Kết quả khảo sát lựa chọn hình thức học của sinh viên

Một phần của tài liệu Ứng dụng chamilo xây dựng hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến đối với các học phần thuộc bộ môn tin học tại phân hiệu TP hồ chí minh (Trang 36 - 58)

Hình thức học Số lượng sinh viên chọn Tỉ lệ %

Trực tiếp 120 60%

Trực tuyến 30 15%

Kết hợp cả 2 50 25%

Kết quả khảo sát cho thấy có đến 60% sinh viên thích học trực tiếp, 25% sinh viên thích kết hợp cả hai hình thức học và chỉ có 15% thích học trực tuyến.

Ngun nhân khiến cho sinh viên không hứng thú với việc học trực tuyến được nhóm nghiên cứu thu thập và thể hiện trong biểu đồ sau:

Hình 1.1. Biểu đồ thống kê nguyên nhân khiến sinh viên không hứng thú với học trực tuyến

Dạy và học trực tuyến đang là xu hướng của giáo dục hiện đại, Phân hiệu tại TP. Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ điều này và đang nỗ lực thực hiện các giải pháp cần thiết để đạt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến. Việc xây dựng các nền tảng đào tạo trực tuyến phù hợp với từng môn học là nội dung quan trọng để hoàn thành mục tiêu này.

1.5. Hoạt động dạy học trực tuyến ở một số trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và bài học kinh nghiệm cho Phân hiệu Trường Đại học Nội TP. Hồ Chí Minh và bài học kinh nghiệm cho Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

Thiếu trang thiết bị Mạng internet khơng ổn định

Gặp khó khăn trong việc tương tác với giảng viên

Thiếu sự tương tác với thầy cô, bạn bè

Khó khăn khi học các mơn thực hành

Kho học liệu dành cho học trực tuyến

29

Nhóm nghiên cứu đã tham gia khảo sát hoạt động dạy học trực tuyến ở một số trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh, trong đó có Đại học Sài Gịn, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh.

Tại trường Đại học Sài Gòn, đây là cơ sở giáo dục đại học đa ngành đa nghề, số lượng sinh viên tương đối đơng. Tuy vậy, Đại học Sài Gịn cũng mới chỉ đưa hoạt động dạy học trực tuyến cho một số học phần (bao gồm các lớp đại học và sau đại học) trên nền tảng Moodle từ năm 2020. Trong thời điểm dịch Covid- 19 bùng phát, Đại học Sài Gòn tổ chức dạy học trên nền tảng Google Meet, kết hợp mơ hình lớp học đảo ngược trên hệ thống LMS Moodle. Bên cạnh đó, Đại học Sài Gịn tổ chức thi một số học phần và thi chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ ngay trên nền tảng LMS này. Đến nay, số lượng các lớp học phần học trực tuyến tăng lên đáng kể (20 khoa với 5 ngành đại học, văn bằng 2, 16 ngành sau đại học, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn …). Điều đó cho thấy, sau một khoảng thời gian ngắn, và đặc biệt là sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, hoạt động dạy và học trên nền tảng hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến LMS là một trong những giải pháp hiệu quả.

Đối với Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, nhóm nghiên cứu tìm hiểu hoạt động dạy học trực tuyến ở một góc độ hẹp hơn. Đó là hệ thống hỗ trợ bồi dưỡng kiến thức cho y bác sĩ bộ mơn Y học Gia đình. Đã có gần 40 khóa bồi dưỡng với hơn 680 bài học từ năm 2018 đến nay được tổ chức học trực tuyến trên hệ thống LMS được phát triển trên nền tảng mã nguồn mở Chamilo. Thông qua hệ thống, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho rất nhiều y bác sĩ. Qua đó giúp cho việc trang bị thêm kỹ năng về y học gia đình là cần thiết để đảm bảo tốt việc chẩn đoán và điều trị người bệnh ngoại trú.

Tại trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, đây là một trong những trường đại học có hệ thống đào tạo trực tuyến tốt nhất khu vực phía Nam. Mặc dù mới thành lập Trung tâm Đào tạo trực tuyến từ tháng 05/2016, nhưng đến nay đã có hơn 10.000 sinh viên trên khắp cả nước và các quốc gia lân cận như Malaysia, Philippines… tham gia chương trình Cử nhân trực tuyến, với 10 ngành đào tạo: Marketing, Ngôn ngữ Anh, Luật học, Luật Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Kinh doanh quốc tế, Kế tốn, Kiểm tốn, Tài chính ngân hàng. Cùng với đó, triển khai các khóa học online ngắn hạn, như khóa luyện thi TOEIC 550+ chất lượng cao, luyện thi TOPIK 1 (Sơ cấp 1 và 2) và khóa học tiếng Việt dành

30

cho người nước ngồi (trình độ A1, A2) nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của xã hội. Tất cả các chương trình đều được triển khai trực tuyến trên Hệ thống học tập online hiện đại, cùng với chương trình đào tạo được thiết kế theo chuẩn chất lượng quốc tế của tổ chức Quality Matters.

