2. 3.2 Phương pháp theo dõi quá trình phát triển phôi và cá mới nở đến ha
3.2 Ấp nở trứng
3.2.1 Quá trình ấp trứng cá ông tiên
Ấp trứng là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất cá bột trong sinh sản nhân tạo. Nhưng thực tế, nếu kỹ thuật này không được chú ý, sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của một đợt sản xuất cá giống. Muốn có hiệu quả cao phải nắm được quá trình phát triển phôi và mối quan hệ của quá trình phát triển này với môi trường [2].
Trứng cá khi đẻ ra có màu vàng nhạt và bám trên giá thể (Hình 3.6). Sau khi cá đẻ trứng xong, ta có hai cách ấp:
- Cách 1: Ấp trứng ngay trong bể cá bố mẹ vừa đẻ xong để cá bố mẹ chăm sóc.
- Cách 2: Chuyển trứng sang bểấp riêng không để cá bố mẹ chăm sóc. Ấp trứng ngay trong bể đẻ hay chuyển sang nơi khác tùy theo điều kiện. Trong quá trình ấp nở trứng cá ông tiên, chọn và tiến hành cả hai cách ấp trên. Trong đó, cặp 1 được ấp theo cách 1, hai cặp cá còn lại ấp theo cách 2.
Sục khí liên tục, thay nước mỗi ngày 2 lần. Theo dõi thường xuyên nhiệt độ nước, tốt nhất là ở 26 – 30oC, nếu thấp hơn trứng dễ bị nấm đặc biệt ở 24oC. Nên thường xuyên gắp những trứng không thụ tinh hay trứng hư ra tránh làm nấm phát triển làm hư cả những trứng lân cận (hình 3.7).
Trong quá trình thực tập, trứng cá bị nấm nhưng không có sử dụng hóa chất để phòng bệnh. Theo Võ Văn Chí, ông đã dùng Xanhmethyllene pha vào bể ấp trứng theo liều lượng định sẵn, để tránh trứng bị hư do nhiễm nấm [1].
Sau khi ấp được 68 giờ, trứng cá ông tiên bắt đầu nở.
Hình 3.6: Trứng cá vừa đẻ xong. Hình 3.7: Trứng bị nấm và NSĐV bám.
Bảng 3.2 Kết quả sinh sản của cá ông tiên. Thứ tự Số đợt Tổng số trứng (trứng) Số trứng không thụ tinh (trứng) Tỷ lệ thụ tinh (%) Tỷ lệ nở (%) Chú thích 576 30 94,8 58,6 Ấp cách 1 Cặp 1 2 652 56 91,4 58,7 Ấp cách 1 Cặp 2 1 216 16 92,6 79,0 Ấp cách 2 Cặp 3 1 108 11 89,8 61,8 Ấp cách 2
Qua bảng 3.2 cho thấy, kết quả của hai cách ấp có sự khác biệt rất rõ rệt. - Với cặp cá 1, ấp trứng với cá bố mẹ thì tỷ lệ nở thấp là 58,6%, còn ấp
theo cách hai cao hơn là 79,0% và 61,8%. Trong quá trình ấp trứng, cá ông tiên bố mẹ chăm sóc trứng rất kỹ. Cá bố mẹ sẽ thay nhau đảo trứng một cách đều đặn. Những trứng rơi ra khỏi giá thể sẽ được chúng nhặt lên. Vì thế, trứng được chăm sóc một cách chủ động hơn nên ít bị hư. Tuy nhiên, khi có sự khuấy động trong bể hoặc người qua lại bể thì cá ông tiên bố mẹ có tập tính ăn trứng và cá con. Vì vậy, số lượng cá con nở ra ít.
- Ngược lại, ấp trứng cách 2 thì tránh được cá bố mẹ ăn trứng nhưng trứng không được chăm sóc tốt và dễ bị lây nấm từ những trứng không được thụ tinh, dẫn đến số lượng cá ở hai cặp còn lại cũng đạt không cao.
