ĐẢNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG BÀI HỌC THAM KHẢO CHO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
3.3.1. Kinh nghiệm xây dựng tính chính đáng của một số đảng chính trị trên thế giới
Qua kinh nghiệm thực tiễn của một số đảng trên thế giới, trong các thể chế đa đảng cạnh tranh, hai đảng thay nhau cầm quyền hoặc một đảng nổi trội duy nhất cầm quyền, thấy rằng:
Một là, kinh nghiệm trong xây dựng hệ giá trị của đảng
Một số đảng chính trị trên thế giới khơng áp dụng một hệ tư tưởng cố định mang tính chỉ đạo, xuyên suốt từ khi cầm quyền. Thay vào đó là xây dựng một ý thức hệ mang tính linh hoạt, hịa đồng - tức không phải cố định, đúng bản chất v.v.. như hệ tư tưởng theo quan niệm của chủ nghĩa Mác để duy trì được vị trí cầm quyền trong suốt một thời gian dài. Ví dụ như trường hợp Đảng Hành động Nhân dân Singapore (PAP). Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ khác nhau mà PAP tìm kiếm và xây dựng cho mình một hệ giá trị chủ đạo, miễn là hệ giá trị đó giúp cho PAP đạt được mục tiêu trong quá trình cầm quyền của mình.
Sau khi Singapore trở thành một quốc gia độc lập, đất nước đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị và xã hội. Vì thế, mục tiêu hàng đầu mà PAP đặt ra lúc này là phải làm thế nào bảo đảm được sự ổn định (đặc biệt là tránh được mâu thuẫn giữa các sắc tộc) và phát triển về kinh tế. Từ đó, một ý thức hệ đã được khai sinh: “ý thức hệ sống còn” (ideology of survival). Nội dung của ý thức hệ này, theo như Lý Quang Diệu, để một đất nước như Singapore có thể tồn tại được, xã hội phải được tổ chức lại chặt chẽ hơn và tăng cường tính kỷ luật của người dân. Cịn để cho phát triển được kinh tế và đảm bảo sự phát triển liên tục, PAP đã chọn chủ
nghĩa thực dụng - chủ nghĩa lấy mục tiêu trên hết là phát triển kinh tế liên tục và lấy đó làm cơ sở để đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động của chính phủ.
Chủ nghĩa thực dụng được hình thành như một cơ cấu khái niệm có tính hệ thống được phát triển do những điều kiện vật chất và lịch sử tại thời điểm PAP tiếp nhận quyền lực. Nói một cách chính xác hơn, dựa trên nhu cầu vật chất tại thời điểm lịch sử (thập niên 1960, 1970) của Singapore, chủ nghĩa thực dụng, cịn có thể xem là chủ nghĩa tiêu thụ - được xem như là một ý thức hệ - đã cho phép PAP lãnh đạo Singapore trong một thời gian dài (và cho đến nay). Những chính sách xuất phát từ ý thức hệ thực dụng được nhìn nhận là cần thiết, thực tế và mang tính hiển nhiên - điều này đúng với một ý của Các Mác: quá trình chuyển đổi ý thức hệ là quá trình “hiển nhiên hóa” những mối quan tâm của các giai cấp thống trị (đặc biệt) tại một thời điểm lịch sử. Tính chính đáng trong vai trị lãnh đạo của PAP đã được nâng lên do những thành cơng trong những chính sách của chính quyền nhằm đem lại một cuộc sống sung túc hơn về vật chất - điều quan trọng nhất mà người dân Singapore (những di dân vì kinh tế) mong mỏi. Để củng cố vị trí của mình, bên cạnh việc phát triển và duy trì chủ nghĩa thực dụng, đảng PAP “sáng tạo” ra các lập luận chính trị gần giống với ý thức hệ chính trị nhằm tuyên truyền người dân về tính chính đáng của chính quyền. Các lập luận này xoay quanh đặc tính văn hóa, xã hội và các thành tựu phát triển kinh tế. Cốt yếu, lý thuyết “các giá trị châu Á” (Asian values) là một lập luận chính trị nhằm mục đích ấy. “Các giá trị châu Á” được Lý Quang Diệu của Singapore ủng hộ mạnh mẽ. Cơ bản, các giá trị Châu Á bao gồm: (i) có đạo đức cao trong công việc (high work ethics), (ii) thành đạt về học vấn (education attainment), và (ii) định hướng gia đình và nhóm (family and group orientation).
