Chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối trong thống kê

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề Kế toán) (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1 : ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ

4.1 Chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối trong thống kê

4.1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng.

Số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng hoặc quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.

Số tuyệt đối trong thống kê bao gồm các con số phản ánh quy mô của tổng thể hay của từng bộ phận trong tổng thể (số doanh nghiệp, số nhân khẩu, số học sinh đi học, số lượng cán bộ khoa học,...) hoặc tổng các trị số theo một tiêu thức nào đó (tiền lương của cơng nhân, giá trị sản xuất công nghiệp, tổng sản phẩm trong nước (GDP), v.v...).

Số tuyệt đối dùng để đánh giá và phân tích thống kê, là căn cứ khơng thể thiếu được trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, tính tốn các mặt cân đối, nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế - xã hội, là cơ sở để tính tốn các chỉ tiêu tương đối và bình qn.

Có hai loại số tuyệt đối: Số tuyệt đối thời kỳ và số tuyệt đối thời điểm.

Số tuyệt đối thời kỳ: Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một thời kỳ nhất

định. Ví dụ: Giá trị sản xuất cơng nghiệp trong 1 tháng, quý hoặc năm; Sản lượng lương thực năm 2005, năm 2006, năm 2007,...

Số tuyệt đối thời điểm: Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng ở một thời điểm nhất

Nguyên lý thống kê Chương 4: Các chỉ tiêu tk mức độ kl của ht kt - xh và kd sản xuất - dịch vụ.

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 25

cố định có đến 31/12/2007; lao động làm việc của doanh nghiệp vào thời điểm

1/7/2007,...

4.1.2 đơn vị tính tốn.

Chỉ tiêu khối lượng tuyệt đối trong thống kê bao giờ cũng có đơn vị cụ thể. Tùy theo tính chất của hiện tượng và mục đích nghiên cứu, số tuyệt đối có thể tính bằng các đơn vị khác nhau:

-Đơn vị hin vt: là đơn vị phù hợp với đặc điểm vật lý của hiện tượng. Nó được sử dụng rộng rãi khi xác định quy mô, khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu dùng. Đơn vị hiện vật bao gồm:

+ Đơn vị hiện vật tựnhiên: người, cái, chiếc, con………..

+ Đơn vị hiện vật quy ước: kgg, tấn, tạ, lít, mét, giờ…………….

+ Đơn vị hiện vật quy đổi: chọn một sản phẩm làm gốc, rồi quy đổi ra các sản phẩm khác cùng tên nhưng có quy cách, phẩm chất khác nhau ra sản phẩm đó theo một hệ số quy đổi ví dụ: 3 kg thóc = 4 kg khoai

-Đơn vị tin t: (đồng, USD, Yên,…) được sử dụng để biểu hiện giá trị sản phẩm nó giúp cho việc tổng hợp và so sánh nhiều loại sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau.

- Đơn vị thời gian lao động: thường dùng để đo lường thời gian lao động hao phí sản

xuất sản phẩm tính theo giờ, phút, ngày tháng hoặc dùng để tính năng suất lao động.

4.1.3 Các loi ch tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối.

Theo tính chất củ hiện tượng có thể phân biệt 2 loại: khối lượng tuyệt đối thời điểm (số tuyệt đối thời điểm) và khối lượng tuyệt đối thời kỳ (số tuyệt đối thời kỳ)

- Ch tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối thời điểm (MĐKLTĐTĐ)

Là số phanr ảnh quy mô, khối lượng của hiện tượng KT-XH tại một thời điểm nhất định. VD: số lao động của một doanh nghiệp có vào ngày 10/01/2003 là 120 người; giá trị tồn kho của cửa hàng X vào ngày 01/01/2017 là 2 tỷ đồng.

Chỉ tiêu MĐKLTĐTĐ chỉ phản ánh tình hình của hiện tượng tại một thời điểm nào trước và sau thời điểm đó, trạng thái của hiện tượng nghiên cứu có thể khác.

Các MĐKLTĐTĐ của cùng một chỉ tiêu ở những thời điểm khác nhau khơng thể cộng chung với nhau vì kết quả cộng dồn khơng có ý nghĩa nghĩa nghiên cứu.

- Chỉ tiêu MĐKLTĐTĐ có khoảng cách thời gian giữa hai thời điểm bằng nhau.

VD: Các dãy số MĐKLTĐ của các chỉ tiêu có vào thời điểm ngày đầu của tháng trong quý I của năm

Chỉ tiêu ĐVT 1/1 ẵ 1/3 ẳ -S lao động Người 200 210 218 222 Khối lượng sản phầm A tồn kho Tấn 5 7 9 6

Nguyên lý thống kê Chương 4: Các chỉ tiêu tk mức độ kl của ht kt - xh và kd sản xuất - dịch vụ. KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 26 Giá trị hàng hóa tồn kho Tr Đồng 30 36 38 44 Khối lượng vật tư B tồn kho Kg 800 820 900 980

Các dãy số trong bảng của các chỉ tiêu phản ảnh quy mô khối lượng của chỉ tiêu các thời điểm ngày đầu tháng. Khoảng cách giữa 2 thời điểm đều bằng 1 tháng

- Dãy số MĐKLTĐTĐ có khoảng cách thời gian giữa hai thời điểm không bằng nhau. VD: các dãy số MĐKLTĐTĐ của các chỉ tiêu có vào thời điểm khơng bằng nhau: Ngày 1/1 có 200 người

Ngày 15/1 tuyển thêm 2 ngừoi

Ngày 25/2 tuyển thêm 1 người, cho nghỉ việc 2 người, nghĩ hưu 4 người, buộc thôi việc 1 người.

Ngày 9/3 giải quyết cho chuyển công tác 2 người. Từ đó đến cuối tháng 03 khơng có thay đổi.

Qua phân tích, sắp xếp ta có dãy sốlao động của doanh nghiệp X ở các thời điểm trong quýI.

Ch tiêu ĐVT 1/1 15/1 25/2 9/3

-Số lao động Người 200 202 196 194

- Ch tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối thi kỳ(MĐKLTĐTK)

Số tuyệt đối thời kỳ phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng kinh tế-xã hội trong một độ dài thời gian nhất định (ngày , tháng, năm). Nó được hình thành thơng qua sự tích lũy về lượng của hiện tượng trong suốt thời gian nghiên cứu.

VD: giá trị sản xuất của doanh nghiệp A trong năm là 150 tỷ đồng. GDP năm 2000 của tỉnh B là 7510 tỷ đồng; tổng chi phí sản xuất 2.000 của doanh nghiệp C là 80 tỷ.

Đặc điểm nổi bật của chỉ tiêu MĐKLTĐTK là các số TĐTK của cùng một chỉ tiêu có thể được cộng với nhau để có trị số của một thời kỳ dài hơn. Thời kỳ nghiên cứu càng dài thì trị số của chỉ tiêu càng lớn.

VD: GDP của TPHCM (theo giá so sánh 1994) phân theo thành phần kinh tế, thời kỳ 2001 – 2004 như sau: Đơn vị tính: tỷ đồng. Ch tiêu 2001 2002 2003 2004 KT Nhà nước 24.371 26.123 28.357 30.855 KT Tập thể 993 1.012 925 942 KT tư nhân 8.462 11.127 14.145 17.680 KT cá thể 13.266 13.511 14.179 14.749

Nguyên lý thống kê Chương 4: Các chỉ tiêu tk mức độ kl của ht kt - xh và kd sản xuất - dịch vụ. KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 27 KT có vốn nước ngồi 10.695 11.897 13.341 14.945 Tng cng

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề Kế toán) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)