- Đồng thời, kết quả cũng cho thấy được khi cá đạt ở mức độ và khối lượng thành thục tốt sẽ sinh sản nhiều hơn, tỷ lệ thụ tinh cao hơn. Tuy nhiên, cặp 1 số lần đẻ nhiều hơn hai cặp còn lại.
3.2.2 Quá trình phát triển của phôi
Kết quả thu được về quá trình phát triển của phôi cá ông tiên trong đợt thực tập được thể hiện qua bảng 3.3 và hình 3.8.
Qua quá trình quan sát thấy, trứng cá ông tiên thuộc loại trứng dính, có dạng hình trứng. Quá trình phân cắt trứng cá ông tiên cũng tuân theo quy luật chung như các loài cá xương. Kiểu phân cắt trứng là phân cắt noãn hoàng, còn gọi là phân cắt không hoàn toàn. Trứng cá ông tiên, noãn hoàng chiếm tỷ lệ lớn. Phôi phát triển từ đĩa tế bào chất và nhân phân bố ở cực động vật. Noãn hoàng trong quá trình phân cắt vẫn giữ nguyên, chỉ có đĩa tế bào chất tham gia.
Bảng 3.3 Các giai đoạn phát triển phôi của cá ông tiên
Stt Thời gian sau khi thụ tinh
Giai đoạn phát triển
1 30 phút Trứng thụ tinh 2 3 giờ 45 phút 2 tế bào 3 4 giờ 20 phút 8 tế bào 4 6 giờ 15 phút 32 tế bào 5 15 giờ Phôi nang 6 22 giờ Phôi vị 7 30 giờ Xuất hiện thể phôi
8 42 giờ Thân phôi có dây sống nhưng chưa có đốt sống, tim đập 80 lần/phút.
9 50 giờ Hình thành phần đầu và mầm mắt xuất hiện.
10 68 giờ
Lớp màng vỏ trứng vỡ ra. Cá thoát ra khỏi vỏ. Cá bắt đầu cựa quậy nhưng vẫn chưa duỗi thẳng cơ thể. Phía trước đầu cá có chất nhầy giúp ấu thể bám vào trên giá thể.
Ở nhiệt độ 26oC, quá trình phân cắt trứng được diễn ra sau khi trứng được thụ tinh từ 3 – 4 giờ. Đầu tiên xuất hiện một mặt phẳng (R1) chia đĩa phôi thành 2 phôi bào, sau đó xuất hiện mặt phẳng thứ hai (R2) vuông góc với mặt phẳng thứ nhất, chia đĩa phôi thành 4 phôi bào. Tiếp theo hai mặt phẳng (R3) song song với mặt phẳng thứ nhất (R1) chia đĩa phôi thành 8 phôi bào. Hai mặt phẳng (R4) song song với mặt phẳng (R2) chia đĩa phôi thành 16 phôi bào. Giai đoạn phân chia 32 phôi bào đạt được sau khi cá đẻ khoảng 6 giờ 15 phút. Càng về sau số lượng phôi bào gia tăng và kích thước phôi bào nhỏ dần hình thành phôi dâu. Hình dáng phôi có dạng cấu trúc như cái mũ tại cực động vật. Các tế bào riêng rẽ cực kì nhỏ, không thể nhìn thấy rõ trên hình chụp.
