Kịch bản Giớithiệu cụm phim ngày 22/12/2016

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học quảng bá các chương trình truyền hình trên sóng của đài truyền hình việt nam (Trang 70)

Biên tập: Lê Thảo

Hình ảnh Bảng chữ Nội dung

Phim: Ngơi nhà vui vẻ (Tập 7)

07.09-07.34 Trích Yun Hee gửi ảnh cho Sang Hyun

Yun Hee làm mọi việc nhằm lôi kéo Sang Hyun đứng về phía mình

15.23-15.37 Trích Sang Hyun nói chuyện với Yun Hee

Phim truyện Ngôi nhà vui vẻ (Tập 7)

12h00 ngày mai (hôm nay)

Ngôi nhà vui vẻ - Tập 7, 12h ngày mai (hơm nay)

Phim: 16 mùa hạ (Tập 21,22)

21.01-21.25 Trích Gia Ni nói chuyện với Vi Đức

Vi Đức cố tình né tránh Gia Ni. Nhưng qua Cát Tình, cơ đã biết rõ sự thật

27.29-27.45 Trích Cát Tình nói chuyện với Gia Ni

Phim truyện 16 mùa hạ (Tập 21,22)

17h15 ngày mai (hôm nay)

16 mùa hạ - Tập 21,22, 17h15 ngày mai (hôm nay)

Phim: Tuổi thanh xuân (Phần 2 - Tập 15)

06.48-07.02 Trích Chun Su được chăm sóc

Phim truyện Tuổi thanh xuân (Phần 2 - Tập 15)

21h15 ngày mai (hôm nay)

Phần 2 - Tập 15 bộ phim Tuổi thanh xn, 21h15 hơm nay (ngày mai)

Phim: Tình hồng (Tập 8)

05.55-06.14 Trích mẹ Chadol đánh mẹ Chang Mi

Chuyện tình cảm của Chang Mi và Chadol khiến 2 bên gia đình xơ xát

21.43-21.56 Trích Chang Mi gặp Chadol

Phim truyện Tình hồng (Tập 8)

22h15 ngày mai (hơm nay)

Tình hồng - Tập 8, 22h15 ngày mai (hơm nay)

Hiện nay, các chương trình truyền hình được tập trung quảng bá vẫn chiếm số đông là các thể loạivề thể thao, giải trí, trị chơi truyền hình, phim truyện... Lý do thứ nhất, đây là những chương trình truyền hình có nguồn thu nên việc quảng bá sẽ tăng lượng quảng cáo của các chương trình truyền hình đó. Lý do thứ hai, về mặt nghiệp vụ, khi sản xuất quảng bá các chương trình giải trí, việc thể hiện dễ hấp dẫn, có lượng cơng chúng nhiều hơn nên khi lựa chọn và lập kế hoạch quảng bá, các biên tập viên vẫn thường chọn những chương trình truyền hình mang tính giải trí để dễ thực hiện.

Các chương trình truyền hình mang tính chính luận chưa được quảng bá nhiều bởi thực sự các sản phẩm quảng bá về mảng chính luận cịn kén khách và khá khó để quảng bá. Đây là điểm yếu cần được lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam quan tâm. Tuy nhiên, nếu được quan tâm thích đáng và có kế hoạch truyền thơng hợp lý thì các sản phẩm quảng bá mảng chính luận vẫn mang về hiệu quả cao. Ví dụ gần đây, phim tài liệu “Hai đứa trẻ” của đạo diễn Tạ Quỳnh Tư (Trung tâm Phim Tài liệu và Phóng sự, Đài Truyền hình

Việt Nam) đã được quảng bá khá tốt nên khi phim này phát sóng đã mang về hiệu quả truyền thông rất cao, nhận được sự quan tâm của đông đảo người xem cũng như những phản hồi tích cực từ dư luận. Điều này chứng minh rằng các sản phẩm quảng bá chính luận vẫn có chỗ đứng nếu được quan tâm và có kế hoạch truyền thơng hợp lý (trước, trong và sau phát sóng). Đây là một trong những điểm đáng quan tâm và phát triển trong thời gian tới.