Hệ giá trị của đảng, có thể nó khơng phải là một hệ tư tưởng đồ sộ, mà nhiều khi nó chỉ là một kế hoạch hành động của một thủ lĩnh, một nhà lãnh đạo trí tuệ và có uy tín cũng đủ để đưa một đảng nào đó lên vị trí cầm quyền. Điển hình đó là cuộc bầu cử quốc hội khoá V của nước Nga ngày 2/12/2007. Đảng nước Nga thống nhất được 64,3% (315 ghế). Đảng nước Nga thống nhất khơng đưa ra chương trình tranh cử riêng, mà hành động theo Kế hoạch Putin với khẩu hiệu “Kế hoạch của Putin - Thắng lợi của nước Nga”. Sự ủng hộ của tổng thống Putin là cực kỳ quan trọng đối
với thắng lợi vang dội của Đảng nước Nga thống nhất. Uy tín của ơng lúc đó rất cao, với mức độ tín nhiệm trên 70% [50].
Ở các nước tư bản hiện đại, hệ tư tưởng của các đảng chính trị dường như đã khơng cịn bị trói buộc bởi bản chất giai cấp nữa. Muốn giành được thắng lợi, hệ tư tưởng của các đảng đều phải có những điều chỉnh để phù hợp với từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, đặc biệt là phải biến tư tưởng của một giai cấp, một nhóm xã hội trở thành tư tưởng chung của số đông, của cả dân tộc. Ví dụ, đầu những năm 90 của thế kỷ 20, các đảng dân chủ xã hội châu Âu bị thất bại hàng loạt, nhưng khoảng 10 năm sau, các đảng này lại thắng cử hàng loạt, nguyên nhân quan trọng là trong tư tưởng của các đảng này đã phải xác định lại về phạm vi của mình - tức là các đảng này hầu hết đã biến đảng của mình thành đảng của dân tộc. Như Công Đảng Anh không hạn định cơ sở giai cấp ở công nhân sản xuất, mà đã hứa với toàn dân là “bảo đảm mọi người dân Anh đều trở thành tư sản trung lưu”, Đảng Dân chủ cánh tả Italia thì cơng khai tun bố mình là “đại diện cho tất cả cơng dân Italia”.
Trong thể chế chính trị đa nguyên, hệ giá trị tư tưởng của đảng địi hỏi phải tạo được niềm tin với số đơng trong xã hội (kể cả đó là niềm tin tơn giáo) mà khơng nhất thiết chỉ có niềm tin của đảng viên. Nếu giá trị tư tưởng của nó thoả mãn được điều kiện này, một đảng chính trị sẽ giành được vị trí cầm quyền và có thể duy trì được thời gian cầm quyền của mình. Như trong trường hợp đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) ở Đức. CDU được thành lập tháng 12 năm 1945. Hệ tư tưởng của nó là một sự kết hợp giữa những quan niệm nhân đạo theo giáo lý của Cơ đốc giáo với ý thức về quyền lợi dân tộc Đức ở các tầng lớp trí thức và doanh nghiệp Đức theo Thiên chúa giáo. Chính hệ tư tưởng này nó đã thu hút được đơng đảo các tín đồ Thiên chúa giáo tham gia trong kỳ bầu cử Quốc hội Liên bang đầu tiên năm 1949. Đặc biệt, đại đa số tín đồ đều xem CDU là đảng của mình, và Konrad Adenauer đã giành được thắng lợi vang dội để trở thành Thủ tướng Liên bang đầu tiên và đưa CDU (liên minh với Liên minh xã hội Thiên chúa giáo CSU) lên cầm quyền vào năm 1949 và duy trì được quyền lực đến tận năm 1969. Chính dựa trên nền tảng tư tưởng này, cho đến nay CDU trở thành đảng cầm quyền lâu nhất ở Đức, trên 40 năm.
