Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu 7_TOÀN VĂN LUẬN ÁN_TRẦN TRUNG TÌNH (Trang 154 - 156)

Số lƣợng/ Mức độ Biện pháp Rất Không Tỉ lệ Khả thi khả thi khả thi Biện pháp 1 Số lượng 38 12 2 Tỉ lệ 55.88 17.65 2.94 Biện pháp 2 Số lượng 31 18 3 Tỉ lệ 45.59 26.47 4.41 Biện pháp 3 Số lượng 37 12 3 Tỉ lệ 54.41 17.65 4.41 Biện pháp 4 Số lượng 35 15 2 Tỉ lệ 51.47 22.06 2.94 N=52 Điểm Thứ TB tự X 2.69 1 2.54 4 2.65 2 2.63 3

Về tính khả thi của các biện pháp, kết quả khảo nghiệm cho thấy tất cả 4 biện pháp đưa ra đều được đánh giá rất khả thi và khả thi, khơng có biện pháp nào có điểm trung bình nằm trong giới hạn khơng khả thi. Trong 4 biện pháp thì biện pháp

Nghiên cứu hồ sơ học tập và xây dựng nội dung phỏng vấn như là một công cụ giúp sinh viên chẩn đoán về kết quả và khả năng học Toán của học sinh ( X =2,69) được đánh giá là khá thi nhất, sau đó đến các biện pháp Bồi dưỡng năng lực chấm điểm

của sinh viên ( X =2,65) và biện pháp Thiết kế các nhiệm vụ học tập trong q trình dạy học với độ khó tăng dần để sinh viên tập luyện giải quyết nhiệm vụ, từ đó, phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập cho sinh viên ( X =2,63).

Biện pháp Thiết kế dự án học tập hướng đến giúp học sinh thực hành giải

quyết các vấn đề của thế giới thực, từ đó, nâng cao năng lực đánh giá thực của sinh viên ( X =2,54) có tính khả thi ở mức 4. Tìm hiểu sâu, tơi được một số giáo viên nói

tưởng. Vì vậy, một số giáo viên lo ngại về việc khả thi của nó trong thực tiễn, mặc dù biện phát này là quan trọng cho việc dạy học và đổi mới phương pháp dạy học, phù hợp với xu thế của giáo dục hiện đại.

Từ phân tích kết quả khảo nghiệm về các biện pháp đã đề xuất, có thể đưa ra một số nhận xét sau đây:

Các biện pháp tác giả luận án đề xuất được đánh giá là cần thiết và mang tính khả thi. Để phát triển năng lực của sinh viên cho đánh giá kết quả học tập Toán của học sinh THPT thực chất là góp phần nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên tương lai. Do vậy, phải quan tâm đến việc tổ chức thực hiện các biện pháp.

Với mỗi biện pháp, sẽ có những khó khăn khi thực hiện. Chẳng hạn:

Đối với biện pháp 1 (Nghiên cứu hồ sơ học tập và xây dựng nội dung phỏng vấn như là một công cụ giúp sinh viên chẩn đoán về kết quả và khả năng học Toán của học sinh), sinh viên/giáo viên cần bỏ thời gian nghiên cứu hồ sơ học tập, đầu tư thời gian và trí tuệ cho thiết kế nội dung phỏng vấn để đạt được mục tiêu đánh giá;

Đối với biện pháp 2 (Thiết kế dự án học tập hướng đến giúp học sinh thực hành giải quyết các vấn đề của thế giới thực, từ đó, nâng cao năng lực đánh giá thực của sinh viên), rõ ràng, đây đang là vấn đề được ngành giáo dục quan tâm, chúng ta cần ở học sinh những gì? Học sinh cần là cơng dân tích cực, có năng lực giải quyết vấn đề thực. Vì vậy, sinh viên ngay từ khi học tập tại trường đại học cũng cần thiết tham gia vào thiết kế dự án học tập, tìm kiếm cơ hội thực hành, tham gia quá trình đánh giá trong khi thực hiện dự án;

Đối với biện pháp 3 (Bồi dưỡng năng lực chấm điểm của sinh viên), theo tác giả luận án, năng lực chấm điểm ở giáo viên Tốn hiện nay vẫn mang tính thủ tục, hạn chế vai trị của phản hồi, ngồi ra thiếu các hình thức chấm điểm hiện đại như hồ sơ học tập, Rubric, dự án… Trong các trường đại học có ngành sư phạm Tốn, cũng có những hạn chế trong phát triển năng lực chấm điểm cho sinh viên. Do vậy, tác giả đề xuất, trong thời gian tới, sinh viên cần được rèn luyện để phát triển năng lực chấm điểm;

Với biện pháp 4 (Thiết kế các nhiệm vụ học tập trong quá trình dạy học với độ khó tăng dần để sinh viên tập luyện giải quyết nhiệm vụ, từ đó, phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập cho sinh viên), theo tác giả luận án, để thự hiện biện pháp này cần rất nhiều thời gian, công sức, sinh viên cần nghiên cứu bài học tỉ mỉ, xây dựng được mục tiêu bài học, kế hoạch bài học, và hình thức đánh giá.

4.3. Thử nghiệm biện pháp “Bồi dƣỡng năng lực chấm điểm của sinh viên”

Bài tập về nhà là một phần cực kỳ quan trọng của giáo dục tốn học. Nó cho học sinh cơ hội thực hành các kỹ năng mà họ đã học trên lớp để họ có thể thành thạo chúng. Tuy nhiên, điều quan trọng là học sinh phải hiểu những kỳ vọng của giáo viên về bài tập về nhà của họ. Đây là nơi mà một phiếu tự đánh giá trở nên hữu ích.

Tơi tiến hành thử nghiệm:

4.3.1. Mục đích, nội dung và phương pháp thử nghiệm

Mục đích thử nghiệm

Vì khn khổ nghiên cứu của luận án, cũng như điều kiện cho tác giả thực hiện thử nghiệm tại Trường Đại học Hồng Đức, mục đích thử nghiệm đánh giá năng lực của sinh viên thiết kế Rubric cho đánh giá kết quả học tập Toán của học sinh THPT.

Nội dung thử nghiệm

Xây dựng các Rubric để đánh giá kết quả học tập toán học của học sinh. Tác giả luận án đã đề nghị các sinh viên tự do chọn ý tưởng cho thiết kế Rubric, mong muốn tận dụng ý tưởng sáng tạo từ họ.

Phương pháp thử nghiệm

Sinh viên thử nghiệm: 06 sinh viên Trường Đại học Hồng Đức (với lưu ý: 06

sinh viên năm thứ tư và đã đi thực tập sư phạm, khóa học 2015-2019).

Một phần của tài liệu 7_TOÀN VĂN LUẬN ÁN_TRẦN TRUNG TÌNH (Trang 154 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w