2.2.7.2. Về số lượng các dạng sản phẩm quảng bá

Đã xuất hiện thêm một số sản phẩm quảng bá với mũ mới như “Chào VTV”, “1,2,3 lên hình”, “Bạn có tin nhắn mới”... nhưng về định dạng của các sản phẩm này vẫn chưa có nhiều thay đổi. Vẫn hình thức thể hiện cũ nên dù đã có thêm mũ mới (tăng danh mục sản phẩm quảng bá) nhưng nội dung và hình thức thể hiện vẫn thuộc dạng sản phẩm quảng bá có từ năm 2014.

Hình 2.10: Hình hiệu sản phẩm quảng bá: “Bạn có tin nhắn mới”

Tuy nhiên, trong năm 2016, Lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam đã quan tâm đến môi trường mạng xã hội. Các sản phẩm quảng bá đã bắt đầu sản xuất để quảng bá trên mạng xã hội nên về mặt định dạng, chủng loại đã có sự thay đổi, nhưng sự thay đổi này nhằm mục đich chủ yếu là sử dụng trên mạng xã hội.

Hình 2.11: Giao diện của trang fanpage “VTV giải trí” trên mạng xã hội facebook, một công cụ quảng bá mới trong mơi trường internet

2.2.7.3. Về cách sử dụng (phát sóng) các chương trình quảng bá

Đối với việc phát sóng các sản phẩm quảng bá trên các kênh sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, các nguyên tắc vẫn được giữ nguyên như năm 2014. Do việc Đài Truyền hình Việt Nam được tăng thêm 2 kênh quốc gia là VTV8 và VTV9 nên việc phát sóng liên kênh các sản phẩm quảng bá có thêm “đất” để phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, số lượng sản phẩm quảng bá được lựa chọn phát sóng liên kênh cịn chưa nhiều. Thứ nhất do khung dành cho quảng bá còn chưa được phê duyệt nhiều. Thứ hai do nhiệm vụ quảng bá của mỗi kênh đều tăng lên nên việc phát sóng liên kênh cịn chưa được tăng cường.

2.2.7.4. Về chất lượng kỹ thuật

So với năm 2014, các sản phẩm quảng bá năm 2016 đã được cải thiện hơn về chất lượng kỹ thuật vì hệ thống thiết bị mới đã hỗ trợ chất lượng HD chuẩn 1080i. Bản thân các chương trình truyền hình cần quảng bá cũng được sản xuất theo chất lượng HD, đồng thời hệ thống đồ họa cũng được nâng cao chất lượng kỹ thuật tương đồng.

Tuy nhiên, tồn bộ hệ thống sản xuất của Đài Truyền hình Việt Nam chưa thực sự chuyển đổi hết sang chất lượng HD, chưa đồng bộ hồn tồnnên vẫn cịn một số sản phẩm quảng bá có chất lượng hình ảnh chưa như tiêu chuẩn đề ra.

2.3. Thành công, hạn chế và nguyên nhân thành công, hạn chế

2.3.1. Thành công của công tác quảng bá

Tuy chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng và số lượng, nhưng VTV cũng đã đạt được những thành công đáng ghi nhận trong việc quảng bá các chương trình truyền hình.

Thứ nhất,về số lượng, năm 2014, các sản phẩm quảng bá kể trên là

tương đối phong phú so với các đài truyền hình khác trong nước, nhất là đối với các đài của các thành phố lớn.Số lượng sản xuất để phát sóng là tạm ổn.

