Lập bảng tổng hợp chi tiết phải trả.

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun Kế toán thanh toán (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ cao đẳng) (Trang 31 - 36)

Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) được mở theo từng tài khoản, theo từng đối tượng thanh toán

Cột A: Ghi ngày, tháng năm kế toán ghi sổ.

Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ. Cột D: Ghi nội dung của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng

Cột 1: Ghi thời hạn được hưởng chiết khấu thanh tốn trên hóa đơn mua (bán) hàng hoặc các chứng từ liên quan đến việc mua (bán) hàng.

Cột 2, 3: Ghi số phát sinh bên Nợ (hoặc bên Có) của tài khoản

Cột 4, 5: Ghi số dư bên Nợ (hoặc bên Có) của tài khoản sau từng nghiệp vụ thanh toán.

CÂU HỎI, BÀI TẬP

Câu 2.1: Các khoản phải trả trong doanh nghiệp là những khoản nào? Phân biệt

các khoản phải trả và các khoản phải thu trong doanh nghiệp?

Câu 2.2: Khi hạch toán các khoản phải trả trong doanh nghiệp, kế toán phải tuân

thủ những nguyên tắc nào?

Câu 2.3:

Công ty M nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tổ chức kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trong tháng 3/N có:

(1). Ngày 05/03 mua một máy vi tính theo hóa đơn (GTGT) 16.500.000đ (gồm thuế GTGT 10%) chưa trả tiền của cửa hàng vi tính 106.

(2). Ngày 12/03 chi tiền mặt thanh tốn cho cửa hàng vi tính 106 sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng là 1% giá chưa thuế.

(3). Ngày 17/03: nhập vật liệu do công ty Z cung cấp, giá mua chưa có thuế là 20 triệu đồng, thuế GTGT là 2 triệu và chưa thanh toán trên.

(4). Ngày 18/03: hàng về đến kho, qua kiểm tra phát hiện NVL không đúng yêu cầu nên yêu cầu giảm giá 10% giá trị lô hàng và được người bán đồng ý.

(5). Cuối tháng nhận được hóa đơn GTGT của XN Thiên Long số tiền 5.500.000đ (thuế GTGT 10%). Cơng ty đã chấp nhận thanh tốn nhưng vật tư vẫn chưa về nhập kho.

(6). Doanh nghiệp có số nợ người bán là 5 triệu đồng, số tiền nợ trên khơng ai địi và sau khi tìm hiểu đơn vị trên giải thể, DN tính vào thu nhập khác.

(7). Doanh nghiệp ứng trước tiền mua hàng cho người bán là 10 triệu đồng bằng tiền mặt.

Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên

Câu 2.4:

Trong tháng 01/N tại cơng ty Anh Tú có tình hình tiền lương và các khoản trích theo lương cụ thể như sau:

(1).Tính tiền lương phải trả cho:

- Nhân viên quản lý phân xưởng : 3.000.000 đồng - Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 12.000.000 đồng

(2).Khấu trừ các khoản BHXH, BHYT, BHTN vào lương công nhân viên

(3).Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí theo quy định

(4).Nộp bảo hiểm cho cơ quan BHXH bằng tiền gửi ngân hàng ACB

(5).Nộp kinh phí cơng đồn cho Liên Đồn Lao Động bằng tiền mặt.

(6).Chi tiền mặt trả lương cho công nhân viên khi đã trừ tất cả các khoản.

BÀI 3: HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠM ỨNGMã bài: 13.3 Mã bài: 13.3

Giới thiệu:

Tạm ứng là một nghiệp vụ phổ biến và thường xuyên trong hoạt động của mọi Doanh nghiệp. đó có thể là các khoản tạm ứng cho nhân viên như tạm ứng tiền đi công tác, tạm ứng tiền mua hàng, tạm ứng tiền tiếp khách, tạn ứng vật tư, hàng hóa… Vậy các khoản tạm ứng này cần hạch toán như thế nào? Câu trả lời nằm trong bài học sau đây.

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm, nguyên tắc hạch toán kế toán tạm ứng và nội dung kết cấu về tài khoản tạm ứng.

- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tạm ứng.

- Hàng ngày, theo dõi được hạn thanh toán tạm ứng và nhắc thanh toán khi đến hạn chi tiết theo từng đối tượng, bộ phận.

- Hàng tuần, lập được thông báo danh sách tạm ứng chung và danh sách tạm ứng từng lần quá hạn đến từng đối tượng, bộ phận.

- Cuối năm, xác nhận được nợ các khoản tạm ứng với từng đối tượng lao động, bộ phận.

- Trung thực nghiêm túc, tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp liên quan đến tạm ứng.

Nội dung:

1. Khái niệm, nguyên tắc hạch toán và tài khoản sử dụng. 1.1.Khái niệm

Khoản tạm ứng là một khoản tiền ứng hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một cơng việc nào đó được phê duyệt.

- Tạm ứng để chi cho cho các cơng việc thuộc hành chính quản trị như tiếp khách, tổ chức hội nghị, mua văn phòng phẩm…

- Tạm ứng tiền tàu xe, phụ cấp lưu trú, cơng tác phí của cơng nhân viên đi công tác.

- Tạm ứng cho người làm công tác thu mua nguyên vật liệu, hàng hóa để trả tiền thuê bốc vác hoặc vận chuyển ….

1.2.Nguyên tắc kế toán

(1) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng của doanh nghiệp cho

người lao động trong doanh nghiệp và tình hình thanh tốn các khoản tạm ứng đó.

(2) Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho

người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một cơng việc nào đó được phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên phải được chỉ định bằng văn bản.

(3) Người nhận tạm ứng phải chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về số đã nhận

tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung cơng việc đã được phê duyệt. Nếu số tiền nhận tạm ứng không sử dụng hoặc không sử dụng hết phải nộp lại quỹ. Người nhận tạm ứng không được chuyển số tiền tạm ứng cho người khác sử dụng.

(4) Khi hoàn thành, kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập

bảng thanh toán tạm ứng (kèm theo chứng từ gốc) để thanh tốn tồn bộ, dứt điểm (theo từng lần, từng khoản) số tạm ứng đã nhận, số tạm ứng đã sử dụng và khoản chênh lệch giữa số đã nhận tạm ứng với số đã sử dụng (nếu có). Khoản tạm ứng sử dụng khơng hết nếu khơng nộp lại quỹ thì phải tính trừ vào lương của người nhận tạm ứng. Trường hợp chi quá số nhận tạm ứng thì doanh nghiệp sẽ chi bổ sung số cịn thiếu.

(5) Phải thanh tốn dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước mới được nhận tạm ứng

kỳ sau. Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi cho từng người nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh tốn theo từng lần tạm ứng.

1.3.Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu.

Tài khoản 141 dùng để phản ánh các khoản tạm ứng của doanh nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp và tình hình thanh tốn các khoản tạm ứng đó.

Nội dung và kết cấu tài khoản 141

Bên Nợ: Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho người lao động của DN. Bên Có:

- Các khoản tạm ứng đã được thanh tốn;

- Số tiền tạm ứng dùng khơng hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương; - Các khoản vật tư sử dụng không hết nhập lại kho.

Số dư bên Nợ: Số tạm ứng chưa thanh toán

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun Kế toán thanh toán (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ cao đẳng) (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)