Qua nghiên cứu, tìm hiểu các cơng trình khoa học có liên quan đã được cơng bố, có thể thấy, vấn đề tính chính đáng chính trị nói chung, tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền nói riêng, trong thời gian gần đây, đã bắt đầu thu hút được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các cơng trình được khảo cứu ở trên, vấn đề tính chính đáng chính trị nói chung, tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền nói riêng được đề cập và nghiên cứu ở nhiều góc độ, dưới dạng sách chuyên khảo, bài viết tạp chí, luận văn, luận án.
Đồng thời, qua khảo cứu các cơng trình đó cho thấy, nghiên cứu tính chính đáng chính trị, tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền còn một số “khoảng trống” sau đây cần được khỏa lấp trong luận án và các nghiên cứu tiếp theo:
Một là, vẫn chưa có được một khái niệm đầy đủ, tồn diện về tính chính đáng
chính trị từ cách tiếp cận của khoa học Chính trị học mác xít. Đồng thời, chưa có một tổng kết, hệ thống hóa được các cách tiếp cận khác nhau về tính chính đáng chính trị trong lịch sử tư tưởng chính trị để từ đó xây dựng được cấu trúc tính chính đáng chính trị. Đặc biệt, chưa có một nghiên cứu nào tiếp cận từ đặc thù trong cầm quyền của ĐCS Việt Nam để đưa ra khái niệm tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền được tiếp cận từ góc độ khoa học về quyền lực và quyền lực chính trị, xây dựng cấu trúc tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền.
Hai là, các nghiên cứu liên quan đến tính chính đáng của ĐCS Việt Nam
cầm quyền qua các thời kỳ lịch sử cịn rất ít, nếu có cũng chỉ là khẳng định vai trị cầm quyền một cách chính đáng của Đảng như một mặc định hiển nhiên, không đủ cơ sở lý thuyết để phân tích, nhận định tính chính đáng cao hay bị xói mịn trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau. Vì vậy, việc căn cứ vào cấu trúc tính chính đáng của ĐCS Việt Nam cầm quyền để khảo sát, phân tích, nhận định tính chính đáng cao hay bị ảnh hưởng, xói mịn của Đảng trong các thời kỳ khác nhau là “khoảng trống” cần được làm rõ.
Ba là, các nghiên cứu tuy đã đề cập đến điều kiện đảm bảo tính chính đáng
trong cầm quyền của các đảng tư bản trong xây dựng cương lĩnh, đường lối, chính sách, trong phương thức lãnh đạo của đảng đối với nhà nước... nhưng lại chưa rút ra được bài học có thể tham khảo trong q trình nâng cao tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng ta hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm từ các đảng chính trị trên thế giới nhằm rút ra bài học có giá trị tham khảo cho Đảng ta cũng là một “khoảng trống” cần tiếp tục nghiên cứu.
Bốn là, trong các nghiên cứu, khi đề cập đến hạn chế trong duy trì tính chính
đáng của Đảng hiện nay, chủ yếu là tiếp cận từ các nhận định trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng về niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, xuất pháp từ tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy đồi đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Chưa có các nghiên cứu từ nền tảng của khung lý thuyết được xây dựng bài bản, khoa học. Vì vây, việc thực hiện luận án nhằm góp phần khỏa lấp một số “khoảng trống” mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến các hạn chế trong xây dựng hệ giá trị của Đảng, xây dựng tính hợp pháp của Đảng, xây dựng tính hiệu lực, hiệu quả trong lãnh đạo của Đảng để từ đó đề xuất các giải pháp khả khi nhằm nâng cao tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng thời gian tới.
Những “khoảng trống” nêu trên đặt ra các tình huống khoa học mà đối tượng nghiên cứu của luận án hướng tới góp phần giải quyết, đặc biệt là các vấn đề thuộc phương diện nhận thức khoa học.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH CHÍNH ĐÁNG CHÍNH TRỊ, TÍNH CHÍNH ĐÁNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦM QUYỀN