- Tác động không mong muốn củ aq trình thực hiện cơng nghiệp hóa,
4.1.1.3. Ttăng cường hướng dẫn, tập huấn, đào tạo nghề và giải quyết
việc làm cho người lao động Khmer ở nông thôn vùng Tây Nam Bộ
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ hiện nay không chỉ là thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc mà cịn là một trong những nội dung cơ bản trong chính sách an ninh - an dân của Đảng ta. Trong đó, cơng tác hướng dẫn, tập huấn, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động cần có những đổi mới cụ thể như sau:
(1), cần có chương trình, kế hoạch cụ thể và thiết thực hơn cho công tác tập huấn và đào tạo nghề cho lao động nơng thơn; khuyến khích và đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề theo u cầu của thị trường lao động, chú trọng đào tạo và cung ứng lao động kỹ thuật làm việc trong các khu công
nghiệp vừa phù hợp với nhu cầu bức bách của vùng Tây Nam Bộ vừa mang tính chiến lược của cả nước. Bên cạnh đó, cũng cần phải hết sức coi trọng việc phát triển dịch vụ cung ứng lao động cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh, gắn với đẩy mạnh cơng tác xuất khẩu lao động.
(2), q trình tập huấn và đào tạo nghề cho lực lượng lao động người Khmer ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay phải gắn liền với quá trình đầu tư xây dựng các cơ sở dạy nghề và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Bởi lẽ, nông dân nước ta vừa là chủ thể của nông nghiệp và nông thôn, vừa là một yếu tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất trong nông nghiệp. Cần phải đảm bảo phát triển đồng bộ hai yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất nông nghiệp này. Do vậy, tiếp tục đầu tư xây dựng các cơ sở dạy nghề, đẩy nhanh chương trình kiên cố hóa trường, hệ thống giao thông nông thôn; thực hiện tốt chương trình phổ cập giáo dục trung học phổ thơng trong đồng bào dân tộc… là điều kiện căn bản của sự phát triển.
(3), tập huấn và đào tạo nghề cho lực lượng lao động người Khmer ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay phải trên cơ sở tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách về giáo dục phổ thơng ở vùng đồng bào Khmer với yêu cầu chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến hệ thống trường dân tộc nội trú các cấp, trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ.
Thực hiện các chương trình, kế hoạch trên với đầy đủ tính hiệu quả và thiết thực của nó sẽ góp phần khơng nhỏ vào mục tiêu giải phóng lao động nơng thơn Tây Nam Bộ thốt khỏi sự bế tắt trong quá trình thực hiện CNH, HĐH.