Đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm và một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của Nhà máy bia Đông Nam Á pot (Trang 59 - 77)

II. Một số biện pháp nâng cao chất lượng sảnphẩm của nhà máy bia Đông

1.Đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất

a/ Căn cứ đề xuất giải pháp :

Có thể nói, tiến bộ khoa học kỹ thuật là động lực của sự phát triển kinh

tế - xã hội. Đổi mới công nghệ là vấn đề tất yếu quy định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Nó cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo

ra nhiều sản phẩm mới, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý và tiết kiệm

nguyên vật liệu; nhờ đó tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường, nâng cao

hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đổi mới công nghệ không đơn thuần

chỉ là đổi mới máy móc thiết bị mà phải đổi mới cả kiến thức kỹ năng, phương pháp công nghệ và tổ chức quản lý. Bất kỳ một công nghệ nào cũng

bị giới hạn khả năng hoạt động và quản lý, đặc biệt là chi phí cho đầu tư. Ban đầu, chi phí để có được công nghệ là rất lớn, nhưng kết quả thu được lại thấp.

Khi ổn định được sản xuất, hiệu quả của việc đổi mới được phát huy thì kết

quả thu được sẽ tăng lên. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó công nghệ lại dần bị

lạc hậu bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì nó lại là nhân tố làm kìm hãm quá trình sản xuất. Do vậy, việc đổi mới công nghệ phải được thực hiện

một cách thường xuyên theo chu kỳ nhất định của đời sống công nghệ.

Cũng như các doanh nghiệp khác, nhà máy bia Đông Nam Á tuy được đầu tư dây chuyền sản xuất mới, nhưng vẫn có những thiết bị bổ xung vẫn chưa được đồng bộ, hạn chế về phương pháp công nghệ và kỹ năng vận hành.

Do đó, để đảm bảo cho chất lượng luôn được ổn định thì cần phải đầu tư thêm

các trang thiết bị mới phục vụ, bổ xung cho dây chuyền sản xuất chính. Điều

quan trọng hơn ở đây là vốn đầu tư cho các trang thiết bị này huy động như

thế nào. Thêm vào đó, để có thể đạt được các mục tiêu kinh doanh đặt ra : mở

rộng thị trường thì việc đầu tư và sử dụng các thiết bị này là rất quan trọng và cần thiết.

b/ Nội dung và điều kiện áp dụng biện pháp :

Dưới sự tác động mạnh mẽ của thị trường trong và ngoài nước, nhà máy buộc phải nghiên cứu, tính toán để lựa chọn trang thiết bị, công nghệ phù hợp

với nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, đảm bảo đầu tư hoàn vốn nhanh từ quá trình sử dụng sau này. Để có thể thực hiện việc đầu tư này, công ty có thể huy động

vốn trên các nguồn khác nhau bằng các phương án:

- Đa dạng hoá nguồn vốn vay :

Trong những năm qua, nhà máy huy động chủ yếu từ nguồn vốn vay

ngắn hạn của các tổ chức tín dụng, ngân hàng; do vậy việc sử dụng còn kém hiệu quả, trả lãi suất cao, thời gian lại ít. Biện pháp đưa ra nhằm khắc phục khó khăn này là đa dạng hoá các nguồn vốn vay, tìm những nguồn vay đảm bảo được lãi suất thấp, các điều kiện vay thuận lợi, thời hạn vay dài… Đặc

biệt trong thời gian tới nhà máy cần hạn chế nguồn vay ngắn hạn, tăng lượng đầu tư dài hạn. Ngoài ra, nhà máy có thể huy động thêm vốn bằng cách kết

nạp thêm các thành viên góp vốn mới.

- Tận dụng chính sách trả chậm trong những phương thức mua bán và thanh toán.

Thông thường, khi mua trang thiết bị công nghệ, nhà máy nên tính toán

tận dụng tối đa số tín dụng trả chậm từ phía đối tác. Số tiền trả chậm tương đối lớn so với vốn đầu tư đổi mới của các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó,

doanh nghiệp nào tận dụng tốt sẽ không những đảm bảo thực hiện tốt quá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trình đầu tư mà sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

mình.

