Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện bộ máy quản lý tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất potx (Trang 43 - 49)

III. Một số giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý tiêu thụ sản phẩ mở công ty may Thăng

e. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nâng cao trình độ quản lý của cán bộ quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty may Thăng Long là rất cần thiết, điều này sẽ giúp cho họ có ý thức trong công việc, làm việc có hiệu quả và khoa học đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của công ty. Để làm được điều đó công ty cần thực hiện một số biện pháp:

+ Cử cán bộ đi đào tạo nghiệp vụ quản lý kinh tế, đặc biệt là nghiệp vụ quản lý tiêu thụ sản phẩm, vì đây là khâu có vị trí quan trọng giúp công ty tồn tại và phát triển ổn định lâu dài.

+ Hàng năm tiến hành đào tạo, phổ biến về các kiến thức quản lý mới, những thay đổi trong nền kinh tế kể cả trong nước lẫn ngoài nước, những chính sách quan trọng của nhà nước mà công ty cần quan tâm…

+ Tổ chức các buổi sinh hoạt văn hoá, nói chuyện với các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý, nâng cao tinh thần tự giác cho cán bộ. Bên cạnh đó có thể phát động các phong trào thi đua phấn đấu đạt các mục tiêu đề ra trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm.

f. Đầu tư đổi mới cơ sở vật chất:

Trong nền kinh tế hiện nay thì các trang thiết bị hiện đại phục vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh là không thể thiếu, nó làm cho quá trình sản xuất được tiến hành nhanh hơn và đạt hiệu quả cao, và biên giới không gian và thời gian như mờ nhạt dần. Chính vì lý do đó công ty may Thăng Long cần xem xét đầu tư công nghệ trang thiết bị phục vụ cho quá trình quản lý, đặc biệt khi thị trường của công ty là một thị trường rộng lớn không chỉ trong nước mà cả ngoài nước. Tuy nhiên trước khi chọn mua đổi mới công nghệ công ty phải tính đến các yếu tố: trình độ của cán bộ trong bộ máy quản lý thị trường sản phẩm, quyết định mua hay thêu thiết bị, công nghệ thông tin là của ai…phải tuỳ thuộc vào tình hình tài chính của công ty để quyết định.

+ Yếu tố con người trong bộ máy quản lý thị trường sản phẩm là rất quan trọng. Nếu trang thiết bị quá hiện đại, tiên tiến thì có thể không phù hợp, khi đó ta cần cử các cán bộ đi bồi dưỡng, đào tạo.

+ Vấn đề về nguồn nhập trang thiết bị cũng rất quan trọng, công ty cần nhờ các chuyên gia tư vấn sao cho nhập trang thiết bị phù hợp với công ty, giá thành hợp lý.

Vấn đề đổi mới trang thiết bị phục vụ cho quá trình quản lý tiêu thụ sản phẩm là vấn cần thiết đối với công ty may Thăng Long. Tuy nhiên đây là quá trình cần thời gian dài, công ty không thể quyết định vội vàng mà cần tuỳ thuộc vào hoàn cảnh chủ quan, khách quan để tiến hành.

Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp sản xuất có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Trong thời gian qua, công ty may Thăng Long đã đạt được những thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh các sản phẩm may mặc và một số hoạt động khác. Để có được thành công đó là nhờ ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên luôn phấn đấu và hoàn thành những công việc được giao.

Với mục tiêu phát triển doanh nghiệp ổn định trong môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt thì công ty cần hoàn thiện, nâng cao chất lượng của bộ máy quản lý tiêu thụ sản phẩm hơn nữa. Công tác này nhằm nâng cao chất lượng kinh doanh của công ty trên thị trường.

Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng đề án để giải quyết vấn đề trên em đã vận dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng kết hợp với quan điểm tư duy kinh tế mới trong kinh doanh, trong quản trị để đánh giá cụ thể công tác hoàn thiện bộ máy quản lý tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất. Khi nghiên cứu đề tài này, trên cơ sở những tài liệu và thực tế của công ty may Thăng Long, em so sánh biến động qua một số năm gần đây. Qua đó thấy được ưu điểm, nhược điểm, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của nó. Kết hợp với cơ sở lý luận lôgic, khoa học em đề ra một số giải pháp khắc phục những nhược điểm còn tồn tại góp phần hoàn thiện bộ máy quản lý tiêu thụ sản phẩm ở công ty may Thăng Long.