Thứ hai,về chất lượng, cùng với sự phát triển của VTV, công tác quảng

bá được nâng cao, đáp ứng các đợt tuyên truyền sự kiện lớn của đất nước, bên cạnh đó, thu hút sự quan tâm theo dõi của khán giả để góp phần tăng rating cho các chương trình. Chẳng hạn, chương trình quảng bá “VTV kết nối”. Với sự đổi mới tăng tính tương tác, chương trình VTV kết nối tiếp tục là một điểm hẹn được nhiều khán giả yêu mến. Có thể nói, xem VTV kết nối để hiểu hơn về VTV.

Thứ ba,bên cạnh đó, Đài THVN đã xây dựng nhiều mũ chương trình

quảng bá đa dạng hóa hình thức giới thiệu chương trình. Theo kế hoạch, các năm tới đây sẽ có thêm một số chương trình quảng bá mới: Nhịp sóng VTV8, Sắc màu VTV9, ChàoVTV. Trong đó, Chào VTV khai thác xu hướng khán giả tương tác qua fanpage, vừa quảng bá chương trình, vừa quảng bá các fanpage. Ban Thư ký biên tập hiện nay có 1 dải giờ quảng bá trên kênh VTV3 gắn quyền lợi quảng cáo. Đây sẽ là thí điểm để trong những năm tới, Ban Thư ký biên tập cùng TVAd xây dựng thêm những khung quảng bá hấp dẫn có nguồn thu.

Thứ tư,các loại hình quảng bá tương đối da dạng, phạm vi truyền tải

rộng và thu hút được đông đảo người xem nhờ cách thể hiện khá mới mẻ thông qua cách xử lý âm thanh và hình ảnh chắt lọc.

Ngun nhân thành cơng:

Thứ nhất, lãnh đạo VTV đã có nhận thức về vai trị của việc quảng bá chương trình truyền hình. Chính nhờ sự thay đổi nhận thức đó, lãnh đạo VTV

đã phân cơng đơn vị thực hiện sản xuất các sản phẩm quảng bá, đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, kinh phí, bố trí thời lượng phát sóng...

Thứ 2, là sự nỗ lực của đạo diễn, phóng viên, biên tập viên, đặc biệt là Ban thư ký biên tập. Hầu như chưa có nhà báo nào được đào tạo bài bản về tổ chức sản xuất sản phẩm quảng bá chương trình truyền hình. Nhưng vì u cầu thực tiễn địi hỏi, những nhà báo được phân công phụ trách đã tự học hỏi từ tài liệu, từ đồng nghiệp, từ những bài học thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.

Thứ ba, nhờ có sự hợp tác đào tạo, bồi dưỡng, học tập, trao đổi kinh

nghiệm với các đài truyền hình một số nước trên thế giới nên những người thực hiện đã tiếp thu được phương pháp quảng bá chương trình truyền hình đạt hiệu quả.

2.3.2. Những hạn chế của quảng bá chương trình truyền hình

Bên cạnh những thành công đạt được bước đầu, việc quảng bá chương trình truyền hình của VTV vẫn cịn những hạn chế sau:

Thứ nhất,với nhu cầu quảng bá các chương trình truyền hình ngày càng

tăng, số lượng quảng bá hiện nay chỉ tạm thời đáp ứng.Nếu tính chuẩn thời lượng quảng bá so với các kênh truyền hình có tvếng trên thế giới (thời lượng quảng bá trên 1 kênh truyền hình chiếm 20% đến 30%) thì vẫn chưa đáp ứng nhu cầu.

Thứ hai,hiện tại, với các con số thống kê đã chỉ ra, các sản phẩm quảng

bá kể trên chưa đáp ứng được các hình thức xem phong phú, nên cần có các loại quảng bá với hình thức đa phương tiện – nhận phản hồi ngay từ khán giả. Năm 2014 chưa xây dựng được các hình thức quảng bá đáp ứng nhu cầu vừa phát sóng TH, vừa quảng bá trên mạng (kiểu teaser), đáp ứng nhu cầu người xem…

Thứ ba,về nội dung, các sản phẩm quảng bá vẫn tập trung nhiều cho

giải trí, ít sản phẩm quảng bá chính luận và các chương trình tổng hợp. Cần khắc phục điều này để bảo đảm thu hút bạn xem đến với những chương trình thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền.