- Huy động từ nội bộ doanh nghiệp :

Đây là nguồn chủ yếu mà nhà máy cần khai thác nhiều hơn nữa. Có thể huy động góp thêm từ các cổ đông, cán bộ công nhân viên hay việc sử dụng

tiết kiệm các tài sản trong công ty như đẩy nhanh vòng quay của vốn lưu động để giảm bớt gánh nặng trong việc trả lãi vay; tính toán tỷ lệ khấu hao tài sản cố định hợp lý, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi và đúng quy định

pháp luật của Nhà nước.

Trên đây là một số giải pháp cụ thể nhằm giải quyết khó khăn về vốn

cho đầu tư trang thiết bị công nghệ. Tuy nhiên, không chỉ đầu tư trang thiết bị

mà nhà máy cần đổi mới tư duy và cách thức tổ chức quản lý sao cho có sự

phối hợp một cách đồng bộ, nhịp nhàng, linh hoạt giữa công nghệ và con

người. Trong quá trình đổi mới, cần phải bảo đảm :

- Nắm vững khai thác và sử dụng triệt để những thiết bị đã có và được

bổ xung thêm

- Nghiên cứu, tiếp thu, chọn lọc và dần tìm ra các giải pháp khắc phục,

bảo dưỡng, tu sửa máy móc, thiết bị, tránh phụ thuộc quá nhiều vào đối tác

chuyển giao công nghệ.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân

kỹ thuật có đủ khả năng tiếp thu, đánh giá và dự đoán xu hướng phát triển của

các trang thiết bị phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế, đem lại hiệu quả

cao.

2. Biện pháp bảo đảm chất lượng nguyên vật liệu :

a/ Căn cứ đề xuất giải pháp :

Nguyên vật liệu - đối tượng lao động chủ yếu trong qúa trình sản xuất- là yếu tố cơ bản cấu thành nên sản phẩm. Do những đặc tính của sản phẩm chịu ảnh hưởng rất lớn vào chất lượng các nguyên vật liệu đưa vào quy trình sản

xuất. NVL tốt đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật cùng với một trình độ nhất định về công nghệ, tay nghề và quản lý là cơ sở để tạo ra các sản phẩm có

vật liệu trong mỗi doanh nghiệp một cách hợp lý đáp ứng nhu cầu cho sản

xuất kinh doanh về số lượng, chất lượng, thời gian và chi phí …

Đối với nhà máy bia Đông Nam Á, sản phẩm được sản xuất từ một dây

chuyền cho nên chất lượng sản phẩm có thể nói là như nhau trong một mẻ. Do đó, việc đảm bảo chất lượng không tốt các nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng lớn

tới chất lượng sản phẩm cuối qui trình. Thêm vào đó, hầu hết các loại nguyên vật liệu : Malt, Houblon, đều phải nhập từ nước ngoài, các nguyên liệu khác :

gạo và vật liệu phụ được mua trong nước. Đối với các nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài cần phải được xem xét cẩn thận, kiểm tra chặt chẽ về chất lượng trước khi nhập. Các nguyên liệu trong nước cũng cần phải kiểm tra một cách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kỹ lưỡng. Việc đảm bảo chất lượng cho các nguyên liệu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là công tác bảo quản. Vì vậy, để đảm bảo cho quá

trình sản xuất diễn ra liên tục không bị gián đoạn thì cần có lhệ thống kho dự

trữ một cách hợp lý, tránh dự trữ quá nhiều hoặc quá ít ảnh hưởng tới chi phí, quy mô và phương tiện bảo quản.

b. Nội dung và điều kiện áp dụng biện pháp.

- Bảo đảm nguồn vốn lưu động cần thiết cho hoạt động mua sắm

nguyên vật liệu. Cần lập ra kế hoạch mua sắm cụ thể trên cơ sở nghiên cứu và tính toán nhu cầu tiêu dùng và khả năng sản xuất của nhà máy trong kỳ. Từ đó, ta có thể xác định được mức vốn lưu động sử dụng trong kỳ.

- Thiết lập đội ngũ nhân viên thu mua có trình độ, có kinh nghiệm,

trung thực am hiểu tình hình giá cả của nguyên vật liệu trên thị trường và những yêu cầu của mỗi loại nguyên vật liệu cần mua.

- Cần phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các phòng ban trong công tác cung ứng nguyên vật liệu cụ thể.

