CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.3.3. Khảo sát ảnh hưởng của pH và thể tích enzyme
glucoamylase
Thí nghiệm được thực hiện như sau:
- Tinh bột có nồng độ 20 mg/ml được pha trong dung dịch đệm phosphate 0,25 M, pH = 7. Tiếp tục được pha loãng trong dung dịch đệm thành các nồng độ lần lượt là 10; 5; 2,5 mg/ml.
- Dung dịch iod được pha trong nước cất với nồng độ 5 mM, được pha loãng tiếp thành các nồng độ lần lượt là 2,5; 1,25 và 0,625 mM.
Các dung dịch tinh bột và iod với các nồng độ khác nhau sau khi pha được đo mật độ quang ở bước sóng 660 nm.
3.2.3.3 Khảo sát ảnh hưởng của pH và thể tích enzyme trong phản ứng thủy phân tinh bột phân tinh bột
Thí nghiệm được tiến hành với enzyme ở nồng độ 1 mg/ml được pha trong dung dịch đệm phosphate 0,25 M với các pH lần lượt là 3; 4 và 5 để xác định pH mà ở đó hoạt độ của enzyme là cao nhất. Tinh bột có nồng độ 5 mg/ml được pha trong dung dịch đệm ở pH tương ứng với các pH của dung dịch đệm dùng để pha enzyme.
Lần lượt lấy 450 μl tinh bột được pha ở các pH khác nhau cho vào trong enzyme với cùng điều kiện pH đã ủ ở 37ºC trong 2 - 3 phút (thể tích enzyme cho vào lần lượt là 25 μl, 50 μl, 75 μl, 100 μl), ủ tiếp trong thời gian 7 phút, với 100 μl acid HCl (1 M) được thêm vào để dừng phản ứng tương tự như ở thí nghiệm trong nghiên cứu của Zhizhuang Ziao và ctv. (2007).
Sau khi phản ứng được dừng lại với HCl, lượng iod được cho vào bằng tổng thể tích của tinh bột và enzyme có trong từng phản ứng để nhận biết lượng tinh bột còn lại khi đo mật độ quang của phức hợp tinh bột - iod ở bước sóng 660 nm.
Chọn ra pH và thể tích enzyme thích hợp để sử dụng trong phản ứng thủy phân tinh bột về sau.