Như vậy, điểm qua một vài mơ hình đào tạo trực tuyến của một số trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có thể thấy được: Đào tạo trực tuyến là một xu thế tất yếu, là một giải pháp hữu hiệu trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là giai đoạn giáo dục số đang được quan tâm hàng đầu khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn trên tồn thế giới. Khơng đứng ngồi quỹ đạo đó, Phân hiệu tại TP. Hồ Chí Minh cũng phải có những sự thay đổi để bắt nhịp với môi trường giáo dục số. Và trước mắt, cần phải thực hiện ngay việc triển khai các mơ hình đào tạo trực tuyến cho một số học phần, một số chuyên đề đối với cả bậc đại học cũng như các lớp bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ. Chính vì lẽ đó, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu và tiếp cận với các nền tảng LMS, lựa chọn Chamilo làm công cụ xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến, trước mắt triển khai thí điểm cho một số học phần thuộc bộ mơn Tin học bậc đại học. Nếu thành công, sẽ tiếp tục áp dụng triển khai cho một số học phần khác, cũng như một số chuyên đề của các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

31

Chương 2. ỨNG DỤNG CHAMILO XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI CÁC HỌC PHẦN THUỘC BỘ MÔN

TIN HỌC TẠI PHÂN HIỆU TP. HỒ CHÍ MINH 2.1. Tìm hiểu về nền tảng mã nguồn mở Chamilo

Chamilo là một hệ thống quản lý nội dung và học tập điện tử mã nguồn mở, được cấp phép theo GNU/GPLv3, nhằm mục đích cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục và tri thức trên toàn cầu. Chamilo được nhiều người đánh giá là một trong những hệ thống học tập điện tử mã nguồn mở trực quan nhất để sử dụng.

Chamilo LMS là một ứng dụng web dựa trên nền tảng ngơn ngữ lập trình PHP sử dụng cơ sở dữ liệu MySQL để lưu trữ dữ liệu. Đây là một trong những LMS được sử dụng rộng rãi nhất cho e-learning, với hơn 20 triệu người trên khắp thế giới sử dụng. Chamilo 2.0 vẫn đang được phát triển, tuy nhiên, người dùng vẫn có thể sử dụng nó cho đến phiên bản 1.11.x. Hệ thống quản lý học tập miễn phí này đa nền tảng và hoạt động trên Windows, Linux và Mac OS.

Các tính năng của Chamilo LMS

Chamilo LMS bao gồm một số tính năng hữu ích, chẳng hạn như danh mục khóa học, tạo người dùng và quản lý vai trị, quản lý kỹ năng, tạo chứng chỉ, hỗ trợ SCORM, … Nó cũng có một giỏ hàng để hỗ trợ các giảng viên trong việc bán các khóa học (sell courses). Chamilo được sử dụng cho nhiều hoạt động học tập và cộng tác. Giáo viên có thể sử dụng web để tạo, quản lý, xuất bản các khóa học và theo dõi tiến độ học tập của người học. Người học có thể theo dõi các khóa học, đọc tài liệu, tích cực tham gia vào các nhóm, diễn đàn và phòng trò chuyện.

▪ Giao diện thân thiện, nhanh, đáp ứng với các yêu cầu đơn giản.

▪ Cài đặt đơn giản cả trên máy tính cá nhân và trên đám mây.

▪ Khả năng mở rộng thông qua các plugin.

▪ Các chức năng thuận tiện để tạo và quản lý nội dung giáo dục.

▪ Cho phép tải lên tất cả các loại tệp (bao gồm SCORM) có thể được sử dụng như một danh mục tài liệu và để tạo các khóa học với văn bản, bảng biểu, hình ảnh, âm thanh và video ngay trên nền tảng. Các công cụ soạn thảo bao gồm vẽ sơ đồ hoặc lược đồ, ghi âm thanh và video, và chỉnh sửa hình ảnh.

32 phương pháp dạy học.

▪ Có các hoạt động học tập - các khóa học trực tuyến, Wiki, bài kiểm tra, bài tập, khảo sát và rất nhiều dự án…

▪ Sinh viên có thể trao đổi thơng qua diễn đàn hoặc trò chuyện tin nhắn và tạo các nhóm trong mạng xã hội Chamilo được tích hợp sẵn.

