2.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức và nhân lực tham gia cung cấp dịch vụ
2.1.3. Đội ngũ nhân lực tham gia cung cấp dịch vụ công về bồi dưỡng cán
cán bộ, công chức, viên chức của Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nhân lực thực hiện cơng tác giảng dạy các lớp bồi dưỡng
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, tổng số viên chức, giảng viên và người lao động trong Phân hiệu là 98 người. Trong đó, có 24 giảng viên tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng. Cơ cấu về trình độ của giảng viên tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng gồm: Tiến sĩ 02 người chiếm tỷ lệ 8,3%, Đang theo học NCS 05 người chiếm tỷ lệ 20,8%; Thạc sĩ 17 người chiếm tỷ lệ 70,8%. Như vậy, phần đông giảng viên của Phân hiệu tham gia cung cấp dịch vụ bồi dưỡng đều có trình độ Thạc sỹ trở lên. Về cơ bản đội ngũ nhân lực này đáp ứng đủ về mặt tiêu
29
chuẩn và tiêu chí theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tỷ lệ giảng viên có học vị TS rất thấp.
Về thâm niên giảng dạy và kinh nghiệm công tác: Giảng viên có thâm niên đứng lớp dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 20,8%; từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ 13%; từ 10 đến 20 năm chiếm tỷ lệ 63%; trên 20 năm chiếm tỷ lệ 4,2% (Bảng 2.1. Thâm niên giảng dạy của giảng viên).
Bảng 2.1. Thâm niên giảng dạy của giảng viên
Thâm niên giảng dạy Số giảng viên Tỷ lệ (%)
Dưới 5 năm 5 20,8 Từ 5 đến dưới 10 năm 3 13 Từ 10 đến dưới 20 năm 15 63 Trên 20 năm 1 4,2 Tổng cộng 24 Nguồn: Phịng Hành chính – Quản trị - Tổ chức
Mặc dù theo số liệu tại bảng trên thì đội ngũ giảng viên của Phân hiệu tham gia giảng dạy bồi dưỡng có thâm niên giảng dạy cao (số lượng giảng viên có thâm niên giảng dạy từ 10 năm trở lên chiếm tỷ lệ 67,2%). Tuy nhiên, đa phần các giảng viên này nguyên là giáo viên của Trường Trung cấp Văn thư Lưu trữ Trung ương được chuyển giao nguyên trạng về Cơ sở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh).
Về độ tuổi của giảng viên: Giảng viên có độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ 0%; từ 30 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ 54%; từ 40 đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ 33% và trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 13%. Như vậy, có thể nói đội ngũ giảng viên của Phân hiệu có độ tuổi trẻ (trên 50% có độ tuổi dưới 40).
Bảng 2.2. Độ tuổi của giảng viên
Tuổi Số giảng viên Tỷ lệ (%)
Dưới 30 0 0
30
Từ 40 đến dưới 50 tuổi 8 33
Trên 50 tuổi 3 13
Tổng cộng 24
Nguồn: Phịng Hành chính – Quản trị - Tổ chức
Ngồi đội ngũ giảng viên của Phân hiệu trực tiếp tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng, Phân hiệu còn sử dụng nguồn nhân lực là các cán bộ quản lý, giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội; các giảng viên đang công tác tại các cơ sở đào tạo khác và một số các nhà nghiên cứu, các nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia đã và đang công tác tại các Bộ, Viện nghiên cứu, UBND các tỉnh, các Sở ban ngành. Cụ thể: cán bộ quản lý, giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng là 35 người (trong đó: PGS. TS là 2 người chiếm tỷ lệ 5,7%; Tiến sĩ là 22 người chiếm tỷ lệ 62,9%; 12 thạc sỹ chiếm tỷ lệ 34%); danh sách giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy các lớp chương trình khung đã được Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phê duyệt là 61 giảng viên (trong đó chiếm tỷ lệ cao là giảng viên có trình độ Tiến sĩ); cơ sở dữ liệu giảng viên giảng dạy các chương trình bồi dưỡng khác, các báo cáo viên địa phương là trên 300 người. Phần lớn đều là giảng viên đến từ các Trường Đại học, Học viện có trình độ chun mơn cao, giàu kinh nghiệm thực tiễn và có nghiệp vụ sư phạm tốt; các Báo cáo viên là nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với các chương trình do Phân hiệu cung cấp dịch vụ.
Nhân lực phục vụ hoạt động dịch vụ cơng
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, tổng số viên chức, giảng viên và người lao động của 02 đơn vị trực tiếp quản lý, tổ chức thực hiện cung cấp hoạt động dịch vụ công là:
Trung tâm Dịch vụ cơng: có 01 Quyền Giám đốc, 02 Phó Giám đốc, 06 viên chức, người lao động và 05 cộng tác viên
Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng tại Đà Lạt có 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, 13 viên chức và người lao động.
31
Ngoài nhân sự thuộc 2 đơn vị trên trực tiếp quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; cịn có Ban Giám đốc Phân hiệu quản lý, chỉ đạo trực tiếp và viên chức quản lý, viên chức, người lao động của các phòng chức năng như: Kế hoạch – Tài chính, Hành chính – Quản trị - Tổ chức thực hiện các hoạt động phục vụ cho hoạt động dịch vụ công theo chức năng, nhiệm vụ.
