Khắc phục một số bất cập về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hộ

Một phần của tài liệu luận án vấn đề mâu thuẫn dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng tây nam bộ (Trang 143 - 144)

- Tác động không mong muốn củ aq trình thực hiện cơng nghiệp hóa,

4.3.1. Khắc phục một số bất cập về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hộ

đối với Nhà nước và xã hội

Thực trạng về những khó khăn trong đời sống kinh tế của đồng bào Khmer ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay là vấn đề rất bức xúc, nó khơng chỉ phản ánh kết quả thực hiện chính sách dân tộc mà cịn ít nhiều nói lên phương thức lãnh đạo, quản lý và của các cấp ủy Đảng và chính quyền các địa phương.

Đổi mới, hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là một trong những đòi hỏi lớn và bức bách ở vùng Tây Nam Bộ. Bởi lẽ, đây là vùng đa tơn giáo, đa văn hóa, đa sắc tộc; là đối tượng lợi dụng, mua chuộc, kích động, xúi dục của các thế lực thù địch từ bên ngoài; và là vùng mà đa số các cấp bộ Đảng và chính quyền địa phương chưa thực sự trong sạch, vững mạnh cả về tổ chức lẫn phương thức hoạt động…

Sự lãnh đạo của các cấp bộ Đảng đối với chính quyền nhà nước ở đây nếu khơng có sự đổi mới cho phù hợp với tình hình, hồn cảnh thì q trình lãnh đạo chính trị và quản lý kinh tế - xã hội sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn, thậm chí khơng duy trì được sự ổn định, không giải quyết được mâu thuẫn dân tộc vốn đang tiềm ẩn. Trong điều kiện, ý nghĩa đó, các cấp bộ Đảng ở vùng Tây Nam Bộ cần:

Thứ nhất, tập trung chỉ đạo tốt việc kiện toàn bộ máy tổ chức Đảng;

tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và tồn xã hội. Cụ thể là: xóa dần sự bao biện, làm thay các công việc của Nhà nước từ phía các tổ chức đảng; kiên quyết đấu tranh chống lại các hiện tượng “hành chính đơn thuần, phi chính trị”, xa rời sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Thứ hai, Đảng phải phát huy hơn nữa vai trị của Hội Đồn kết sư sãi

yêu nước, Mặt trận và các đoàn thể, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức này hoạt động với nội dung thiết tực, hiệu quả; thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội; thông qua quy chế dân chủ cơ sở, các tổ chức này thực thi quyền làm chủ của nhân dân để Đảng làm tốt vai trị hạt nhân lãnh đạo khối đại đồn kết dân tộc.

Thứ ba, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội phải

gắn liền với chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; Đảng phải không ngừng nâng cao trí tuệ, phẩm chất chính trị, đạo đức của cán bộ, đảng viên để củng cố lòng tin của đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Tây Nam Bộ đới với Đảng. Lịng tin của đồng bào là thước đo uy tín, là sức mạnh của Đảng và là thành trì vững chắc đối với mọi âm mưu chống phá của của các thế lực phản động từ bên ngoài. Thước đo tính đúng đắn và uy tín của sự lãnh đạo của Đảng cuối cùng phải được thể hiện ở hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp bộ Đảng đối với chính quyền cấp tương đương là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng và lại càng quan trọng hơn đối với vùng Tây Nam Bộ trong quá trình giải quyết mâu thuẫn dân tộc trong quá trình thược hiện CNH, HĐH.

Một phần của tài liệu luận án vấn đề mâu thuẫn dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng tây nam bộ (Trang 143 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w