+ Bộ phận cung ứng:

Lập kế hoạch tiến độ cung ứng, tính toán nguyên vật liệu cần dùng, dự

trữ và mua sắm, chi tiết đối với từng chủng loại.

Tổ chức cấp phát nguyên liệu cho các phân xưởng, bộ phận sản xuất,

thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ đối với việc cáp phát nguyên vật liệu đảm

bảo nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.

+ Bộ phận kỹ thuật.

Cần ban hành hệ thống các mức tiêu dùng nguyên vật liệu: Kiểm tra

kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu trong quá trình thu mua, bảo quản và cung ứng.

+ Phòng Tài chính:

Bảo đảm đầy đủ nguồn tài chính cho công tác thu mua, cung ứng. Xác định rõ trách nhiệm của người thu mua, thời gian mua, chất lượng,

số lượng nguyên vật liệu sử dụng.

* Xác định khối lượng nguyên vật liệu cần mua.

- Căn cứ vào định mức tiêu dùng nguyên vật liệu và khối lượng sản

phẩm mỗi loại sẽ sản xuất trong kỳ, xác định khối lượng mỗi loại nguyên vật

liệu cần dùng theo công thức sau:

   n i i i td Q m M 1 *

Trong đó: Mtd: Khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng Qi: Khối lượng sản phẩm loại i

mi: Mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho một đơn vị sản

phẩm loại i.

Đối với các nguyên vật liệu không có mức tiêu dùng thì được xác định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

theo công thức:    n i i tti td M h M 1 % *

Trong đó: Mtti: Khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng

%hi: Phần trăm tăng giảm sản lượng so với kỳ trước của

sản phẩm loại i

- Xác định nguyên vật liệu dự trữ.

Trong nhiều trường hợp để bảo đảm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, đồng thời đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng của khách thì cần có một lượng nguyên vật liệu dự trữ nhất định, nhằm phòng tránh các rủi ro trong quá

trình cung ứng:

n dt m T

M  *

Trong đó: Mdt: Lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên m: Mức tiêu dùng nguyên vật liệu một ngày đêm

Sau khi xác định được các tiêu thức trên đây, để xác định được khối lượng nguyên vật liệu cần mua, cần xác định được lượng nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ (Ođk).

Khối lượng nguyên vật liệu cần mua được xác định theo công thức:

Mcm = Mtd + Mdt = Mtd + Ock - Ođk

Trong đó:

Mcm: Khối lượng nguyên vật liệu cần mua

Ođk: Lượng tồn kho đầu kỳ

Ock: Lượng dự trữ cuối kỳ.

Để đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu, nhà máy Bia Đông Nam Á cần đầu tư thêm vào hệ thống kho dự trữ, các thiết bị, công cụ sử dụng để kiểm

tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm. Hệ thống kho cần phải bảo đảm đầy đủ

ánh sáng, nhiệt độ, thông thoáng và thuận tiện cho việc cung ứng, kiểm tra và các hoạt động khác trong kho (đảm bảo 3 dễ: dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra).

3. Biện pháp về quản lý chất lượng sản phẩm.

a. Căn cứ đưa ra giải pháp.

Nếu như kỹ thuật công nghệ và nguyên vật liệu đầu vào được coi là "phần cứng" của quá trình sản xuất, thì công tác quản lý chất lượng được coi

là "phần mềm". Quản lý chất lượng sản phẩm không dừng lại ở các khâu, các

bộ phận, cá nhân, mà nó bao gồm toàn bộ quy trình sản xuất, con người... Nếu như công tác quản lý chất lượng được thực hiện tốt thì nó sẽ là yếu tố chính đảm bảo cho sản phẩm có đầy đủ các đặc tính thoả mãn nhu cầu của người

tiêu dùng. Tuy nhiên việc quản lý chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều

vào tổ chức lao động, con người, phương pháp sản xuất. Tổ chức lao động

chính là việc sắp xếp một cách có khoa học những công việc phù hợp với

từng công nhân, cán bộ nhằm đảm bảo thực hiện đúng các phương pháp sản

xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác quản lý chất lượng ở Nhà máy Bia Đông Nam Á đã có những thay đổi lớn. Việc áp dụng phương pháp sản xuất mới cũng đã góp phần thực

hiện tốt công tác này. Bên cạnh những gì đạt được thì vẫn còn có những biểu

hiện cho sự lơi lỏng việc quản lý chất lượng. Sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa

các khâu còn hạn chế, chưa chặt chẽ. Việc tổ chức lao động vẫn chưa phát

huy hết khả năng sáng tạo trong công việc của mỗi cá nhân. Các công nhân

đảm bảo song công việc mà không chú ý tới việc có thực hiện theo đúng quy

trình hay không.

b. Nội dung và điều kiện áp dụng biện pháp.

