Đánh giá mức độ phù hợp của tiêu chuẩn kỹ thuật của mặt hàng cà phê Việt

Một phần của tài liệu Hàng rào kỹ thuật đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU (Trang 27 - 29)

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.4 Đánh giá mức độ phù hợp của tiêu chuẩn kỹ thuật của mặt hàng cà phê Việt

Việt Nam so với các quy định của EU

Trong những năm gần đây, bên cạnh việc mở rộng diện tích canh tác, về thực hành canh tác cà phê để phát triển bền vững, nhiều nông dân trồng cà phê Việt Nam đã và đang áp dụng công nghệ sản xuất nông nghiệp tiên tiến để đạt được các chứng nhận phổ biến, như 4C (Common Code for the Coffee Community); VietGAP (Thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam); UTZ (Certified Certified); và RFA (Liên minh rừng nhiệt đới). Tính đến cuối năm 2017, hơn 200.000ha, chiếm hơn 30% tổng diện tích trồng cà phê của Việt Nam, được chứng nhận bởi các sáng kiến phát triển bền vững.

Tuy nhiên, số liệu của Vicofa cũng cho thấy, dù lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU khá lớn, chiếm trên 8,5% tổng lượng cà phê nhập khẩu của thị trường này, song tỷ lệ cà phê chế biến còn thấp, chỉ 5 - 7% lượng cà phê xuất khẩu, sản phẩm chủ yếu là xuất thơ. Với tình hình thực tiễn của nước ta hiện nay, trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như khoa học - cơng nghệ cịn thấp so với thế giới, Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt với các rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng cà phê của các nước EU đặt ra. Nhiều tiêu chuẩn mà nước ta áp dụng chưa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và chưa được các nước EU công nhận nên hàng cà phê xuất khẩu của nước ta chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn mà các nước nhập khẩu yêu cầu.

Hệ thống kiểm tra, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cà phê của Việt Nam còn yếu kém và lạc hậu. Các nước có mức tiêu thụ cà phê lớn coi trọng vấn đề kiểm tra và giám sát chất lượng, xuất xứ và thương hiệu của hàng hoá, trong khi ở Việt Nam hoạt động này chưa được chú trọng đối với ngành cà phê từ sản xuất đến xuất khẩu. Hiện tượng bán hàng giả dưới tên các thương hiệu cà phê nổi tiếng có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây. Điều này tạo nên những bất lợi đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ do chi phí để bảo vệ thương hiệu hàng hố vượt quá sức của họ.

Uy tín của cà phê Việt Nam đang bị giảm sút nghiêm trọng. Chất lượng cà phê Việt Nam chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng, Việt Nam chưa có tên trong số 25 nước đang tự nguyện ghi lên chứng chỉ xuất xứ về chất lượng cà phê xuất khẩu của mình. Hiện nay, phần lớn DN chế biến trong nước vẫn xuất khẩu chủ yếu cà phê được phân loại theo tiêu chuẩn cũ (TCVN 4193-93), với các chỉ tiêu sơ đẳng là phần trăm lượng

văn bản chuẩn để phân loại cà phê lại chưa được áp dụng.Vấn đề ở đây là chất lượng, doanh nghiệp cà phê nội gặp khó khăn là chất lượng cà phê do xuất phát từ vấn đề sản xuất. Ví dụ ở các nước, quy trình sản xuất cà phê được quy định rõ ràng riêng việc thu hái cà phê phải là cà phê chín từ 90 – 95% thu hái làm hai đợt hái tồn bộ quả chín. Cịn của Việt Nam cà phê được thu hoạch gồm cả quả chín quả xanh đến khi đưa vào chế biến rang xay dẫn đến chất lượng khơng đồng đều. Cùng với đó là cơng nghệ chế biến ướt hay khô, nếu thu hái cà phê không đồng đều cộng với chế biến thủ công là chế biến khô sẽ dẫn đến chất lượng cà phê không đảm bảo. Vì vậy phải đặt ra vấn nâng cao chất lượng cà phê bắt đầu từ khâu thu hái đến bảo quản.

Phát triển diện tích cà phê ồ ạt, khơng theo quy hoạch, kế hoạch này đã nằm ngồi tầm kiểm sốt của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng. Đặc biệt, nghiêm trọng hơn, phần lớn diện tích cà phê mới phát triển sau này đều được trồng ở những vùng khơng có, hoặc thiếu nguồn nước tưới, đất trồng cà phê không đủ tiêu chuẩn (nghèo dinh dưỡng, tầng đất mỏng, đất dốc). Vi phạm các quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc ngay từ khâu khai hoang, làm đất, cây trồng xen che phủ…Việc tăng nhanh diện tích cà phê này khơng những khơng mang lại hiệu quả kinh tế mà cịn ảnh hưởng xấu đến tài nguyên môi trường…

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT KHI XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU.

Một phần của tài liệu Hàng rào kỹ thuật đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU (Trang 27 - 29)