Kết cấu của luận án

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh hà nam (Trang 27)

Ngoài Phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung của luận án kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp công

nghệ cao

Chương 3: Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Hà Nam Chương 4: Giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Hà Nam

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

1.1. Tổng quan các nghiên cứu đã công bố ở trong, ngồi nƣớc có liên quan

đến phát triển nơng nghiệp công nghệ cao

1.1.1. Tổn qu n á n hiên ứu ở nướ n oài

Nông nghiệp là ngành sản xuất gắn với sinh vật (cây trồng, vật nuôi), bị chi phối bởi quy luật sinh học, các điều kiện ngoại cảnh (đất đai, thời tiết - khí hậu), đồng thời là ngành sản xuất ra sản phẩm thiết yếu để xã hội tồn tại và phát triển. Từ lâu, ngành nông nghiệp đã được các nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu và trở thành xuất phát điểm trong nhiều lý thuyết kinh tế.

Yujiro Hayami (1991), “The agricultural development of Japan” (Sự phát triển nông nghiệp của Nhật Bản), [97]. Nội dung của cuốn sách đã tập trung phân tích, đánh giá sự phát triển nhanh chóng của nơng nghiệp hiện đại ở Nhật Bản giai đoạn cuối thế k XX; chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển đó là: đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư của chính phủ để xây dựng hệ thống thủy lợi kiên cố, hiện đại và hệ thống giao thơng nơng thơn liên hồn nhằm tạo thuận lợi cho việc triển khai ứng dụng KH&CN tiên tiến vào sản xuất; tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến các sản phẩm của nông nghiệp; đẩy mạnh công tác maketing trong sản xuất nông nghiệp và tăng cường phổ biến kiến thức KH&CN cho nông dân. Những vấn đề được nêu trong cuốn sách đã giúp cho nghiên cứu sinh có được một số tư liệu quan trọng để có thể nghiên cứu, làm rõ kinh nghiệm của Nhật Bản trong phát triển KH&CN phục vụ nông nghiệp.

Shoichi Yamashita (chủ biên) (1994), “Chuyển giao công nghệ và quản lý ở

Nhật Bản ở các nước ASEAN”, [98]. Cuốn sách được tác giả Lưu Quý Tân biên

dịch. Nội dung cuốn sách đã bàn trực tiếp đến hoạt động chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản vào các nước trong khối ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á). Cuốn sách đã chỉ ra, con đường chủ yếu để Nhật Bản chuyển giao công nghệ vào các nước SE N đó là thơng qua hoạt động đầu tư trực tiếp; phân tích làm rõ cách thức quản lý kiểu Nhật Bản đối với hoạt động chuyển giao công nghệ tại các nước ASEAN trong những năm qua. Cuốn sách còn cho thấy, vấn đề quan trọng ở đây không chỉ là các công nghệ được chuyển giao mà còn phải tổ chức triển khai đến

từng khâu, từng bước, giám sát chặt chẽ các quy trình, hướng dẫn tỉ mỉ để đối tượng tiếp nhận nhanh chóng làm chủ các công nghệ được chuyển giao. Đối với những nước đang phát triển và có nhu cầu lớn về nhập khẩu cơng nghệ như nước ta thì bài học nêu trên rất có ý nghĩa nhất là đối với khu vực nơng nghiệp, nông thôn.

Sukhpal Singh (2002), trong tác phẩm “Contracting Out Solutions: Political

Economy of Contract Farming in the Indian Punjab” (Các giải pháp theo hợp đồng:

Nền kinh tế chính trị của việc canh tác theo hợp đồng ở Punjab của Ấn Độ) [99] cho rằng: Những thay đổi của q trình CNH nơng nghiệp gắn liền với q trình quốc tế hóa nơng nghiệp, tồn cầu hóa sản xuất; mốc thời gian đánh dấu chính ngay sau q trình phi thực dân hóa, giải thể các đồn điền thực dân dẫn đến việc hình thành những chuỗi cung cấp, chuỗi xuất khẩu giữa các nước phát triển có vốn và kỹ thuật với những nước đang phát triển chỉ có lao động và đất đai.

Cơng trình: “Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và n ng th n cho tăng trưởng: Các chính sách áp dụng cho các nước đang phát triển ở châu Á” do

Richard Bolt thực hiện tháng 7/2004, [99] đã đưa ra lập luận: Việc áp dụng khoa học kỹ thuật để cải thiện sản lượng cây trồng sẽ cho phép tạo ra một lượng sản xuất thặng dư, trước hết là sản xuất lương thực. Phần sản xuất thặng dư được bán trên thị trường nông thôn địa phương như là kênh đầu ra trực tiếp. Khoản thu nhập vượt trội này sẽ được d ng để chi tiêu cho các sản phẩm nội địa khác, từ đó cải thiện thu nhập ở khu vực nông thôn. Do thu nhập tăng, xuất hiện tầng lớp có thu nhập trung lưu và tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp có hàm lượng giá trị cao hơn. Việc tăng nhu cầu sử dụng hàng hóa và dịch vụ phi nông nghiệp sẽ giúp thu hút thêm lao động và đồng thời khuyến khích người nơng dân tăng năng suất lao động thông qua việc sử dụng công nghệ tiết kiệm lao động. Theo tác giả, tăng trưởng nông nghiệp sẽ là nền tảng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đã đi đến kết luận cho rằng, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện sản lượng và mở rộng sản xuất hàng hóa có giá trị cao, cùng với việc tăng giá trị hàng hóa và dịch vụ phi nơng nghiệp là chìa khóa để tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho dân số khu vực nông thôn các nước châu Á.

