VIỆT NAM CẦM QUYỀN
2.2.1. Khái niệm tính chính đáng của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền
Ở nước ta, Hồ Chí Minh là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “đảng cầm quyền”. Khi Hồ Chí Minh đưa ra thuật ngữ này, ở nước ta, bên cạnh ĐCS, cịn có hai đảng nhỏ khác là Đảng Xã hội và Đảng dân chủ. Khi Bác nói “Đảng ta là đảng cầm quyền” với hàm ý rằng, bên cạnh Đảng Lao động Việt Nam đang cầm quyền vào thời điểm đó cịn có các đảng khơng cầm quyền là Đảng Dân chủ được thành lập năm năm 1944 bởi Dương Đức Hiền, giành 46 ghế trong Quốc hội khóa I năm 1946 và 4 ghế trong Chính phủ lâm thời, tự giải tán năm 1988) và Đảng Xã hội (được thành lập năm 1946 bởi Nguyễn Xiển, giành 24 ghế trong Quốc hội khóa I Việt Nam dân chủ cộng hóa và tự giải tán năm 1988). Vì vậy, Đảng cầm quyền ở đây là là chỉ vị thế của ĐCS trong việc nắm giữ quyền lực nhà nước so với các đảng khác trong xã hội. ĐCS Việt Nam cầm quyền có nghĩa là Đảng nắm giữ quyền lực Nhà nước, sử dụng nó để lãnh đạo Nhà nước và tồn xã hội thực hiện mục đích của Đảng. Như vậy, “Đảng cầm quyền” dung chứa trong nó cả “Đảng lãnh đạo” - Đảng lãnh đạo thuận lợi hơn, có cơng cụ mạnh mẽ hơn trong điều kiện cầm quyền; Đảng cầm quyền để lãnh đạo, và chính sự cầm quyền, thực chất đã mang nghĩa lãnh đạo.
Cho đến nay, ĐCS Việt đã luôn được nhân dân tin tưởng, thừa nhận là Đảng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội, đồng thời vai trò này còn được khẳng định trong Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Quyền lực Nhà nước là quyền lực công, là công cụ để cai trị, quản lý xã hội, đảm bảo vai trị cầm quyền của Đảng. Vì vậy, khơng chỉ chính đáng trong giành chính quyền, Đảng muốn duy trì tính chính đáng của mình cần đảm bảo tính chính đáng của Nhà nước, bởi nó chính là cơ sở, là nền tảng để người dân tiếp tục đặt niềm tin vào Đảng, đi theo Đảng, phục tùng tự nguyện sự lãnh đạo của Đảng để đạt được hiệu lực và hiệu quả trong cầm quyền của Đảng.
Vì vậy, dựa trên các quan niệm về tính chính đáng chính trị nói chung, tính chính đáng của ĐCS Việt Nam với tư cách là một chủ thể cầm quyền duy nhất cũng có những đặc điểm chung, đồng thời cũng có tính chất riêng. Vì là một Đảng duy
nhất cầm quyền, khơng có cạnh tranh, cho nên trong mỗi giai đoạn cầm quyền, tính chính đáng cao hay thấp, khơng dẫn tới các biến đổi chính trị lớn (cụ thể là không dẫn đến thay đổi chủ thể cầm quyền như các nước đa đảng), nhưng nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của Đảng đối với nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ảnh hưởng đến mục tiêu mà chúng ta đang theo đuổi: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Cho nên, có thể bước đầu đưa ra khái niệm tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền như sau: Tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền là niềm
tin, sự thừa nhận một cách tự nguyện của nhân dân đối với vị thế của Đảng trong việc nắm giữ quyền lực Nhà nước, nhờ đó Đảng duy trì được vị thế cầm quyền, phát huy được hiệu lực, hiệu quả trong quá trình lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2.2.2. Cấu trúc tính chính đáng của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền
Thông qua khảo sát các quan niệm về tính chính đáng chính trị, căn cứ vào cấu trúc tính chính đáng chính trị, có thể rút ra được cấu trúc tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng. Đây sẽ là khuôn khổ lý thuyết để khảo sát, phân tích tính chính đáng trong cầm quyền của ĐCS Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
Với tư cách là một chủ thể chính trị, một chủ thể cầm quyền duy nhất ở nước ta, ĐCS Việt Nam muốn xây dựng và củng cố được tính chính đáng trong cầm quyền của mình vẫn phải quan tâm đến tính chính đáng từ khi mới nắm quyền lực, tức khâu phát sinh quyền lực và trong suốt giai đoạn duy trì quyền lực của mình. Vì thế, cấu trúc tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền vẫn dựa trên khuôn khổ chung - tức ba yếu tố tạo nên cấu trúc tính chính đáng chính trị. Tuy nhiên, do đặc thù ở Việt Nam, ĐCS Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền từ 1945 cho đến nay. Vì vậy, các yếu tố quy định tính chính đáng trong cầm quyền, ngồi cái chung, cịn có những đặc thù riêng.