Sau khi đẻ 15 giờ, đĩa phôi phân chia thành vô số tế bào nhỏ nằm trên khối noãn hoàng, giai đoạn phôi nang (Blastula) hình thành. Các tế bào tiếp tục phân chia, thứ tự và ranh giới không rõ ràng. Giữa đĩa phôi và túi noãn hoàng xuất hiện một khe hẹp là xoang phôi nang. Mép đĩa phôi dần dần trùm xuống khối noãn hoàng. Tầng phôi nang không ngừng phát triển và khi đĩa phôi phủ được từ 1/3 đến 1/2 túi noãn hoàng thì quá trình tạo phôi vị (Gastrula) bắt đầu, quá trình này xảy ra khoảng 22 giờ sau khi cá đẻ. Đĩa phôi trở nên mỏng hơn, rìa ngoài dày gọi là vòng phôi. Trong quá trình tạo thành phôi vị, vòng phôi và những phần ngoại vi của đĩa phôi cuộn vào trong, bắt đầu hình thành mầm phôi mọc phủ lên bề mặt noãn hoàng. Mầm này vươn dài về phía cực động vật, lúc này vòng phôi bọc xuống dần cực thực vật và bao bọc toàn bộ khối noãn hoàng, là giai đoạn cuối phôi vị. Phôi vị hoá kết thúc bằng sự khép kín phôi khẩu và bao bọc toàn bộ noãn hoàng. Các tế bào của lá phôi ngoài biệt hoá thành tế bào thần kinh và tập trung tạo thành tấm mỏng ngay chính giữa thân phôi. Đó là tấm thần kinh. Sau đó không lâu ở giữa tấm thần kinh xuất hiện một hình trụ là mầm dây sống. Phần trước của tấm thần kinh hơi nhô lên trở thành đầu của phôi thể.
2 tế bào 4 tế bào 8 tế bào
16 tế bào 32 tế bào 64 tế bào
Phôi dâu Phôi nang Phôi vị
Thân phôi Hình thành cơ quan Cá nở
3.3 Ương nuôi cá con từ lúc mới nở đến hai tháng tuổi
3.3.1 Quản lý và chăm sóc cá con từ khi mới nở đến khi đạt 2 tháng tuổi 3.3.1.1 Thức ăn và cách cho ăn
- Thức ăn:Artemia bung dù, nauplii Artemia, trùn chỉ sống, trùn chỉ đông lạnh. Ở trại, trứng Atermia (Hình 3.9) được ấp trong xô 5 lít ở độ mặn 40 ppt.Theo Kungvankij và cộng tác viên (1986), thức ăn là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của quá trình sản xuất là chuẩn bị đầy đủ và kịp thời các loài sinh vật làm thức ăn cho cá bột [10].
- Cách cho ăn:
+ Sau khi nở, cá con còn yếu nên sống bám vào giá thể. Trong thời gian đó, cá không hoat động. Vì thế, sau 4 – 5 ngày, khối noãn hoàng mới hết. Khi quan sát thấy cá vừa hết noãn hoàng thì bắt đầu cho ăn Artemia bung dù vì lúc này miệng cá còn rất nhỏ. Artemia bung dù được sử dụng với mật độ 5 – 6 cá thể/ml, cho ăn 2 lần/ngày. Vào những ngày tiếp theo, quan sát để điều chỉnh lượng thức ăn cho vào bể bằng cách tăng số lần cho ăn nếu thấy thức ăn trong bể hết, thường cho ăn 2 – 3 lần/ngày.
+ Từ 10 ngày tuổi, có thể cho ăn nauplii Artemia, lúc này hoạt động của nauplii Artemia sẽ kích thích sự bắt mồi của của cá con. Mật độ cho ăn 5- 6 cá thể/ml, thường cho ăn 2- 3 lần/ngày. Nếu thiếu thức ăn thì tăng số lần cho ăn, không tăng mật độ vì nếu lượng Artemia quá cao sẽ cạnh tranh oxy với cá, các chất thải sẽ nhiều hơn, qúa trình phân hủy xảy ra có thể làm thiếu oxy, sinh ra các chất độc trong bể và là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển làm ảnh hưởng đến tộc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá.
+ Đến 25 ngày tuổi, cho ăn nauplii artemia kết hợp với thức ăn trùn chỉ sống cắt nhỏ vừa cỡ miệng của cá, cho ăn nauplii Artemia 3 lần/ngày, trùn chỉ sống cắt nhỏ 1lần/ngày. Lượng trùn chỉ cho ăn khoảng 50% khối lượng thân, nếu thấy thiếu thì bổ sung thêm. Nhằm bổ sung nguồn đạm cho cá phát triển tốt.