Lulian Gonsalves (chủ biên) (2 5), “Participatory research and development

for sustainable agriculture and natural resource management” (Nghiên cứu các yếu

tố tham gia phát triển nông nghiệp bền vững và quản lý tài nguyên thiên nhiên) [101]. Trong cơng trình này, các tác giả đã phân tích và làm rõ vai trị là động lực

cơ bản của KH CN đối với sự phát triển nông nghiệp bền vững và quản lý có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp về chính sách đầu tư cho KH CN; phổ biến kiến thức và ứng dụng KH&CN vào sản xuất cho nơng dân; vai trị của chính quyền địa phương trong phát triển KH&CN. Đây là những vấn đề cần kíp trong nơng nghiệp nước ta hiện nay.

The World Bank (2005), “Agriculture investment sourcebook: Agriculture and

rural development” (Nguồn đầu tư nông nghiệp: Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

[102]. Đây là bản báo cáo của Ngân hàng Thế giới về các chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Bản báo cáo đã chỉ ra, trong các chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay (chính sách về vốn, thể chế, dịch vụ nông nghiệp, thơng tin, tài ngun...) thì đầu tư cho khoa học và cơng nghệ là “chìa khóa vàng” bảo đảm cho nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững.

Tác giả Bargeret Pascal (2005) phân tích trong cuốn: “N ng dân, Nhà nước

và thị trường ở Việt Nam. Mười năm hợp tác nông nghiệp trong lưu vực sông Hồng”. [96] Trong cuốn sách này, tác giả đã đề cập đến lối tư duy bao cấp của

người dân nông thôn lưu vực sông Hồng những năm 198 - 1990 ở Việt Nam, lối tư duy đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến cách thức làm ăn cũng như đời sống của họ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Đồng thời tác giả cũng khái quát hóa những chính sách của Việt Nam đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn từ 1986 đến 2 5 và xác định những yêu cầu mới để phát triển ngành nơng nghiệp trong đó có việc đẩy mạnh ứng dụng KH&CN.

Beverly D. McIntyre (chủ biên) (2009), “International Assessment of

Agricultural Knowledge, Science, and Technology for Development” (Đánh giá quốc tế

về kiến thức nông nghiệp, khoa học công nghệ và phát triển) [103]. Cuốn sách này đã cung cấp một bức tranh tương đối đầy đủ về tình hình phát triển nơng nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nội dung cuốn sách cho thấy, hầu hết các nước có nền nơng nghiệp phát triển đều rất quan tâm và ưu tiên phát triển nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, coi đó là giải pháp cơ bản để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Cuốn sách này đã cho thấy rằng việc bồi dưỡng kiến thức khoa học và công nghệ cho nông dân cần phải được tiến hành song song và đồng thời với việc đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào nông nghiệp nhất là lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Đây cũng là vấn đề còn tồn tại nhiều bất cập ở các địa phương ở Việt Nam.

UNESCO (2 1 ), “UNESCO Science Report 2010 -The Current Status of

Science around the World” (Báo cáo khoa học của UNESCO năm 2 1 tình hình

thực tế của khoa học trên thế giới) [104]. Cuốn sách là tập hợp những báo cáo của UNESCO về tình hình phát triển KH&CN trên thế giới năm 2 1 . Sau khi trình bày về vai trò ngày càng tăng của tri thức khoa học đối với sự phát triển nền kinh tế toàn cầu, UNESCO đã tiến hành đánh giá sự phát triển của khoa học và công nghệ ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Ca-na-đa, Mỹ Latinh, Brazil, Cuba, Cộng đồng Caribe (CARICOM), Liên minh châu Âu (EU), các nước thuộc Đông Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên bang Nga, các nước Trung Á, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, các quốc gia châu Phi, các nước Nam Á, Iran, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Nội dung đánh giá tập trung vào các vấn đề về phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững,…Đây là những cứ liệu quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa trong nghiên cứu về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.

“Chính sách khoa học kỹ thuật nơng nghiệp của Trung Quốc đến năm 2010” của Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trung Quốc, do tác giả Nguyễn Quang Thọ biên dịch năm 2 1 . Nội dung cuốn sách đã giới thiệu và phân tích khá đầy đủ về những chính sách mà Chính phủ và chính quyền các địa phương của Trung Quốc sử dụng để thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp. Dựa trên bài học thành công trong việc gỡ “nút thắt” về cơ chế, chính sách phát triển khoa học và cơng nghệ trong nông nghiệp của Trung Quốc, nghiên cứu sinh nhận thấy đây là vấn đề cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu, đồng thời là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tạo ra “cú huých” cho sự phát triển khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp trên địa bàn mà luận án sẽ nghiên cứu [94].