▪ Có cơng cụ Agenda cho phép người hướng dẫn quản lý lịch của khóa học, tích hợp với cơng cụ Agenda cá nhân có sẵn cho từng người dùng. Công cụ này cho phép người dùng thêm các sự kiện “cá nhân” để giúp người dùng theo dõi được lịch học tập và làm việc.

▪ Đối với hoạt động hội thảo trên web, người dùng có thể tích hợp với các giải pháp mã nguồn mở như BigBlueButton, LibreOffice, OpenMeetings, Prestashop.

▪ Khả năng quản lý nhiều người dùng với các vai trò khác nhau.

▪ Hộ trợ đa ngôn ngữ.

▪ Quản lý quyền truy cập vào các khóa học thuận tiện và dễ dàng.

▪ Hỗ trợ mã hóa dữ liệu.

▪ Tích hợp với các dịch vụ của bên thứ ba thông qua dịch vụ Web với SOAP (Simple Object Access Protocol - Giao thức truy cập đối tượng đơn giản).

▪ Một cộng đồng lớn đang hoạt động phân bố trên khắp thế giới.

2.2. Những ưu điểm và hạn chế của Chamilo so với Moodle và một số ứng dụng khác ứng dụng khác

Để chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế của Chamilo với một số ứng dụng LMS khác (Google Classroom, Microsoft Teams, Moodle …), nhóm nghiên cứu lựa chọn Chamilo với Moodle để so sánh, phân tích và đưa ra những sự khác biệt. Vì xét về các khía cạnh mục đích và ý nghĩa, những LMS này là như nhau. Nhưng xét về các ưu nhược điểm, chi phí triển khai thực hiện, tính bảo mật … thì Moodle và Chamilo thích hợp hơn cho một hệ thống LMS. Để xây dựng một LMS thì Chamilo và Moodle khơng có nhiều sự khác biệt, vì cả hai nền tảng này đều là mã nguồn mở, được sử dụng để xây dựng các ứng dụng hỗ trợ và quản lý khóa học trực tuyến. Tuy nhiên, xét về ưu điểm và hạn chế, Chamilo và Moodle có những sự khác biệt. Và từ những điểm khác nhau này, tổ chức hoặc người dùng đưa ra quyết định lựa chọn nền tảng ứng dụng cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.

33

Vì vậy, khi thực hiện so sánh giữa Chamilo và Moodle, các tiêu chí so sánh bao gồm: Hiệu suất, giao diện, vận hành chức năng và chi phí triển khai.

2.2.1. Về hiệu suất của ứng dụng

Cách kiểm tra thứ nhất: Dựa trên công cụ đo lường hiệu năng của máy chủ

Cả 2 ứng dụng dựa trên nền tảng Chamilo và Moodle được thực hiện cài đặt trên máy tính cá nhân hệ điều hành Windows với bộ cơng cụ XAMPP để tạo server (tích hợp Apache, PHP, MySQL). Trong ứng dụng XAMPP có tích hợp cơng cụ AB (Apache Bench) dùng để đo lường hiệu năng của các ứng dụng website. Ở phần kiểm tra này, nhóm nghiên cứu tạo mơ phỏng cho 10 người truy cập trong cùng một thời điểm. Và mỗi người truy cập sẽ thực hiện nhấn refresh (làm tươi) các trang trong ứng dụng khoảng 20 lần. Để tạo ra kịch bản này, sẽ thiết tùy chọn concurrency (đồng thời) bằng 10 và tùy chọn requests (thao tác) bằng 200. Có thể hiểu đơn giản tùy chọn concurrency tức số người truy cập trong cùng thời điểm và tùy chọn requests là tổng số thao tác mà tất cả người truy cập cùng thực hiện (10 người truy cập cùng thời điểm, mỗi người thực hiện thao tác 20 lần, tổng thao tác là 200).

Hình 2.1 dưới đây hiển thị thơng tin về hiệu suất của 2 ứng dụng. Về cơ bản, tất cả các thông số đều cho giá trị xấp xỉ nhau. Nhưng ở một vài tiêu chí, Chamilo thể hiện sự nổi bật hơn như thời gian phản hồi (Timer per request), tốc độ đường truyền (Transfer rate).