2.2.2.1. Hệ giá trị của Đảng Cộng sản Việt Nam
Cần phải khẳng định rằng, hệ giá trị của ĐCS Việt Nam theo đuổi ngay từ khi thành lập và phát triển cho đến nay được thể hiện thông qua: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng mang tính đặc thù của đất nước, của dân tộc trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Hệ giá trị này sẽ là tiền đề tư tưởng ảnh hưởng đến tính chính đáng về mặt lý luận của Đảng.
Muốn có được tính chính đáng về mặt lý luận, ĐCS Việt Nam phải duy trì được tính tiên phong trong hệ giá trị của mình. Nếu một thời điểm nào đó, ĐCS Việt Nam khơng duy trì được tính tiên phong về mặt tư tưởng, đặc biệt là tính tiên phong trong cương lĩnh, đường lối, chính sách trong q trình lãnh đạo, tính chính đáng về mặt lý luận sẽ bị xói mịn và thậm chí sẽ kéo theo làm xói mịn tính chính đáng trong vai trị cầm quyền.
Để tạo ra tính chính đáng trong cầm quyền, bước đầu ĐCS Việt Nam luôn chú ý đến tiếp thu và truyền bá hệ tư tưởng Mác xít, coi đây là hệ tư tưởng mang tính tiên phong, tiến bộ (vì dân, bình đẳng, cơng bằng, tự do v.v..). Khi đã có được hệ tư tưởng nền tảng mang tính tiên phong, ĐCS cần phải tìm cách truyền bá hệ tư tưởng của mình vào quần chúng nhân dân, biến nó trở thành hệ tư tưởng giữ vai trị chủ đạo trong đời sống xã hội. Nhờ vậy, ĐCS Việt Nam mới tập hợp được đông đảo quần chúng tin vào Đảng, đi theo Đảng để giành chính quyền, xác lập vai trị cầm quyền của Đảng - đây được coi là yếu tố quan trọng đầu tiên để ĐCS Việt Nam có được tính chính đáng trong cầm quyền của mình. Trong q trình cầm quyền, ĐCS Việt Nam phải ln bổ sung, phát triển hệ tư tưởng nền tảng để có những cương lĩnh, đường lối, chính sách phù hợp với từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể để người dân tiếp tục chấp nhận, tin tưởng vào sự lãnh đạo, cầm quyền nhằm củng cố tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng.
Vì vậy, để phân tích tính chính đáng về mặt lý luận của ĐCS Việt Nam, cần nhìn nhận thơng qua hệ tư tưởng của Đảng, mức độ bổ sung, phát triển, áp dụng hệ tư tưởng nền tảng vào trong quá trình lãnh đạo của Đảng. Đánh giá thơng qua tính đúng đắn, khoa học, kịp thời, hiệu quả của các cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng trong từng hoàn cảnh, điều kiện, giai đoạn cụ thể.
2.2.2.2. Tính hợp lý, hợp pháp trong cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đây chính là cơ sở của tính chính đáng trong q trình giành quyền lực, giữ quyền lực của Đảng. Vì đặc thù của chúng ta là chỉ có một đảng duy nhất cầm quyền, vì vậy tính hợp pháp trong cầm quyền của Đảng nó khơng chỉ là các quy định trong Hiến pháp và pháp luật về vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng. Mà, tính hợp pháp trong cầm quyền của ĐCS Việt Nam nó chính là cách thức tạo dựng các cơ quan với
tư cách là công cụ quyền lực của Đảng, công nghệ để đảm bảo quyền lực chính trị của Đảng được khách quan hóa trong quyền lực cơng - tức quyền lực nhà nước thông qua những thủ tục, thể lệ, quy trình, cốt lõi vẫn là nhà nước hóa các cơ cấu chính trị.
