B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1 Triển vọng phát triển của mặt hàng cà phê tại thị trường EU
EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới, với kim ngạch nhập khẩu từ các nước ngoại khối khoảng 10 tỷ USD/năm, chiếm 66% lượng nhập khẩu và khoảng 30% lượng tiêu thụ toàn cầu Lượng nhập khẩu cà phê của thị trường EU liên tục tăng trưởng trong ba năm qua. Đức chiếm khoảng 20% tổng tiêu dùng cà phê của châu Âu, theo sau là Ý (13%). Các thị trường tiêu dùng cà phê lớn khác là Pháp (13%), Tây Ban Nha (8%) và Anh (8%) (ICO, 2016). ICO nhấn mạnh rằng EU là một thị trường chung và khơng thể chỉ ra chính xác nơi nào cà phê nhập khẩu thực sự được tiêu dùng. Theo Eurostat, nhập khẩu cà phê vào EU năm 2019 đạt 4,189 triệu tấn, trị giá 13,1 tỷ euro, tăng 2,9% về lượng và tăng 0,2% về trị giá so với năm 2018.
Tiêu dùng cà phê cũng tăng trưởng ổn định tại một số thị trường Trung và Đông Âu, như Ba Lan. Tại Ba Lan, tăng trưởng tiêu dùng cà phê lên tới 80% trong 10 năm qua. Tuy nhiên, mức tiêu dùng cà phê trên đầu người tại Ba Lan chỉ ở mức 2,3 kg/người/năm, thấp hơn nhiều so với mức trung bình tồn châu Âu. Khoảng 74% người tiêu dùng tại thị trường này chọn cà phê hòa tan. Đồng thời, triển vọng tăng trưởng phân khúc cà phê đặc sản vẫn tích cực khi các quán cà phê và các nhà rang xay cà phê nhỏ tham gia thị trường. Các thị trường Bắc Âu như Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy và Iceland có mức tiêu dùng cà phê trên đầu người cao nhất, hơn 8kg/người/năm. Đây là các thị trường ổn định, nơi tiêu dùng cà phê trung bình trên đầu người sẽ khơng biến động mạnh. Lựa chọn loại cà phê chất lượng cao và tăng trưởng tiêu dùng ngồi hộ gia đình cho thấy những thay đổi trong thói quen uống cà phê tại các thị trường này. Bên cạnh đó Châu Âu khơng sản xuất cà phê. Thuần túy là một thị trường tiêu dùng, châu Âu phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cà phê nhập khẩu từ các nước sản xuất cà phê. Vì vậy EU chính là một thị trường xuất khẩu chủ đạo đầy tiềm năng của ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Hiện Việt Nam là nhà cung ứng cà phê lớn thứ hai vào EU, chiếm 16,1% thị phần về lượng (chỉ sau Brazil với 22,2%).Đến nay cà phê nguyên liệu của Việt Nam vẫn cạnh tranh chủ yếu bằng giá và có giá trị thấp so với các đối thủ trên thị trường. Xét về
cà phê (RCA > 1), cao hơn hầu hết các quốc gia nội khối EU hay CPTPP. Tuy nhiên so với các cường quốc cà phê trên thế giới, năng lực cạnh tranh của Việt Nam chỉ ở mức trung bình.
Việc ký kết thành công Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu âu cũng mở ra rất nhiều cơ hội cho ngành xuất khẩu cà phê của nước ta. Trong khn khổ Hiệp định EVFTA, gần như tồn bộ 100% biểu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn (tối đa là 7 năm). Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết. Với việc thực thi Hiệp định EVFTA, EU đã xóa bỏ thuế cho tồn bộ cho các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang (giảm 7-11% xuống 0%), các loại cà phê chế biến từ giảm 9 - 12% xuống còn 0% vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực ngày 1/8. Đồng thời, trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA chính thức đi vào thực thi có chỉ dẫn địa lý về cà phê. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam với các đối thủ tại thị trường EU.Để vào được thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA, sản phẩm cà phê phải đảm bảo khơng có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo tất cả các quy định hết sức khắt khe của thị trường khó tính này.
Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có các giải pháp tích cực để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia khi tham gia xuất khẩu mặt hàng cà phê vào thị trường EU để có thể gia tăng lợi nhuận và khai thác những thời cơ của thị trường này mang lại.