34

Cách thứ hai: Kiểm tra trên nền tảng trình duyệt Web

Ở lần kiểm tra này, nhóm nghiên cứu thực hiện đánh giá đối với 2 ứng dụng vào các thời điểm khác nhau, với thời gian kiểm tra là ~30s. Cả 2 ứng dụng được truy cập và các thao tác trên trình duyệt Google Chrome. Kết quả đánh giá hiệu năng được biểu thị như hình 2.2 dưới đây:

Hình 2.2. Đánh giá hiệu năng của Chamilo và Moodle trên Google Chrome Những chỉ số Loading (tải trang), Scripting (tải các tệp ngôn ngữ kịch bản), Những chỉ số Loading (tải trang), Scripting (tải các tệp ngôn ngữ kịch bản), Rendering (kết xuất, hiển thị nội dung yêu cầu lên trình duyệt), System (cấu trúc hệ thống)… của Chamilo nổi bật hơn Moodle. Ngược lại, những chỉ số Painting, Ide thì Moodle nổi bật hơn Chamilo.

Như vậy, ở phương diện hiệu năng, Chamilo và Moodle có sự cân bằng. Nếu xét về góc độ thao tác người dùng, Chamilo khởi động chậm hơn Moodle, nhưng sau khi tất cả dữ liệu đã được tải lên phía client (máy người dùng) thì mọi thao tác lại nhanh và mượt hơn. Bên cạnh đó, Chamilo ít tốn tài ngun hơn do cơ chế sử tái sử dụng lại tài nguyên cho mỗi khóa học.

2.2.2. Về giao diện người dùng

Có thể nói, ở tiêu chí này, Chamilo nổi bật hơn bởi giao diện (layout) thân thiện, khoa học, cấu trúc và tổ chức các chức năng rất thuận tiện cho cả quản trị viên, giảng viên và người học. Bên cạnh đó, khả năng điều hướng các chức năng của Chamilo cũng linh hoạt và dễ sử dụng hơn Moodle.

Tuy nhiên, đối với việc phát triển hoặc tùy chỉnh về cấu trúc giao diện, mã HTML và CSS (mã hiển thị dữ liệu sau khi được biên dịch lên trình duyệt) của

35

Chamilo khó sử dụng hơn Moodle. Để có thể tùy chỉnh về cấu trúc mã lệnh, người phát triển phải nghiên cứu nhiều hơn. Còn với Moodle, nền tảng này đã có hơn 20 năm hoạt động với cộng đồng người dùng rộng lớn, nên việc phát triển ứng dụng theo nhu cầu của người dùng thuận lợi hơn Chamilo.

Một hạn chế khác của Chamilo so với Moodle là hiện nay, Chamilo chưa có bản Việt hóa (trong khi Moodle được cộng đồng người Việt tham gia Việt hóa nhưng cũng chưa hồn chỉnh). Do vậy, trong q trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành Việt hóa khoảng 90% cho ứng dụng Chamilo.

2.2.3. Về các chức năng quản lý

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện các hoạt động quản lý: Quản lý thành viên, Quản lý khóa học; Quản lý các bài tập, bài kiểm tra; Các hoạt động khác liên quan đến khóa học… trên cả 2 nền tảng cho thấy Chamilo có hệ thống các chức năng rất rõ ràng, khoa học và dễ sử dụng. Cấu trúc chức năng quản lý và hệ thống cơ sở dữ liệu đơn giản nên phù hợp với cả những người mới bắt đầu tìm hiểu về nền tảng LMS này.

Ngược lại, Moodle được phát triển để áp dụng cho nhiều mơ hình đào tạo trực tuyến, nên hệ thống có cấu trúc phức tạp và cồng kềnh, có nhiều tính năng ẩn. Moodle có một cơ sở dữ liệu khổng lồ về các plugin làm cho nó khá linh hoạt, nhưng có thể khó xác định cái nào phù hợp nhất. Điều đó khiến cho việc thiết lập tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng là rất khó khăn.

Đây là một nền tảng hoàn hảo để sử dụng cho giáo dục, doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức khác nếu có đủ năng lực cơng nghệ cho việc này. Việc quản lý tồn bộ hệ thống địi hỏi kỹ năng kỹ thuật, Moodle sẽ không phù hợp với các tổ chức muốn triển khai e-learning nhanh chóng và đơn giản.

2.2.4. Về chi phí triển khai ứng dụng

Mặc dù, cả Chamilo và Moodle đều là những nền tảng mã nguồn mở. Trong khi Chamilo là miễn phí hồn tồn, thì Moodle ngồi gói cơ bản được miễn phí, những gói khác sẽ phải trả một khoản phí để sử dụng. Điều đó có nghĩa là, với những tính năng có sẵn của Chamilo là phù hợp để sử dụng cho các đơn vị, tổ

Một phần của tài liệu Ứng dụng chamilo xây dựng hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến đối với các học phần thuộc bộ môn tin học tại phân hiệu TP hồ chí minh (Trang 36 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)