Đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ.

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun Kế toán thanh toán (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ cao đẳng) (Trang 68 - 73)

- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo

4. Đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ.

(1) Khi lập Báo cáo tài chính, kế tốn đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc

ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo: – Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,.. Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131). – Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đối (4131)

Có các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,…

(2) Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản

mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Kế tốn kết chuyển tồn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đối đánh giá lại (theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có của TK 4131) vào chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đối), hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:

– Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đối). – Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đối) Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đối (4131).

Ví dụ 5:

Đánh giá chênh lệch cuối kỳ của Tiền mặt ngoại tệ với tỷ giá đánh giá cuối kỳ là 23.835VND/USD

Cuối kỳ còn 2.000 USD, tương ứng với số tiền quy đổi là 47.680.000đ Số tiền quy đổi để đánh giá cuối kỳ: 2.000 USD x 23.835 = 47.670.000đ Chênh lệch do đánh giá lại ngoại tệ tồn quỹ: 47.680.000 – 47.670.000 = 10.000đ Nợ TK 413 : 10.000 Có TK 1112 : 10.000 Đồng thời kết chuyển: Nợ TK 635 : 10.000 Có TK 413 : 10.000

CÂU HỎI, BÀI TẬPCâu 6.1: Câu 6.1:

Tại doanh nghiệp B&C có các tài liệu sau:

Số dư đầu tháng 12 của TK 1112: 460.000.000 VNĐ (20.000USD). Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12:

1. Mua nguyên vật liệu bằng tiền mặt 4.000 USD, tỷ giá giao dịch thực tế 23.027 VND/USD.

2. Bán hàng thu tiền mặt 9.000 USD, tỷ giá giao dịch thực tế 23.040 VNĐ/USD. 3. Mua TSCĐ bằng tiền mặt 12.000 USD, tỷ giá giao dịch thực tế 23.050 VND/USD

4. Trả nợ người bán 8.000 USD bằng tiền mặt, tỷ giá nhận nợ 23.090 VND/USD.

Yêu cầu:

a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

b. Đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày 31/12. Tỷ giá Ngân hàng công bố cuối năm 23.000 VND/USD.

Cho biết doanh nghiệp xuất ngoại tệ theo phương pháp bình qn liên hồn.

Câu 6.2:

Tại doanh nghiệp B có các tài liệu như sau: A- Số dư đầu tháng:

+ Tài khoản 1112: 460.000.000 VND (20.000 USD) Các tài khoản khác có số dư hợp lý.

B- Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:

1. Ngày 05: Bán hàng thu tiền mặt 9.900 USD, tỷ giá giao dịch thực tế 23.120 VNĐ/USD.

2. Ngày 09: Bán 500 USD tiền mặt, tỷ giá giao dịch thực tế 23.122 VND/USD. 3. Ngày 10: Bán hàng chưa thu tiền người mua Y 1.100 USD. Tỷ giá giao dịch thực tế 23.122 VND/USD

4. Ngày 13: Nhập kho nguyên vật liệu trị giá 2.000 USD chưa thanh toán cho người bán X. Tỷ giá giao dịch thực tế 23.120 VNĐ/USD

5. Ngày 19: Chi tiền mặt 3.000 USD để tạm ứng cho nhân viên T đi cơng tác nước ngồi. Tỷ giá giao dịch thực tế 23.118 VNĐ/USD

6. Ngày 27: Mua TSCĐHH trả bằng tiền mặt 2.500 USD. Tỷ giá giao dịch thực tế 23.120 VNĐ/USD

7. Ngày 29: Trả hết nợ cho nhà cung cấp X. Tỷ giá giao dịch thực tế 23.120 VNĐ/USD

8. Ngày 30: Người mua Y trả hết nợ. Tỷ giá giao dịch thực tế 23.120 VNĐ/USD.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Cho biết doanh nghiệp sử dụng phương pháp xuất ngoại tệ theo phương pháp bình qn gia quyền liên hồn.

CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN

NVL : Nguyên vật liệu

TK : Tài khoản

NVKTPS : Nghiệp vụ kinh tế phát sinh TGNH : Tiền gửi ngân hàng

DN : Doanh nghiệp

CNV : Công nhân viên BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế

BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ : Kinh phí cơng đồn TNCN : Thu nhập cá nhân TSCĐ : Tài sản cố định GTGT : Giá trị gia tăng TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt

FI-FO : Nhập trước – Xuất trước SXKD : Sản xuất kinh doanh BCTC : Báo cáo tài chính

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1.] Bộ Tài chính, Hệ thống kế tốn Việt Nam, chế độ kế tốn doanh nghiệp, quyển 1, NXB Tài chính, 2015.

[2.] Bộ Tài chính, Hệ thống kế tốn Việt Nam, chế độ kế tốn doanh nghiệp, quyển 2, NXB Tài chính, 2015.

[3.] Học viện tài chính, Kế tốn tài chính, NXB tài chính, 2010.

[4.] PGS.TS. Nguyễn Văn Cơng, Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm - Bài tập, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2015.

[5.] PGS.TS. Nguyễn Văn Cơng, Kế tốn doanh nghiệp, lý thuyết - bài tập mẫu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2015.

[6.] GS.TS. Ngơ Thế Chí, TS. Trương Thị Thủy, Giáo trình kế tốn tài chính, NXB Tài chính, 2015.

[7.] Giáo trình kế tốn thương mại, NXB Thống kê.

[8.] Giáo trình hạch tốn kế tốn trong các doanh nghiệp thương mại, NXB Tài

chính.

[9.] TS. Nguyễn Phú Giang, Lý thuyết và thực hành Kế tốn tài chính, NXB tài chính, 2010.

[10.] Trần Xuân Nam, Kế tốn Tài chính, NXB Tài chính, quý II/2015.

[11.] PGS.TS. Võ Văn Nhị (chủ biên), Kế Tốn Tài Chính (Tái Bản Lần Thứ 8), NXB Kinh Tế TP.HCM, Nhà phát hành: Kinh tế, 2015.

[12.] Thông tư 200/TT – BTC ngày 24/12/2104, Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh

nghiệp.

[13.] Thông tư 151/TT – BTC ngày 10/10/2014, Hướng dẫn thi hành Nghị định số

91/2014/NĐ - CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế.

[14.] http://ketoanthuehn.com/

[15.] http://tuthienbao.com/

[16.] http://ketoanthienung.org/

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun Kế toán thanh toán (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ cao đẳng) (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)