Thứ tư,bộ sản phẩm đồ họa dành cho quảng bá - giới thiệu chương trình

trên sóng hiện nay về cơ bản đã được xây dựng khá đầy đủ với Đài hiệu, Hình hiệu, Hình cắt, Nền... Tuy nhiên còn đơn điệu, thiếu sự linh hoạt và chưa gây được ấn tượng với người xem. Chưa có điểm nhấn đồ họa thể hiện 3 mầu sắc cơ bản của logo VTV.

Việc xây dựng một bộ các sản phẩm quảng bá – giới thiệu chương trình cho từng kênh sóng, từng chương trình là việc làm cần thiết. Bộ sản phẩm quảng bá - giới thiệu chương trình này sẽ giúp định hình dấu ấn kênh với khán giả truyền hình và tạo sự linh hoạt cho những người làm công tác đạo diễn - phát sóng.

Thứ tư,hình thức quảng bá cịn chưa thực sự đa dạng; Chủng loại sản

phẩm đơn điệu, chất lượng chưa cao, không đáp ứng nhu cầu; Kỹ năng, kỹ xảo, cách thức thể hiện quảng bá giới thiệu còn chưa theo sát với thực tế.

Để ghi lại dấu ấn với người xem, khiến người xem lưu ý, các hình thức quảng bá cần phải phong phú hơn, đa dạng hơn với thời lượng phát sóng cao hơn.

Nguyên nhân hạn chế:

Thứ nhất,đối tượng – chương trình được chọn để quảng bá đơi lúc chưa

có tiêu chí rõ ràng.

Thứ hai,VTV thiếu một chiến lược quảng bá tổng thể: Mỗi kênh chỉ chú

trọng đến quảng bá cho kênh của mình, có sự liên thơng giữa các kênh sóng nhưng chưa hỗ trợ nhiều cho những kênh khác (các phương tiện liên kết quảng

bá khác); Đến nay vẫn chưa làm xong Bộ nhận diện thương hiệu của VTV; Thiếu sự liên kết-nhất quán giữa các đơn vị có chức năng ít nhiều liên quan đến công tác quảng bá trong Đài như các Báo điện tử VTV News; Tạp chí truyền hình...

Thứ ba, về cơ chế tổ chức sản xuất

Nhằm đối phó với tình trạng khó khăn nhất thời do suy thoái kinh tế, bắt đầu từ năm 2008, 2009 và 2010, lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam đã chỉ đạo cho các đơn vị trong toàn Đài thực hiện việc cắt giảm kế hoạch sản xuất từ 10, 15 đến 20%... tùy theo mỗi đơn vị và mỗi chương trình.

Trong xu thế chung ấy, cơng tác quảng bá giới thiệu chương trình cũng thực hiện cắt giảm. Chủ trương cắt giảm là đúng và nhiều chương trình đã thực hiện tốt. Nhưng thực tế cho thấy, nếu cào bằng và đem dàn hàng ngang cắt tất cả thì đó chưa phải là quyết sách hay. Qua nghiên cứu, quan sát và thực tế chứng minh, việc cắt giảm quota quảng bá, giới thiệu chương trình, việc cắt giảm cơ học, đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các kênh nói riêng và của VTV nói chung. Thiệt hại ngay lập tức khơng đo đếm được bằng những con số cụ thể hay bằng tiền, nhưng tổng thể bị thiệt hại.

Ban TKBT, đơn vị có chức năng sản xuất những trailer, quảng bá, giới thiệu chương trình đã buộc phải “bỏ lỡ” nhiều chương trình khơng giới thiệu và chỉ dám chọn ra một số chương trình, nhưng rất hạn chế.