Ngoài nhân lực phục vụ hoạt động dịch vụ công về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là viên chức, người lao động của Phân hiệu, Phân hiệu còn sử dụng nhân lực tại chỗ (tại các địa phương, đơn vị nơi đặt địa điểm tổ chức lớp) để phối hợp trong quá trình tổ chức và quản lý lớp học. Nhân lực này thường là đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên của đơn vị phối hợp tổ chức hoặc nhân sự của một cơ sở đào tạo tại địa phương tổ chức lớp.
2.1.4. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cung cấp dịch vụ công về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay, Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh đang quản lý và sử dụng cơ sở vật chất tại của 3 địa điểm: số 89 đường Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; số 181 đường Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh và số 109 đường Lý Thường Kiệt, phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Nhà 89 đường Nguyễn Văn Thủ được Bộ Nội vụ giao cho Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng từ tháng 8 năm 2015, có diện tích mặt bằng là 111,6 m2, quy mô xây dựng 1 trệt và 3 lầu, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 320 m2, hiện được sử dụng làm Văn phòng tuyển sinh của Trường tại khu vực Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Trụ sở tại địa chỉ số 181 đường Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở vật chất được chuyển giao từ Trường Trung cấp Văn thư Lưu trữ Trung ương về Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh quản lý và sử dụng làm trụ sở làm việc, tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Tổng diện
32
tích khn viên là: 20.000 m2, trên diện tích này gồm 3 khu nhà cấp 3 (Khu nhà làm việc, khu nhà học tập, khu nhà Ký túc xá). Tổng diện tích xây dựng: 5.665,17 m2, diện tích sàn: 14.212,76 m2. Các hạng mục kể trên đều đã xuống cấp và yêu cầu phải sửa chữa mới đủ điều kiện làm việc và tổ chức đào tạo. Trong đó, khu nhà để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng gồm 3 dãy nhà:
Nhà C: diện tích xây dựng: 502,4 m2, diện tích sàn: 1.476 m2 (6 phịng học, 1 hội trường và 3 phòng phụ trợ).
Nhà D: diện tích xây dựng: 351,33 m2, diện tích sàn: 859,32 m2 (có 6 phịng học, 3 phịng phụ trợ).
Nhà E: diện tích xây dựng: 882 m2, diện tích sàn: 1.534 m2 (có 9 phịng học, thư viện, phịng giáo dục thể chất và 3 phòng phụ trợ).
Với cơ sở vật chất tại số 181 đường Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động dạy và học của các lớp đào tạo đại học, liên thông và đào tạo sau đại học.
Địa chỉ số 109 Lý Thường Kiệt, Phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hiện được Nhà trường giao cho Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng tại Đà Lạt thuộc Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh quản lý và sử dụng, với tổng diện tích khuôn viên hiện tại: 16.604,8m2, gồm 6 khu nhà cấp 3: Khu nhà hiệu bộ, khu nhà giảng đường, khu nhà Ký túc xá. Tổng diện tích xây dựng: 3.320,70m2, diện tích sàn: 10.673,50m2. Tình trạng cơ sở vật chất của Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng tại Đà Lạt cịn ở tình trạng sử dụng tốt, đáp ứng đủ nhu cầu của người học trong giai đoạn 2020 - 2030.
Ngoài cơ sở vật chất tại 3 địa điểm trên của Phân hiệu, do đặc thù của các lớp bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được tổ chức tại các địa phương hoặc tại cơ quan sử dụng dịch vụ bồi dưỡng, vì vậy Phân hiệu thường xuyên phải thuê cơ sở vật chất tại địa phương theo yêu cầu của đơn vị sử dụng dịch vụ hoặc để thuận tiện cho công tác tổ chức lớp cũng như học viên tham gia lớp học.
Trang thiết bị trong các phòng học tại trụ sở 181 đường Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh và số 109 Lý Thường Kiệt,
33
Phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng về cơ bản được trang bị đầy đủ như: bảng, micro, âm ly, máy chiếu, ánh sáng, máy lạnh/quạt,… Tuy nhiên, một số trang thiết bị đã bị hư hỏng hoặc chất lượng không tốt.
Trang thiết bị trong các phòng học được thuê mướn tại địa phương về cơ bản cũng được trang bị các thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học như: bảng, micro, âm ly, máy chiếu, ánh sáng, máy lạnh/quạt,…Tuy nhiên, trang thiết bị tại một số nơi cũng đã hư hỏng hoặc gặp trục trặc trong quá trình sử dụng.
