Bước sóng và nồng độ tinh bột thích hợp cho phản ứng thủy phân

Một phần của tài liệu 3072396 (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2. Bước sóng và nồng độ tinh bột thích hợp cho phản ứng thủy phân

Kết quả khảo sát bước sóng và nồng độ tinh bột thích hợp cho phản ứng thủy phân tinh bột được trình bày ở biểu đồ Hình 4.1.

Phức hợp của iod với các nồng độ TB theo các bước sóng

0.0 0.3 0.6 0.9 1.2 1.5 1.8 2.1 2.4 2.7 3.0 3.3 3.6 0.3125 0.625 1.25 2.5 5 10 20 Nồng độ tinh bột (mg/ml) Mật độ q uan g λ = 450 λ = 550 λ = 580 λ = 660

Hình 4.1: Biểu đồ mật độ quang của các nồng độ tinh bột và dung dịch iod (5 mM) ở các bước sóng (được pha lỗng 10 lần trước khi đo).

Từ biểu đồ Hình 4.1 cho thấy phức hợp của tinh bột và dung dịch iod (5 mM) có độ hấp thụ cao và được phát hiện tốt nhất khi được đo ở bước sóng 660 nm. Khi gia tăng nồng độ tinh bột tương ứng với lượng amylose có trong tinh bột cũng

sẽ gia tăng, phức hợp với iod được tạo ra càng nhiều vì vậy mật độ quang đo được cũng sẽ cao. Sử dụng bước sóng trong khoảng từ 550 - 660 nm để khảo sát mật độ quang của phức hợp giữa tinh bột-iod là tối ưu nhất, kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Maher M. Al-Dabbas và ctv. (2006). Trong một nghiên cứu khác của Hazem M. N. Hassan (2010), trong thí nghiệm sử dụng tinh bột khoai tây hoặc amylose với dung dịch iod có nồng độ là 0,01 M, hỗn hợp được ủ ở nhiệt độ phòng trong 30 phút và được đo ở bước sóng 450 - 640 nm cho phức hợp giũa tinh bột khoai tây - iod và bước sóng 490 - 690 nm cho phức hợp giữa amylose - iod.

Kết quả thống kê Multifaction ANOVA cho thí nghiệm khảo sát bước sóng và nồng độ tinh bột thích hợp cho phản ứng thủy phân được trình bày ở phần Phụ lục 2.1. Từ kết quả thống kê cho thấy ở bước sóng 660 nm khác biệt khơng có ý nghĩa (p<0,05) so với bước sóng 550 và 580 nm và khác biệt có ý nghĩa so với bước sóng 450 nm. Kết quả thí nghiệm vẫn cho thấy phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây vì vậy bước sóng 660 nm được chọn để khảo sát cho phản ứng thủy phân tinh bột của enzyme glucoamylase bằng cách đo độ hấp thụ của phức hợp giữa tinh bột - iod để xác định lượng tinh bột còn lại sau phản ứng khi cho dung dịch iod (5 mM) vào.

Tùy điều kiện cụ thể mà nhiều tác giả có thể chọn tinh bột ở nhiều nồng độ khác nhau để tiến hành thí nghiệm. Trong phần thí nghiệm này từ kết quả trên, nồng độ tinh bột cố định là 5 mg/ml được chọn trong phản ứng thủy phân tinh bột bởi enzyme glucoamylase vì ở nồng độ này khi kết hợp với dung dịch iod (hỗn hợp được pha loãng 10 lần rồi đo mật độ quang ở bước sóng 660 nm) có giá trị ≤ 1,5, lượng tinh bột còn lại sau phản ứng thủy phân bởi enzyme glucoamylase sẽ kết hợp với dung dịch iod tạo nên phức có màu xanh đặc trưng và độ hấp thu đo được không vượt quá 1,5 điều này phù hợp với kết luận và nhận xét của Nair và Karki (1992). Ngoài ra, nếu chọn tinh bột có nồng độ càng cao thì sẽ có ảnh hưởng đến giá trị mật độ quang đo được, do tinh bột sau khi đun sẽ chuyển sang dạng hồ hóa và có gây cản quang vì vậy sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả đo được, mật độ quang của các nồng độ tinh bột đo ở bước sóng 660 nm được trình bày trong phần Phụ lục Bảng 2.4. Từ Bảng 2.4 trong phần Phụ lục cũng cho thấy dung dịch iod ở

nồng độ 5mM khơng gây ảnh hưởng hoặc rất ít đến giá trị mật độ quang đo được trong phản ứng thủy phân tinh bột.

Một phần của tài liệu 3072396 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)