Tài liệu tham khảo

-Thời báo kinh tế.

-Giáo trình Kinh tế thương mại, NXB Thống Kê, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

- Martin Hilb, Quản trị nhân sự tổng thể, Nhà xuất bản thống kê 2003.

- Giáo trình Quản trị Doanh Nghiệp Thương Mại, NXB Lao Động- Xã Hội, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

- Giáo trình Quản trị Nhân Lực, NXB Lao Động- Xã Hội, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

- Hội nhập WTO cơ hội và thách thức, NXB Thống Kê.

Mục lục

Lời nói đầu Trang

Chơng I. Những vấn đề cơ bản về bộ máy quản lý

I. Bản chất và vai trò của bộ máy quản lý

II. tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất………..3

1. Bản chất bộ máy quản lý tiêu thụ sản phẩm 2. ở doanh nghiệp sản xuất………..3

3. Nhiệm vụ của bộ máy tiêu thụ sản phẩm………4

4. Vai trò bộ máy quản lý tiêu thụ sản phẩm ……….7

III. Những nguyên tắc và yêu cầu tổ chức bộ máy quản lý tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất………8

1. Nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất ……….8

2. Yêu cầu tổ chức bộ máy quản lý tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất ……….10

iii. Nội dung hoạt động của bộ máy quản lý tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá………..12

2.1. Nội dung hoạt động của bộ máy quản lý tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất………...12

2.1.1. Nghiên cứu thị trờng………...12

2.1.2Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm………14

2.1.3Chuẩn bị hàng hoá để xuất bán……….…15

2.1.4Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm………15

2.1.5Tổ chức các hoạt động xúc tiến yểm trợ cho công tác bán hàng………...17

2.1.6Tổ chức hoạt động bán hàng……….……18

2.1.7Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm………19

iv. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới bộ máy quản lý tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp

sản xuất……….…21

Chơng II. Thực trạng hoạt động quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty may Thăng Long………..……24

I. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty may Thăng Long………..………..…24

1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty may Thăng Long…….…24

2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty………25

3. Đặc điểm về bộ máy quản lý của công ty may Thăng Long………….……26

II. Thực trạng hoạt động của bộ máy quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty may Thăng Long………29

1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Thăng Long………....…29

2. Kết quả công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty may Thăng Long…..…33

a. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty ………33

b. Doanh thu tiêu thụ của công ty theo mặt hàng………..………34

3. Công tác hoạt động của bộ máy quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty………36

a. Công tác giao dịch ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ………36

b. Thực hiện hoạt động kho thành phẩm………...………36

c. Phương thức vận chuyển………37

d. Phương thức thanh toán……….…………37

III. Những đánh giá chung về hoạt động của bộ máy quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty may Thăng Long………..…38

1. Ưuđiểm………..………39

2. Hạn chế và nguyên nhân………..………39

b. Nguyên nhân……….………40

Chơng III. Một số giảI pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý tiêu thụ sản phẩm ở công ty may thăng long……….42

I. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất hiện nay………..…………42

II. Phương hướng của công ty may Thăng long trong thời gian tới………44

1. Phương hướng của công ty trong thời gian tới………...………44

a. Phương hướng về thị trường tiêu thụ………..…………44

b. Phương hướng về chiến lược kinh doanh………...………45

c. Về quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh………45

III. Một số giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý tiêu thụ sản phẩm ở công ty may Thăng Long………..………46

1. Về phía nhà nớc……….………46

2. Về phía công ty………..………47

a. Tuyển mộ và tuyển chọn nhân viên………...…………47

b.Xây dựng cơ cấu hợp lý, bố trí nhân lực và thôi việc……….…47

c. Tạo động lực cho hoạt động của bộ máy quản lý tiêu thụ sản phẩm………..………48

d. Các chính sách, quy định của công ty………...………49

e. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực………50

f. Đầu t đổi mới cơ sở vật chất………...………51

Kết luận……….………52

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện bộ máy quản lý tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất potx (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)