+ Bắt đầu ngày thứ 35 đến ngày thứ 60, chỉ cho ăn trùn chỉ sống. Lúc này kích thước cá đã lớn hơn con mồi nên không cần phải cắt nhỏ thức ăn, cho ăn 3lần/ngày. Lượng thức ăn cho ăn theo nhu cầu.
Hình 3.9: Trứng Atermia và vợt cho ăn.
3.3.1.2 Quản lý môi trường bể nuôi
Hình 3.10: Bể ương nuôi cá ông tiên.
Các yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tỷ lệ sống của cá con vì môi trường không ổn định và không thích hợp sẽ là điều kiện cho mầm bệnh phát triển, sức đề kháng của cá giảm.
Nhiệt độ được coi là yếu tố sinh thái quan trọng nhất đến thủy sinh. Cá là động vật biến nhiệt nên sựảnh hưởng của nhiệt độ càng lớn (Mai Đình Yên, 1979). Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến tốc độ của hai quá trình hấp thụ thức ăn và trao đổi chất, dẫn đến ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cá. Theo Bùi Lai và cộng tác viên (1985), tồn tại một giới hạn nhiệt độ thấp nhất trên mức có sự sinh trưởng và một giới hạn trên mức đó cá bị chết. Trong khoảng giữa hai giới hạn thích hợp ứng
với sự sinh trưởng tốt nhất của cá. Theo Kanler (1992), nhiệt độ không thích hợp là một trong những nguyên nhân gây chết cho cá bột. Một vài nhà nghiên cứu ở Thái Lan cho rằng, sự thay đổi nhiệt độ thậm chí 1oC có thể gây sốc dẫn đến tử vong của cá [10].
Độ pH là một trong những chỉ tiêu quan trọng đối với môi trường sống của cá cảnh. Mỗi loài cá cảnh, tùy thuộc đặc tính sinh học, vùng phân bố, sinh sống, giai đoạn tuổi, thời tiết, khí hậu, sẽ thích ứng với độ pH khác nhau. Khi nuôi, ở từng giai đoạn: trưởng thành, sinh sản, lên màu, tạo dáng…sẽ thích ứng với một ngưỡng pH phù hợp[10].
Bảng 3.4 Các yếu tố môi trường trong bể ương.
Qua bảng 3.4, cho thấy các yếu tố môi trường dao động trong ngày không lớn, nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá con.
Hình 3.11: Biểu đồ biến động nhiệt độ bể ương.
Nhiệt độ (oC) pH Sáng Chiều Sáng Chiều 6 , 26 28 26 7 , 27 29 27 3 , 6 5 , 6 6 8 , 6 7 5 , 6 24 25 26 27 28 29 30 1 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 Ngày tuổi đ ộ C sáng chiều
Qua hình 3.11, cho thấy nhiệt độ vào buổi chiều thường cao hơn buổi sáng. Nhiệt độ cao nhất của buổi sáng là 27,5oC, buổi chiều là 29oC. Trong khi đó, cá ông tiên sống ở nhiệt độ thích hợp nhất từ 26 – 30oC, do đó sự chênh lệch nhiệt độ không ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cá.
Hình 3.12: Biểu đồ biến động pH bể ương.
Qua hình 3.12, cho thấy vào buổi sáng pH trong bể giảm thấp hơn so với buổi chiều. Sự chênh lệch pH trong ngày là vì sau khi đo pH vào mỗi buổi sáng thì bể được siphon và thay nước. Sau một ngày, lượng thức ăn thừa và chất thải của cá làm môi trường nước trong bể dẫn đến pH giảm thấp hơn. Mặt khác, sự chênh lệch pH là tùy theo từng giai đoạn phát triển của cá. Khi cá ở giai đoạn nhỏ, lượng thức ăn và chất thải ít, đến khi cá lớn lượng thức ăn và chất thải nhiều hơn nên nước nhanh bẩn hơn.