Những năm gần đây, việc họp báo giới thiệu những sự kiện lớn đã trở nên phổ biến, nhưng chỉ là với những chương trình có quy mơ đầu tư thật lớn như: Liên hoan Truyền hình, Giải Sao mai, Sao mai điểm hẹn, Hoa hậu thế giới người Việt... nhưng những cuộc họp báo này vẫn mang nặng tính hình thức, chưa được người dân quan tâm nhiều.

Nhìn chung, việc giới thiệu, quảng bá của Đài THVN hiện nay vẫn còn yếu so với tầm vóc của mình. Lý do khơng chỉ hồn tồn do thiếu kinh phí, mà cịn do việc đầu tư mua sắm trang thiết bị, cho đào tạo nhân lực chưa được quan tâm đúng mức. Thiết bị của Đài khơng phải là q lạc hậu, nhưng cịn thiếu các phần mềm tiện ích mới nhất. Con người tuy được đào tạo chính quy, nhưng không thường xuyên được cập nhật kiến thức, tiếp cận với công nghệ mới để nâng cao tay nghề.

Thứ tư,về công tác tổ chức sản xuất quảng bá - giới thiệu chương trình

Cơng tác tổ chức sản xuất quảng bá cịn nhiều bất cập: Không tập trung, nhiều đơn vị tham gia sản xuất: TVAd, Các ban biên tập, .v.v.v.

Quy trình sản xuất chưa hiệu quả và tối ưu hố.

Cơng tác thẩm định – đánh giá chưa hướng vào mục tiêu nâng cao chất lượng, khuyến khích sáng tạo...

Thứ năm,về nguồn nhân lực

Nhân lực làm công tác quảng bá hiện nay chủ yếu là những người làm công tác biên tập - đạo diễn phát sóng, hầu như chưa qua đào tạo bài bản về cơng tác quảng bá, giới thiệu chương trình.

Kỹ thuật viên thực hiện các sản phẩm quảng bá, giới thiệu chương trình thiếu về số lượng và sau một thời gian làm việc thì chưa được nâng cao nghiệp vụ nên không bứt phá được, thiếu không gian và cơ sở để sáng tạo.

Trong quy trình thực hiện sản phẩm quảng bá cũng chưa phân định được rõ ràng các chức danh nghề nghiệp cơ bản và phù hợp với sản phẩm có tính chất rất riêng của truyền hình này.

Thứ sáu,về trang thiết bị

Trang thiết bị dành cho sản xuất các chương trình quảng bá cịn thiếu thốn, nếu khơng nói là chưa được đầu tư thích đáng.

Một số hạng mục được đầu tư nhưng lại không đồng bộ, thiếu những phần mềm tiện ích; lạc hậu về cơng nghệ.

Thứ bảy,về cơ chế tài chính

Do cơng tác quảng bá, giới thiệu chương trình chưa được chú trọng nên những khoản chi dành cơng tác này cịn “quá khiêm tốn”. Chẳng hạn, chi phí cho quảng bá cả năm trên các kênh VTV1, VTV2 và VTV3 là 2 tỷ đồng, chiếm 0,87% chi phí sản xuất cho cả ba kênh (VTV1,2,3).

Hiện nay,kinh phí dành cho cơng tác quảng bá- giới thiệu chương trình chiếm tỷ lệ thấp so với tồn bộ kinh phí sản xuất và phát sóng các chương trình của tồn Đài, bình qn mỗi ngày trên một kênh chỉ có một chương trình được giới thiệu chuyên sâu, nhưng việc đầu tư cho phần giới thiệu đó cũng chưa được đầu tư xứng đáng. Đối với một chương trình, chi phí sản xuất cũng rất thấp, đơn giá lương bình quân là 350.000 đ/nội dung, 320.000 đ/Kỹ thuật khơng thể bù đắp được hao phí lao động của người lao động đã bỏ ra để hồn thành cơng việc.