Quản lý chất lượng cần phải thực hiện một cách đồng bộ, nhịp nhàng. Các khâu, các bộ phận cần tự quản lý chất lượng trong khâu của mình, điều

này sẽ góp phần tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh tới tay người tiêu dùng. Để

quản lý chất lượng tốt, thì ngay từ khâu đầu là nghiên cứu, thiết kế sản phẩm cho đến khi bán được hàng cần phải thực hiện một cách đầy đủ và chặt chẽ.

Các biện pháp cụ thể có thể được thực hiện trong Nhà máy Bia Đông Nam Á.

- Thay đổi cách nhìn nhận của cán bộ, công nhân viên của nhà máy về

chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm. Điều này cho phép kiểm tra, đánh

giá chính xác về sản phẩm, mức độ cho phép và nguyên nhân dẫn đến sự sai

sót của sản phẩm.

- Thiết lập hệ thống các chỉ tiêu chất lượng cho từng khâu, từng bộ

phận. Đây là căn cứ để xác định sự phù hợp của sản phẩm theo thiết kế, công

thức sản xuất. Là cơ sở cho việc tăng cường kiểm tra, giám sát các bộ phận,

các khâu trong quy trình sản xuất.

- Tổ chức tốt công tác quản lý chất lượng thông qua việc thành lập các

nhóm chất lượng trong từng khâu, từng giai đoạn công việc. Nhóm chất lượng

là một nhóm người lao động cùng làm công việc giống nhau một cách đều đặn và tự nguyện nhằm xác minh phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan

đến chất lượng sản phẩm hay xử lý các vấn đề trục trặc ở các công đoạn, quá

trình chế tạo, chế biến sản phẩm. Mỗi nhóm được thành lập từ 3 - 15 người

tham gia một cách tự nguyện bao gồm: Các thành viên, người lãnh đạo, người

hỗ trợ hoặc điều phối và ban quản lý. Hoạt động của nhóm chất lượng được

thực hiện một cách đều đặn tập trung vào việc xác minh phân tích, giải quyết

những vấn đề có liên quan đến công tác và đề xuất, kiến nghị những giải pháp

cho ban quản lý, hoặc tự thực hiện các giải pháp nếu điều kiện có thể. Điều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

này cho phép giảm tỷ lệ phế phẩm ở các công đoạn sản xuất đồng thời thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, quy trình công nghệ, nâng cao được chất lượng sản

phẩm, trong khi chi phí bỏ ra để đào tạo kiến thức cho nhóm chất lượng là

không đáng kể, mà lại làm tăng doanh thu cho nhà máy từ việc nâng cao tỷ lệ

chính phẩm (thường là 0,5%).

Giả sử mỗi nhóm có khoảng 7 - 8 người, chi phí đào tạo lại 1 lần thì tổng chi cho nhóm sẽ khoảng từ 25 đến 30 triệu đồng. Trong khi đó, doanh

thu dự kiến năm tới là 523.073.120 nghìn đồng. Như vậy, nếu thành lập nhóm

thì doanh thu sẽ tăng lên đạt 536.743.485,6 nghìn đồng. Như vậy, ta sẽ thấy được tác dụng của biện pháp là rất lớn, không những doanh thu của doanh

nghiệp tăng lên mà chất lượng sản phẩm được nâng cao cũng là điều kiện đảm

bảo cho nhà máy nâng cao cũng là điều kiện đảm bảo cho nhà máy nâng cao uy tín, tạo lòng tin đối với khách hàng, có điều kiện nâng cao mức sống cho

công nhân viên trong nhà máy.

4. Biện pháp về nhân sự.

a. Căn cứ đưa ra giải pháp.

Con người là chủ thể của một quá trình, hoạt động kinh tế - xã hội, là nhân tố cơ bản quyết định sự thành bại, được và không được, tốt hay xấu...

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm và một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của Nhà máy bia Đông Nam Á pot (Trang 59 - 77)