OECD (2015), Fostering Green Growth in Agriculture: The Role of Training

Advisory Services and Extension Inititavies (Thúc đẩy tăng trưởng xanh trong nơng

nghiệp: Vai trị của các dịch vụ tư vấn, đào tạo và các hoạt động khuyến nông mở rộng) [105]. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ thân thiện với mơi trường là động lực chính của q trình đổi mới trong sản xuất nơng nghiệp. Nghiên cứu này xem xét vai trò, hiệu quả, tác động của dịch vụ tư vấn nông nghiệp, cũng như những sáng kiến và mở rộng thực hiện việc thúc

đẩy tăng trưởng xanh trong nông nghiệp ở các nước OECD. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra phương pháp luận đánh giá tác động của dịch vụ tư vấn nông nghiệp, các biện pháp mở rộng về nông nghiệp dựa trên chi phí và hiệu quả tổng thể. Nghiên cứu cũng kết luận rằng khơng có một phương pháp đánh giá nào chung cho tất cả các nước hay khu vực mà tùy vào phạm vi đánh giá tăng trưởng xanh trong nông nghiệp, bởi các quốc gia đều đưa ra chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng xanh của riêng mình.

Như vậy, một số học giả trên thế giới đã có những đóng góp quan trọng vào việc lý giải những vấn đề cơ bản; phân tích mối quan hệ giữa các ngành trong chiến lược phát triển nông nghiệp; sự phát triển nông nghiệp bền vững gắn với áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện sản lượng và mở rộng sản xuất hàng hóa có giá trị cao, vai trị của nơng nghiệp đối với các ngành khác; đã lý giải những vấn đề cơ bản liên quan đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Những đóng góp về mặt lý luận đó là căn cứ, cơ sở khoa học để tác giả kế thừa, vận dụng sáng tạo trong quá trình nghiên cứu luận án.

1.1.2. Tổn qu n nh n n hiên ứu tron nướ iên qu n đến phát triển

n n n hi p n n h o

1.1.2.1. Nhóm các cơng trình liên quan đến phát triển nông nghiệp, CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Cơng trình nghiên cứu “Phát triển công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sơng

Hồng theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay” của tác giả Vũ

Thị Thoa (2000) [74]. Tác giả đã đi vào phân tích và làm rõ vai trị của cơng nghiệp nơng thôn trong phát triển kinh tế xã hội và trong cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn ở đồng bằng sơng Hồng. Nghiên cứu đã chỉ rõ xu thế phát triển cơng nghiệp nơng thơn trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Từ đó, xác định các quan điểm và giải pháp chủ yếu phát triển nơng nghiệp nơng thơn hướng Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đồng bằng sơng Hồng.

Trong cuốn “C ng nghiệp hóa từ nơng nghiệp - Lý luận, thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2 1, tác giả Đặng

Kim Sơn đã đề cập một số bài học kinh nghiệm và lý luận phát triển rút ra từ thực tiễn các nền kinh tế như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc; những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn mới và đưa ra một số khuyến nghị về chính sách, cách thức tiến hành để phát

triển nông nghiệp, nông thơn Việt Nam giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [71].

Cơng trình nghiên cứu của đồng tác giả, Chu Hữu Quý và Nguyễn Kế Tuấn năm 2 1: “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Việt Nam -

Con đường và những bước đi” [61]. Trong cơng trình nghiên cứu, các tác giả đã tập

trung làm rõ thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và đưa ra một số chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn ở Việt Nam theo hướng phát triển bền vững.

Nhóm tác giả Nguyễn Đình Phan, Trần Minh Đạo, Nguyễn Văn Phúc năm 2002 (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội) có cơng trình nghiên cứu “Những biện

pháp chủ yếu thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn vùng đồng bằng sơng Hồng”. Nhóm tác giả đã tập trung làm rõ thực trạng q trình cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Hồng, đề xuất một số chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Hồng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cuốn sách “Tăng cường năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông

nghiệp và phát triển nông thôn” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

năm 2 4 [7]. Cơng trình đã cung cấp cái nhìn tổng quan về thực trạng phát triển nơng nghiệp và tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam hiện nay; đề cập đến các quy định, luật quốc tế, các chính sách liên quan đến ngành nông nghiệp Việt Nam. Cơng trình cũng nghiên cứu mơ hình tiêu thụ hàng nơng sản, triển khai chiến lược thiết lập các hệ thống giao dịch nông sản và xây dựng mơ hình thí điểm sàn giao dịch cà phê, chợ bán bn rau quả…

Cơng trình hợp tác giữa CEG/AusAID - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam “WTO và ngành nông nghiệp Việt Nam” do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc phát hành năm 2 5 [18]. Cơng trình đã tóm tắt lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cùng những

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh hà nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)