CHƯƠNG 1 : ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ
3.1 Khái niệm, ý nghĩa của phân tổ thống kê
Thơng tin ban đầu có tính rời rạc, dữ liệu hỗn độn khơng theo một trật tự nào và có thể q nhiều nếu nhìn vào đây chúng ta khơng thể phát hiện được điều gì để phục vụ cho q trình nghiên cứu. Do đó, chúng ta cần phải trình bày một cách có thể thống với hai mục đích là làm cho bảng dữ liệu gọn lại, hai là thể hiện được tính chất của nội dung nghiên cứu.
3.1.1 Khái niệm
Phân tổ còn được gọi là phân lớp thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để chia các đơn vị tổng thể ra thành nhiều tổ (lớp, nhóm) có tính chất khác nhau.
Phân tổ thống kê đảm bảo nguyên tắc:
Một cách tổng quát tổng thể phải được phân chia một cách trọn vẹn, tức là một đơn vị của tổng thể chỉ thuộc một tổ duy nhất và một đơn vị thuộc một tổ nào đó phải thuộc tổng thể.
3.1.2 Ý nghĩa của phân tổ thống kê
-Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê.Bởi vì ta sẽ khơng thể hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu điều tra nếu không sử dụng phương pháp này.
-Là một trong những phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê.Chỉ sau khi đã phân tổng thể
Nguyên lý thống kê Chương 3: Phân tổ th và trình bày tlđt thống kê về ht kt - xh và kd - sxdvụ..
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 18
nghiên cứu thành các tổ có quy mơ và đặc điểm khác nhau thì việc tính các chỉ tiêu phản ánh mức độ,tình hình biến động,mối liên hệ giữa các hiện tượng mới có ý nghĩa đúng đắn.
-Phân tổ thống kê cịn được vận dụng ngay trong giai đoạn điều tra thống kê,nhằm phân tổ đối tượng điều tra thành các bộ phận có đặc điểm tính chất khác nhau từ đó chọn các đơn vị điều tra sao cho có tính đại biểu cho tổng thể chung.