Cụ thể, trong q trình phân tích yếu tố này của ĐCS Việt Nam, cần quan tâm đến các vấn đề: Thứ nhất, tính hợp lý, hợp pháp trong q trình giành vị trí cầm quyền của ĐCS Việt Nam; Thứ hai, Đảng nắm quyền lực Nhà nước bằng phương thức nào (áp đặt hay thông qua bầu cử tự do, dân chủ) - tức liên quan đến tính chính đáng của quyền lực Nhà nước với tư cách là công cụ của ĐCS Việt Nam cầm quyền;
Thứ ba, mối quan hệ trong lãnh đạo, cầm quyền của Đảng với Nhà nước - tức là mối
quan hệ quyền lực của Đảng trong vai trò lãnh đạo với quyền lực của Nhà nước với tư cách là cơ quan quyền lực công, bộ máy quản lý; Thứ tư, với tư cách là một đảng duy nhất cầm quyền, nhân dân có vai trị như thế nào trong việc tạo dựng các cơ cấu quyền quyền lực của Đảng và vai trị giám sát, kiểm sốt của nhân dân đối với các cơ quan quyền lực của Đảng; v.v…
Vì vậy, khi khảo sát, phân tích tính hợp lý, hợp pháp trong cầm quyền của ĐCS qua các thời kỳ, chúng ta cũng nhìn nhận tất cả các vấn đề như Đảng đạt quyền lực như thế nào, bằng con đường nào và mức độ ủng hộ của nhân dân ra sao, trong quá trình duy trì quyền lực của Đảng thì mức độ khách quan hóa trong quyền lực cơng của Đảng mạnh ở điểm nào, điểm nào cịn hạn chế, thiếu sót, v.v…
2.2.2.3. Tính hiệu lực, hiệu quả trong q trình lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trong quá trình cầm quyền, ĐCS Việt Nam không thể chỉ dừng lại ở việc tiếp thu, củng cố, phát triển hệ tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng. Nếu chỉ dừng lại đó thì lợi ích và vai trị của chủ thể cầm quyền chưa được đảm bảo và áp đặt trong phạm vi toàn xã hội. Muốn đảm bảo được lợi ích của Đảng, của giai cấp, nhân dân, dân tộc mà mình đại diện, đảng cầm quyền phải nắm được quyền lực nhà nước nhằm thể chế hóa các lý tưởng chính trị của Đảng thành các chuẩn mực pháp quyền (hệ thống hiến pháp và pháp luật) để đem ra thực thi trên quy mơ tồn xã hội thơng qua các cơ quan nhà nước. Muốn bảo đảm được tính chính đáng trong cầm quyền, các mệnh lệnh được đưa ra từ các cơ quan nhà nước với tư cách là công cụ của đảng cầm quyền phải được
nhân dân tuân thủ một cách tự nguyện, đi vào cuộc sống ngay lập tức - tức tính hiệu lực của Hiến pháp và pháp luật.
Nhà nước với tư cách là công cụ cầm quyền của Đảng chỉ được xã hội thừa nhận là chính đáng khi tổ chức quyền lực này phải thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân thơng qua hệ thống chính sách - tức là một Nhà nước hiệu quả. Toàn bộ hoạt động của Đảng cầm quyền đều xoay quanh hoạt động của Nhà nước, xoay quanh sản phẩm đầu ra của Nhà nước là các chính sách cơng. Đây là vấn đề phức tạp, liên quan đến giải quyết các quan hệ lợi ích phức tạp của nhiều quan hệ lợi ích khác nhau trong xã hội. Đặc biệt, nó liên quan đến quyền và trách nhiệm của các cơ quan hoạt định chính sách, năng lực và tầm nhìn của người đứng đầu (cán bộ của Đảng) các cơ quan hoạch định chính sách, tính cơng khai, minh bạch trong việc cung cấp thông tin đến công chúng, cơ chế, và năng lực giám sát và phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách,v.v…Muốn vậy, địi hỏi Đảng cầm quyền phải chú trọng đến tồn bộ các khâu, như: Tính đúng đắn, tính khả thi của mục tiêu chính trị - tức là trình độ, năng lực, quyết sách của đảng cầm quyền; Tính đầy đủ, đồng bộ, khoa học và tương đối ổn định của hệ thống Hiến pháp, pháp luật, nghị định. Trình độ, năng lực sản xuất thể chế của bộ máy nhà nước