Hệ giá trị của một đảng cầm quyền là điều kiện cơ bản, đầu tiên để xây dựng tính chính đáng của một đảng cầm quyền. Nhưng, chính hệ giá trị cũng là nguyên nhân đầu tiên có thể đưa một đảng cầm quyền đánh mất dần tính chính đáng của mình và có thể mất vị trí cầm quyền nếu như đảng viên và nhân dân mất dần niềm tin vào nó, dù cho đảng đó đã cầm quyền trong một thời gian rất dài đi chăng nữa. Điều này đã thấy rất rõ trong trường hợp của Đảng Cộng sản Liên Xô:
Trong Thời đại Lênin, Đảng Cộng sản Liên Xô cũ đã kết hợp chủ nghĩa Mác với thực tiễn xã hội của Liên Xô cũ, sáng tạo ra chủ nghĩa Lênin. Bước vào thời kỳ xây dựng CNXH, Lênin không ngừng tiến cùng thời đại về lý luận, đưa ra một loạt quan điểm mới về xây dựng CNXH, thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp XHCN. Dưới sự lãnh đạo của Lênin, tư tưởng XHCN trở thành niềm tin và mục tiêu theo đuổi của người dân Liên Xô cũ. Song, sau khi Lênin qua đời, lý luận của Đảng Cộng sản Liên Xô bắt đầu trở nên xơ cứng. Từ khi Stalin lên cầm quyền đến Goóc-ba-chốp, Đảng Cộng sản Liên Xơ dường như chẳng có sáng tạo lý luận nào. Trước tình hình lý luận trì trệ khơng thay đổi, người dân Liên Xơ cảm thấy chán ghét, thậm chí cán bộ ĐCS Liên Xơ cũng khơng cịn hứng thú với những lý luận cũ kỹ. Theo thống kê, trước sự biến của Đảng Cộng sản Liên Xô, 70-80% cán bộ Đảng Cộng sản Liên Xơ khơng có niềm tin vào CNXH, cho rằng nên đi theo con đường tư bản chủ nghĩa [1, tr.183-184].
Như vậy, trường hợp mất tính chính đáng và mất vai trị cầm quyền của Đảng Cộng sản Liên Xô cũ đã chứng minh cho một nguyên lý là: Giá trị tư tưởng của đảng ngày hôm qua là khoa học, là chân lý, được đảng viên và nhân dân tin tưởng, đi theo thì ngày hơm nay nó có thể trở thành một nhân tố đánh mất niềm tin của chính những người đã từng tin tưởng vào chủ nhân của nó nếu tư tưởng đó khơng được bổ sung, phát triển kịp thời.
Hai là, kinh nghiệm trong xây dựng tính hợp pháp trong cầm quyền
Trong xã hội dân chủ hiện nay, với các nền chính trị đa nguyên, sự thừa nhận của xã hội đối với vị trí cầm quyền của một đảng chính trị nào đó chủ yếu thơng qua các cuộc bầu cử người của các đảng vào các cơ quan cơng quyền. Tính chính đáng
của đảng vươn lên giành được quyền lực tất nhiên phải được thể hiện thơng qua sự tín nhiệm của đa số nhân dân. Sự tín nhiệm đó thơng qua lá phiếu của cử tri bỏ cho đảng đó. Cụ thể, đảng nào giành thắng lợi trong bầu cử để chiếm đa số ghế trong Quốc hội hay Nghị viện (đối với chính thể quân chủ đại nghị và chính thể cộng hịa) hoặc giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào vị trí đứng đầu cơ quan hành pháp (với chính thể tổng thống hoặc chính thể hỗn hợp cộng hịa - tổng thống) thì đảng đó trở thành đảng cầm quyền. Tuy nhiên, đảng giành đa số trong bầu cử chỉ được thừa nhận khi các cuộc bầu cử đó được tiến hành dựa trên nguyên tắc tự do, dân chủ, công bằng và theo đúng pháp luật. Ở các nước, một cuộc bầu cử dân chủ, tự do, công bằng thể hiện trên những vấn đề chủ yếu, như: cơ quan lập pháp và các vị trí đứng đầu chính quyền được hình thành thơng qua bầu cử phải được tiến hang bằng nguyên tắc phổ thông đầu phiếu - dân chủ trực tiếp (hoặc dân chủ đại diện); các cuộc tuyển cử diễn ra đều đặn; quy trình bầu cử được tn thủ theo đúng pháp luật và khơng có yếu tố cưỡng bức, gian lận, áp đặt; cơng dân có quyền bầu cử, ứng cử theo đúng quy định của pháp luật; mọi người tự do biểu đạt quan điểm về những ứng cử viên; nhân dân có quyền được thơng tin và tiếp cận thơng tin về cuộc bầu cử; v.v.. Một đảng chính trị nào đó đạt được vị trí cầm quyền thơng qua cuộc bầu cử như vậy sẽ có được tính hợp pháp trong cầm quyền - cơ sở quan trọng của tính chính đáng. Tất nhiên là trong thời gian đầu của cầm quyền.