Đơn giá sản phẩm này được ban hành từ năm 2006, mặc dù qua các lần tăng lương cơ bản theo quyết định của Nhà nước đã được Đài THVN bổ sung phần chênh lệch lương cơ bản nhưng tốc độtăng nàyvẫn chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng của chất lương chương trình quảng bá được sản xuất hiện nay. Trên thực tế tuỳ theo hình thức thể hiện, một trailer quảng bá chương trình do đơn vị ngồi Đài thực hiện có giá từ 5 đến 40 triệu đồng.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, luận văn đã tiến hành khảo sát các sản phẩm quảng bá các chương trình truyền hình, phân tích cụ thể một số sản phẩm tiêu biểu về nội dung và hình thức thể hiện, đồng thời tìm hiểu cách sử dụng các sản phẩm quảng bá trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trong Q 1/2014. Bên cạnh việc quảng bá trên sóng là một số hình thức quảng bá bằng các phương tiện khác như quảng bá trên Tạp chí truyền hình, Báo điện tử VTV... cũng được tìm hiểu để có cái nhìn tổng thể về quảng bá các chương trình truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam.Kết quả khảo sát cho thấy công tác quảng bá của Đài Truyền hình Việt Nam đã được quan tâm và phát triển lên một trình độ mới, khẳng định được vị thế của một cơ quan báo chí lớn.

Các sản phẩm quảng bá trên sóng khá phong phú được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, từ các video clip, trailer đến một chương trình truyền hình hồn chỉnh như VTV Kết nối. Số lượng sản phẩm quảng bá khá lớn do nhu cầu giới thiệu chương trình của VTV ngày càng tăng cao. Việc sử dụng các sản phẩm quảng bá, hay nói cách khác là phát sóng sản phẩm quảng bá trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam đã cho thấy có nhiều điểm đáng lưu ý, bước đầu có những ưu điểm mang tính khoa học và thực tiễn.

Nội dung và hình thức thể hiện của các sản phẩm quảng bá đã thể hiện được đặc trưng chung của một sản phẩm truyền hình bao gồm âm thanh, hình ảnh, lời bình cũng như kết cấu của một chương trình truyền hình. Các sản phẩm quảng bá trên sóng của VTV thời gian này đã tận dụng tối đa ưu thế của truyền hình để đạt mục tiêu giới thiệu rộng rãi đến bạn xem truyền hình những chương trình sắp phát sóng, hoặc khẳng định được thương hiệu của các chương trình do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất.

Việc quảng bá trên các phương tiện truyền thơng sẵn có của VTV như Tạp chí Truyền hình, Báo điện tử VTV News cũng đã phát huy được hiệu quả, góp phần đưa những thơng tin về các chương trình truyền hình đến với cơng chúng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay giữa các cơ quan báo chí nói chung và các đài truyền hình nói riêng, cơng tác quảng bá đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn. Nếu chỉ dừng lại ở mức độ như hiện nay thì nhiệm vụ thu hút bạn xem truyền hình đến với các chương trình của VTV sẽ thực sự khó hồn thành. Đã đến lúc Đài Truyền hình Việt Nam cần quan tâm hơn nữa để đầu tư cho công tác quảng bá. Không chỉ đầu tư về số lượng, nội dung, hình thức thể hiện, chất lượng kỹ thuật của các sản phẩm quảng bá mà còn cả về nhân lực, kinh phí để đẩy mạnh hơn nữa mảng cơng tác này. Ngồi ra, cần tận dụng các phương tiện truyền thơng khác để quảng bá các chương trình truyền hình.Đài THVN cần có một kế hoạch tổng thể để việc quảng bá các chương trình truyền hình ngày càng có chất lượng và mang lại hiệu quả cao, góp phần tích cực thu hút bạn xem truyền hình đến với các chương trình của mình.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học quảng bá các chương trình truyền hình trên sóng của đài truyền hình việt nam (Trang 70)