Đóng góp mới của luận án

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh hà nam (Trang 25 - 26)

- Luận án đã hệ thống hóa và khái quát hóa góp phần làm sáng tỏ khái niệm về phát triển nông nghiệp công nghệ cao; chỉ ra bốn nội dung chính phát triển NNCNC (bao gồm Phát triển các khu, v ng NNCNC; Lựa chọn sản phẩm để sản xuất ứng dụng CNC; Ứng dụng tiến bộ khoa học và CNC vào SXNN; Tổ chức SXNN ứng dụng CNC); và các chỉ tiêu đánh giá phát triển NNCNC và chỉ ra có 8 nhân tố chính tác động đến phát triển NNCNC.

- Luận án đã khái quát hóa kinh nghiệm về phát triển NNCNC ở một số quốc gia, một số địa phương ở Việt Nam và rút ra 8 bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hà Nam.

- Luận án đã phân tích, đánh giá và nhận định, trong giai đoạn 2 16-2 2 , phát triển NNCNC tại tỉnh Hà Nam đã đạt được các kết quả như: Hình thành được 7 khu NNCNC với tổng diện tích 7 1, 8 ha. Tổng diện tích SXNN có ứng dụng CNC đạt 2.558 ha chiếm 6,1% tổng diện tích đất SXNN trên địa bàn; Lựa chọn được một tập hợp cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao để ứng dụng CNC vào sản xuất. Nhiều công nghệ mới đã được ứng dụng, trong đó cơng nghệ nhà kính, nhà màng, công nghệ IoT, công nghệ cảm biến; thiết bị bay khơng người lái; Có 15 doanh nghiệp đầu tư vào NNCNC, 15 HTX với 5618 hộ, trang trại đã ứng dụng CNC trong SXNN. Giá trị SXNN ứng dụng CNC đạt được từ 1,6-22 t đồng ha năm, cao gấp từ 1,5-4 lần sản xuất thông thường. Lợi nhuận đạt được từ 1,8-4 t đồng ha năm, cao gấp từ 2-4,5 lần so với sản xuất thông thường.

- Luận án đã chỉ ra rằng phát triển NNCNC tại tỉnh Hà Nam những năm qua còn một số tồn tại, hạn chế như Diện tích SXNN ứng dụng CNC cịn ít; Số doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân tham gia ứng dụng CNC còn rất hạn chế;

Các công nghệ cao đang ứng dụng cả trong khu nhà kính và khu ngồi trời cịn rời rạc, chưa đồng bộ; Quy hoạch và hạ tầng ngoài khu ở một số khu NNCNC vẫn còn chưa đồng bộ, chậm hoàn thiện; Hiệu quả sản xuất NNCNC chưa ổn định.

- Luận án đã chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của các tồn tại trên gồm: Nguồn vốn đầu tư cho NNCNC còn hạn chế; Tập trung ruộng đất để hình thành khu NNCNC và liên kết sản xuất vẫn gặp nhiều vướng mắc; Thiếu nguồn nhân lực làm nông nghiệp CNC; Thị trường đầu ra của NNCNC còn h p; Quản lý, vận hành chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp CNC vẫn chưa chặt chẽ; Hội nhập quốc tế trong nơng nghiệp của Hà Nam cịn hạn chế.

- Luận án đã đề xuất nhóm giải pháp chung để phát triển NNCNC tại tỉnh Hà Nam gồm: Tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách phát triểnNNCNC; Hồn thiện quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho NNCNC; Tăng cường tổ chức, quản lý phát triển NNCNC; và Thúc đẩy liên kết giữa 5 nhà trong phát triển NNCNC. Các giải pháp cụ thể bao gồm: Tiếp tục phát triển khu, vùng SXNN ứng dụng CNC; Hồn thiện danh mục các sản phẩm nơng nghiệp CNC; Đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ cao vào SXNN; Tăng cường vai trị của doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất NNCNC. Các giải pháp khác gồm: Thu hút đầu tư vào nông nghiệp và NNCNC; Xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm NNCNC; Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển NNCNC; và Tăng cường bảo vệ mơi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu trong phát triển NNCNC.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh hà nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)