ± 0,058 12,1 37,22 ± 0,037 41,3 17 9,25 ± 0,093 6,3 4,60 ± 0,037 6,4 56,30 ± 0,055 20,7 19 10,18 ± 0,037 2,6 4,85 ± 0,026 2,6 83,30 ± 0,055 19,6 21 11,05 ± 0,085 6,2 5,25 ± 0,076 3,9 123,60 ± 0,055 19,7 23 12,28 ± 0,099 5,3 5,70 ± 0,032 4,1 156,94 ± 0,058 11,9 25 13,35 ± 0,077 4,2 6,48 ± 0,022 6,4 197,38 ± 0,049 11,5 27 14,32 ± 0,092 3,5 7,18 ± 0,067 5,1 367,20 ± 0,055 31,0 29 14,70 ± 0,063 1,3 7,63 ± 0,043 3,0 546,34 ± 0,068 19,9 31 15,25± 0,093 1,8 8,30 ± 0,097 4,2 795,16 ± 0,040 18,8 33 16,08± 0,067 2,6 9,13 ± 0,067 4,8 998,24 ± 0,024 11,4 35 17,35 ± 0,086 3,8 9,62 ± 0,037 2,6 1113,30 ± 0,045 5,5 37 18,18 ± 0,056 2,3 10,10 ± 0,052 2,4 1165,36 ± 0,024 2,3 39 19,20 ± 0,037 2,7 11,15 ± 0,058 4,9 1312,60 ± 0,045 5,9
41 20,28 ± 0,092 2,7 12,23 ± 0,092 4,6 1485,30 ± 0,055 6,2 43 21,18 ± 0,092 2,2 13,13 ± 0,056 3,6 1596,28 ± 0,037 3,6 45 21,63 ± 0,043 1,1 14,18 ± 0,056 3,9 1678,46 ± 0,040 2,5 47 22,28 ± 0,097 1,4 15,28 ± 0,099 3,7 1765,44 ± 0,068 2,5 49 23,30 ± 0,055 2,2 16,18 ± 0,056 2,9 1851,66 ± 0,024 2,4 51 24,53 ± 0,043 2,6 18,15 ± 0,026 5,7 1982,14 ± 0,024 3,4 53 26,43 ± 0,043 2,7 19,23 ± 0,043 2,9 2103,54 ± 0,040 3,0 55 27,65 ± 0,058 2,3 20,13 ± 0,043 2,3 2231,96 ± 0,060 3,0 57 28,62 ± 0,037 1,6 21,10 ± 0,037 1,6 2396,78 ± 0,049 3,6 59 30,20 ± 0,037 3,6 22,18 ± 0,043 3,6 2567,30 ± 0,055 3,4