Ngược lại, một đảng thắng cử, nhưng kết quả có được từ cuộc bầu cử gian lận, trái pháp luật hoặc giành quyền lực bằng con đường đảo chính, lật đổ, khơng được đa số thừa nhận đều bị coi là bất hợp pháp. Cũng chính vì điều này, trong thời gian gần đây, ở nhiều nước, sau các cuộc bầu cử (có dấu hiệu của gian lận phiếu bầu, mua phiếu bầu…) hoặc sau các cuộc đảo chính đã rơi vào thời kỳ bất ổn kéo dài, tranh chấp quyền lực giữa các đảng đối lập với đảng cầm quyền đòi hủy bỏ kết quả bầu cử, địi người chiến thắng phải từ chức. Ví dụ như ở Thái Lan: Ơng Thaksin mất ghế thủ tướng vào năm 2006 sau một cuộc đảo chính của quân đội. Một thể chế hoàn toàn phi dân cử như quân đội đã lật đổ thủ tướng dân bầu Thaksin. Cho dù Thaksin có “xấu xa” tới đâu thì việc ơng bị truất ngơi cũng cho thấy tính chất “thổ phỉ” của qn đội. Ở đây, hoàn toàn thiếu vắng tinh thần thượng tơn của pháp luật mà chỉ có ý chí của một vài cá nhân chủ chốt có trong tay lợi thế độc quyền: vũ khí. Theo phân tích của
nhà nghiên cứu Crispin trên tờ Asia Times năm 2009, quân đội cũng đã đứng sau sân khấu hậu thuẫn việc thành lập liên minh do đương kim thủ tướng Abhisit đứng đầu. Một lực lượng hoàn toàn phi dân cử khác ở Thái Lan là tòa án cũng hành động theo chính trị hơn là pháp luật. Trong suốt giai đoạn hậu Thaksin suốt 8 năm qua, ổn định chỉ là thời kỳ nghỉ ngơi chờ hỗn loạn. Phân hóa và đấu tranh chính trị trong khn khổ pháp luật là lẽ đương nhiên trong mọi nền dân chủ. Chỉ có điều, ở Thái Lan, ai ai cũng tự coi mình là luật pháp. Cứ mỗi khi phe này nắm quyền là phe kia lại biểu tình chống đối. Trái tim đích thực của dân chủ chính là pháp quyền và ý thức pháp quyền. Khi thiếu vắng cả hai điều ấy đến mức cả những người đứng đầu, các thể chế công quyền lẫn người dân hành xử trên pháp luật, độc đoán như quân chủ và tùy tiện như vơ chủ thì khơng thể nói đó là nền dân chủ. Tám năm với một cuộc đảo chính, 8 thủ tướng liên tiếp và bất ổn xã hội lan rộng, nhiều người đã đổ hết những hỗn loạn ấy ở Thái Lan lên đầu hai chữ “dân chủ”. Nhưng nền dân chủ khơng có lỗi cho những hỗn loạn hiện nay, lỗi lại nằm ở chính việc chủ thể cầm quyền ở Thái lan đã khơng có được sự đạt quyền lực một cách hợp pháp trong quá trình giành quyền lực - tức là đã thiếu đi một cơ sở quan trọng để có tính chính đáng. Vì thế, bạo loạn xảy ra như là một tất yếu.
Trong xây dựng tính hợp pháp, ngồi chú trọng đạt quyền lực một cách hợp pháp thông qua con đường bầu cử, các đảng cũng rất chú ý đến cơng nghệ để đảm bảo quyền lực chính trị của đảng được khách quan hóa bằng cách tổ chức đảng chặt chẽ, tinh gọn và hóa thân vào nhà nước trong khi cầm quyền. Điển hình là trường hợp PAP ở Singapore.
Đảng PAP được tổ chức khá chặt chẽ tương tự các ĐCS, song có nhiều điểm rất độc đáo. Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Ban Chấp hành Trung ương gồm 12 thành viên, do đại hội đảng viên - cán bộ (hai năm họp một lần) bầu ra. Vì là đảng cầm quyền nên các Ủy viên Trung ương đều là đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng. Đảng có Chủ tịch (Chairperson), Tổng Bí thư và phó Tổng Bí thư. Tổ chức cơ sở đảng là các chi bộ (branch), mỗi khu vực (ta gọi là đơn vị) bầu cử có một chi bộ, khu vực lớn thì có tổng chi bộ; cả nước có 84 chi bộ. Khơng có tổ chức Đảng ở các cơ quan, xí nghiệp, khu dân cư, đơn vị quân đội v.v.. Đảng viên không công khai. Chỉ khi bầu Quốc hội thì các đảng viên ứng cử mới công khai tư cách đảng viên.
Cơ chế Ban Chấp hành Trung ương Đảng xét duyệt đảng viên - cán bộ, sau đó đảng viên - cán bộ lại được quyền bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới. Các đại biểu Quốc hội là đảng viên - cán bộ lại được quyền bầu ra Thủ tướng và các Bộ trưởng trong chính phủ. Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua việc cử đảng viên là đại biểu Quốc hội đảm nhiệm các chức vụ Thủ tướng, Bộ trưởng và Thứ trưởng của tất