2.2. Đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Kết quả cung cấp dịch vụ về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trong những năm vừa qua Phân hiệu đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác tốt với các địa phương khu vực Nam Trung bộ, Nam bộ và Tây Nguyên. Các hoạt động của Phân hiệu đã góp phần khẳng định thương hiệu của nhà trường trong việc cung cấp các dịch vụ công thuộc lĩnh vực ngành nội vụ và công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của các địa phương. Kết quả cung cấp dịch vụ về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Phân hiệu từ năm 2018 đến năm 2021 như sau:
Bảng 2.3. Kết quả cung cấp dịch vụ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Phân hiệu
STT Năm thực hiện Số lượng lớp
1 Năm 2018 308
2 Năm 2019 415
3 Năm 2020 350
4 Năm 2021 182
34
Với kết quả ở bảng 2.3 có thể thấy quy mơ cung cấp dịch vụ bồi dưỡng của Phân hiệu tăng nhiều vào năm 2019 (tăng lên 35% so với năm 2018). Chứng tỏ, uy tín của Phân hiệu đã được tăng lên, nhiều địa phương, đơn vị đã biết đến khả năng cung cấp dịch vụ của Phân hiệu để sử dụng dịch vụ.
Tuy nhiên, quy mơ có chiều hướng giảm vào năm 2020 và đặc biệt giảm nhiều vào năm 2021. Một phần nguyên nhân của tình hình trên là do đại dịch Covid-19 đã tác động toàn diện đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực phía Nam nói chung và cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nói riêng. Vì vậy trong năm 2020 và 2021 nhiều địa phương, đơn vị đã phải tạm dừng kế hoạch bồi dưỡng để ưu tiên cơng tác phịng chống dịch bệnh. Có những địa phương năm 2021 khơng thực hiện bất cứ một chương trình bồi dưỡng nào theo Kế hoạch đã đề ra như Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, một số địa phương thay đổi Kế hoạch từ hình thức trực tiếp sang hình thức trực tuyến nhưng số lượng giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều cơ sở đào tạo bồi dưỡng có chức năng cung cấp dịch vụ công về bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức nên có sự cạnh tranh với Phân hiệu trong hoạt động cung cấp dịch vụ; nhu cầu bồi dưỡng của các đơn vị, cá nhân ngày càng giảm do đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện đang cơng tác cũng đã hồn thiện các lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước, bồi dưỡng chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định.
2.2.2. Một số tồn tại, hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh
Với kết quả cung cấp dịch vụ về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Phân hiệu từ năm 2018 đến năm 2021 như trên, đó là kết quả đáng ghi nhận với một đơn vị cung cấp dịch vụ còn “trẻ” như Phân hiệu. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được, chất lượng cung cấp dịch vụ về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh cịn một số tồn tại, hạn chế:
35
giảng viên thỉnh giảng cịn ít về số lượng và chất lượng chưa cao. Một số giảng viên giảng dạy các chuyên đề bồi dưỡng chưa phù hợp với chuyên môn sâu và các học phần giảng dạy dài hạn cũng như hướng nghiên cứu chính của giảng viên. Vì vậy, kiến thức về lý luận cũng như thực tiễn, kinh nghiệm chưa cao. Tỷ lệ giảng viên thỉnh giảng là các nhà quản lý, nhà khoa học chuyên ngành chưa nhiều. Đội ngũ giảng viên của Phân hiệu còn mỏng, phần lớn là các giảng viên trẻ vì vậy kinh nghiệm thực tiễn có những hạn chế nhất định. Chủ yếu giảng viên có trình độ thạc sỹ nên không đủ điều kiện tham gia giảng dạy các chương trình Bồi dưỡng ngạch chun viên chính và Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng.
Giảng viên đang công tác tại các Khoa, Trung tâm thuộc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ở xa các lớp do Phân hiệu tổ chức nên cũng khó khăn cho việc sắp xếp tham gia các lớp giảng dạy trực tiếp, chỉ tham gia giảng dạy đối với các lớp tổ chức với hình thức online.
Vì vậy, giảng viên giảng dạy các chương trình bồi dưỡng do Phân hiệu tổ chức hiện nay phụ thuộc phần lớn vào giảng viên thỉnh giảng.
- Nhân sự tham gia phục vụ hoạt động dịch vụ cơng cịn mỏng, một số nhân sự cịn kiêm nhiệm cơng việc chuyên môn khác (giảng viên kiêm nhiệm, chuyên viên vừa phục vụ hoạt động dài hạn, vừa phục vụ hoạt động bồi dưỡng) nên chưa thể giành toàn bộ thời gian cho giải quyết công việc thuộc dịch vụ bồi dưỡng. Bên cạnh đó, khối lượng cơng việc nhiều, phân bổ khơng đồng đều trong năm do kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của các địa phương, đơn vị thường được triển khai vào giữa năm (khoảng từ tháng 5 đến tháng 9). Từ đó, một phần ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc.
- Cơ sở vật chất của Phân hiệu chưa đáp ứng được nhu cầu tổ chức các lớp bồi dưỡng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, đặc thù của các lớp bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là tổ chức tại địa phương, đơn vị nên khối lượng lớn cơ sở vật chất phục vụ các lớp được sử dụng tại các tỉnh và một số địa điểm khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, chủ yếu cơ sở vật chất phục vụ các lớp bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là thuê mướn hoặc của đơn vị
36
phối hợp tổ chức. Về cơ bản, cơ sở vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng đảm bảo