mà trước hết là quốc hội; Quyền năng và năng lực thực tế của bộ máy hành pháp; Tính kịp thời, đúng đắn trong việc phát hiện và tính nghiêm minh trong việc xử lý những hành vi sai phạm. Đây cũng là năng lực thực tế của đội ngũ làm cơ quan tư pháp và tính độc lập tương đối của cơ quan tư pháp. Vì vậy, đánh giá tính hiệu lực trong lãnh đạo của Đảng, cần nhìn nhận tất cả các khâu, đặc biệt là tính khả thi, đúng đắn và tính hiệu lực của hệ thống Hiến pháp và pháp luật của các cơ quan quyền lực Nhà nước đưa ra. Đồng thời, khi hệ thống Hiến pháp và pháp của các cơ quan Nhà nước đưa ra người dân phản đối hay ủng hộ, thực thi tự nguyện hay cưỡng ép, v.v…
Như đã đề cập, một điều kiện rất quan trọng làm cơ sở để người dân có cịn tiếp tục ủng hộ sự lãnh đạo chính là hiệu quả trong q trình lãnh đạo Nhà nước và nhân dân của Đảng ở từng thời kỳ, từng hoàn cảnh cụ thể. Ở nước ta, hiệu quả lãnh đạo của Đảng được đánh thơng qua các tiêu chí:Thứ nhất, mức độ tăng
trưởng kinh tế (GDP, GNP); Thứ hai, chỉ số phát triển con người (HDI) cao hay thấp; Thứ ba, mức độ phân phối có đảm bảo được mức độ nhất định sự công bằng hay không; Thứ tư, Đảng và Nhà nước giải quyết các vấn đề an sinh xã hội như giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo… như thế nào; Thứ năm, các vấn đề như xây dựng nền văn hóa, bảo vệ mơi trường sinh thái - tức là đảm bảo yếu tố phát triển bền vững như thế nào, v.v…
Như đã nói, bản thân tính chính đáng là một yếu tố động, tính liên tục, gián đoạn hay vịng đời của tính chính đáng nó phụ thuộc vào sự biến đổi và tương tác giữa ba yếu tố chính tạo nên tính chính đáng. Vì vậy, khi phân tích, khảo sát các yếu tố tạo nên tính chính đáng trong cầm quyền của ĐCS Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, cần phân tích điểm mạnh yếu của từng nhân tố trong ba yếu tố chính quy định tính chính đáng để thấy được các điểm mạnh cũng như các điểm hạn chế của từng yếu tố. Qua đó, có những nhận xét, đánh giá khả dĩ về tính chính đáng trong từng thời kỳ lịch sử (được thể hiện ở chương 3). Đặc biệt, đây cũng chính là khn khổ để có thể chỉ ra được các hạn chế trong duy trì tính chính đáng trong cầm quyền của ĐCS Việt Nam hiện nay và đưa ra một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng (được thể hiện trong chương 4).
Tiểu kết chương 2
Như vậy, tính chính đáng chính trị khơng chỉ là niềm tin đơn thuần của những người bị cai trị vào chủ thể quyền lực. Tính chính đáng chính trị là sự thừa nhận và phục tùng một cách tự nguyện của những người bị cai trị vào chủ thể quyền lực thông qua các yếu tố mà chủ thể quyền lực tạo ra. Nhờ đó chủ thể quyền lực đạt được hiệu lực và hiệu quả cao trong cầm quyền.
Khi nghiên cứu về tính chính đáng chính trị, có hai trường phái khá khác nhau về nguồn gốc, hình thức tồn tại, tác dụng của tính chính đáng chính trị. Một là của các nhà tư tưởng chính trị phương Tây và một là của các nhà mác xít - trong đó điển hình là Mác-Ăgghen, Lênin và A.Gramsci. Mỗi cách cách tiếp cận có những luận giải khác nhau về các vấn đề xung quan tính chính đáng chính trị. Từ việc hệ
thống hóa các quan niệm, ta thấy có ba mặt (yếu tố) quan trọng trong cấu trúc của tính chính đáng chính trị là: giá trị lý tưởng chính trị; tính hợp lý, hợp pháp trong
cầm quyền; tính hiệu lực và hiệu quả trong cầm quyền. Sự tương tác giữa các yếu
tố này nằm dưới các q trình chính trị lớn. Biến đổi chính trị chính là sự biến đổi