Trong quá trình ương nuôi, bể nuôi được siphon, thay nước thường xuyên, đảm bảo môi trường nước luôn trong sạch để pH từ 6 – 7 là khoảng thích hợp cho cá. Khi bắt đầu cho ăn, nếu Artemia không được lọc sạch vỏ, khi đó vỏ sẽ nổi lên trên mặt nước và bám vào thành bể. Vì vậy, hằng ngày, dùng khăn mềm lau xung quanh bể. Nếu không được lau sạch thì vỏ trứng Artemia bám lâu ngày sẽ là điều kiện tốt cho nấm và động vật nguyên sinh phát triển. Lượng nước thường thay từ 20 – 30%, khi cá còn nhỏ chỉ thay 20% là thích hợp, siphon thay nước 5 ngày/lần. Từ ngày thứ 10 trở lên, cá phát triển rất nhanh nên chúng ăn thức ăn nhiều
5.4 5.6 5.8 6 6.2 6.4 6.6 6.8 7 7.2 1 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 Ngày tuổi Sáng Chiều
hơn. Vì vậy, lượng thức ăn cho vào tăng và lượng chất thải nhiều. Do đó, lượng nước có thể thay là 30% nước trong bể để cải thiện môi trường và tránh tình trạng thiếu oxy cho cá. Sau ngày thứ 40, thay nước khoảng 50 – 70%, nếu có điều kiện thì vừa hút vừa cấp cho đến khi nước sạch. Siphong thay nước 1 lần/ngày trước khi cho cá ăn.
Oxy cũng là một yếu tố rất quan trọng trong ương nuôi cá con nhưng không vì thế cho sục khí quá mạnh. Khi cá mới nở, cá còn rất yếu. Nếu sục khí mạnh quá, cá sẽ bị cuốn theo dòng nước. Nhiều lần như vậy, cá sẽ yếu và chết. Do đó, tùy vào từng giai đoạn của cá mà điều chỉnh sục khí cho phù hợp.
Bể cá ương được đặt ở trong nhà, nên sự biến động nhiệt độ không đáng kể vẫn nằm trong giới hạn sinh trưởng và phát triển của cá. Do đó, sự biến động nhiệt độ không cần phải điều chỉnh nhiều.
3.3.2 Quá trình phát triển và tốc độ tăng trưởng của cá con từ mới lúc nởđến hai tháng tuổi: đến hai tháng tuổi:
3.3.2.1 Quá trình phát triển của cá con từ khi mới nở đến hai tháng tuổi
Quá trình phát triển của cá ông tiên từ khi nở đến khi đạt hai tháng tuổi được biểu hiện trong bảng 3.5 và hình 3.13.
Bảng 3.5 Quá trình phát triển cá ông tiên mới nở đến hai tháng tuổi
Ngày tuổi Đặc điểm phát triển
1 Khối noãn hoàng còn rất to. Thân trong suốt. Miệng chưa có, mắt chưa có đồng tử. Cá còn bám trên giá thể.
2 Miệng xuất hiện nhưng có một lớp màng bọc lại nên miệng chưa cử động được. Tim và xương sống bắt đầu hình thành.
3 Miệng cá mở ra nhưng chưa thể bắt và ăn mồi. Thấy rõ các đốt xương sống. Hình thành màng vây lưng và vây hậu môn.
4 Cá vừa hết noãn hoàng. Trên phần đầu có những sắc tố hình sao. Dạ dày chỉ có một đoạn ngắn. Cá sống thành nhóm ở gốc bể. 5 Đồng tử xuất hiện, xung quanh mắt có màu đen sẫm.
tròn. Vây ngực, vây đuôi bắt đầu hình thành.
9 Phần bụng cá to, phần cơ thể phía sau bụng còn hơi lõm và chưa