.Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 42 - 47)

Với đặc điểm riêng có, đánh giá hiệu quả viện trợ khơng hồn lại dành cho Lào và Campuchia được xem xét trên mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau giữa ba nước vỡ lợi ích đảm bảo ổn định an ninh và phát triển của mỗi nước. Vì vậy, hiệu quả viện trợ khơng hồn lại dành cho Lào và Campuchia không chỉ được xem xét là

nguồn hỗ trợ đơn thuần về kinh tế mà cần đặt trong mối tổng thể chung để xem xét, đánh giá tác động một cách toàn diện cả về xã hội, an ninh, quốc phịng, mơi trường sinh thái có liên quan đến mỗi nước.

Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn viện trợ của Việt Nam dành cho Lào và Campuchia giai đoạn 2006-2010 được nổi lên:

- Viện trợ khơng hồn lại của Việt Nam dành cho Lào và Campuchia đã đạt được mục tiêu chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước về con người trong việc tăng cường và củng cố mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa ba nước.

Cùng chung mục tiêu, lý tưởng để củng cố và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, trong công tác đào tạo nguồn nhân lực giúp Lào, đào tạo cán bộ chính trị, xã hội là đối tượng quan trọng nhất để hình thành một đội ngũ nghiên cứu, cung cấp những luận cứ khoa học cho đường lối đổi mới toàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần trực tiếp vào đổi mới tư duy kinh tế, cải cách thể chế, hội nhập kinh tế quốc tế.

Đảng và Nhà nước ta luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của Lào, coi đây là cơng tác có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Đặc biệt trong giai đoạn 2001 đến nay, đào tạo cán bộ chính trị và nghiên cứu về chính trị xã hội cho Lào đã tăng lên về số lượng và mở rộng hình thức đào tạo trên nhiều lĩnh vực.

Trong nhiều năm qua, đội ngũ cán bộ của Lào và Campuchia được đào tạo tại Việt Nam qua các thời kỳ hiện đang giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị và các cơ sở kinh tế, góp phần tích cực vào cơng cuộc xây dựng đất nước Lào.

Những kết quả học tập của các cán bộ, học sinh Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam đã hình thành một đội ngũ cán bộ hiểu biết lấn nhau giữa các ngành các lĩnh vực của hai nước bạn anh em với cán bộ các ngành, lĩnh vực của Việt Nam, đã và đang góp phần tích cực vào việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt lâu dài và hợp tác toàn diện giữa Đảng, nhà nước và nhân dân hai nước anh em.

- Sự tin cậy lẫn nhau với việc hàng năm các nước bạn Lào và Campuchia gửi sang Việt Nam một số lượng lớn các cán bộ, sĩ quan quân đội và an ninh sang học tập và bồi dưỡng tại Việt Nam đã góp phần củng cố sự hợp tác, đản bảo an ninh vì mục tiêu phát triển của ba nước.

- Trên lĩnh vực kinh tế, phát triển ổn định biên giới giữa ba nước, viện trợ khơng hồn lại của Việt Nam dành cho Lào và Campuchia đã đóng góp tích cực vào

việc hồn thành cắm mốc biên giới giữa Việt Nam với Lào và Việt Nam với làm cơ sơ xây dựng một biên giới hồ bình, hữu nghị và phát triển lâu dài giữa Việt Nam với hai nước Lào và Campuchia.

- Đã đạt được hiệu quả nhất định trong việc hợp tác điều tra cơ bản phục vụ phát triển hợp tác giữa ba nước như; xây dựng bản đồ, liên kết các hệ thông độ cao và lưới toạ độ, hợp tác tăng cường trong lĩnh vực khí tượng thủy văn phục vụ cho việc hợp tác dự báo, điều tra, thăm dị khống sản và quy hoạch đất phục vụ cho đầu tư của Việt Nam với Lào và Campuchia...

Nhìn chung, việc sử dụng vốn viện trợ khụng hồn lại giai đoạn 2006-2010 đã có nhiều tiến bộ. Nguồn vốn được sử dụng tập trung, có mục tiêu, trọng điểm. Quản lý và sử dụng vốn viện trợ được quan tâm, phối hợp thường xuyên, từng bước đi vào nề nếp. Nhiều dự án hợp tác được tiếp tục đầu tư đồng bộ và duy trì hoạt động đã đánh dấu sự chuyển biến mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước. Kết hợp giữa đầu tư mới với duy trỡ và nõng cao năng lực hoạt động các dự án đó hợp tỏc giữa hai bên, bước đầu đã có những tác động tích cực, đáp ứng yêu cầu thực tế của phớa bạn Lào và gúp phần củng cố mối quan hệ hợp tỏc giữa hai nước. Nhiều cơng trình dự án được đầu tư hồn thành dứt điểm như Trường năng khiếu dự bị đại học cho học sinh dân tộc tại Đại học Quốc gia Lào, Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia Lào, Trường Tài chính Đơng-khăm-xạng, Trường trung học phổ thơng Hữu nghị Lào - Việt tại Thủ đô Viêng Chăn Nguồn vốn dành cho điều tra cơ bản và quy hoạch được điều chỉnh tập trung vào các đối tượng và vùng quy hoạch, vùng khoáng sản phục vụ mục tiêu đầu tư, phát triển kinh tế mỗi nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc sử dụng nguồn vốn viện trợ không hồn lại dành cho Lào cịn những hạn chế trên từng lĩnh vực cụ thể như sau:

a)- Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực:

(i)- Chất lượng đào tạo trong 5 năm qua (2001-2010) đã có những chuyển biến tích cực, song thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế và mong muốn của hai bên. Nguyên nhân là do chất lượng đầu vào còn thấp so với mặt bằng kiến thức chung của Việt Nam, trỡnh độ tiếng Việt sau một năm dự bị của các lưu học sinh chưa đủ để tiếp thu bài giảng ở trên lớp. Việc phối hợp thực hiện các Quy chế và Nghị định thư hợp tác đào tạo đã ký kết chưa chặt chẽ, cịn có sự nể nang, châm chước tạo kẽ hở trong quản lý và tõm lý ỷ lại trong học tập của học sinh.

Thực tế cho thấy, những lĩnh vực có hình thức quản lý tốt như an ninh, quốc phòng, ý thức kỷ luật học tập của cán bộ, lưu học sinh ở các khối này thường chiếm

tỷ lệ khá, giỏi cao hơn khối học sinh kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Đặc biệt so với cán bộ, học sinh trong những năm 80 của thế kỷ trước là những cán bộ, học sinh được đào tạo từ phổ thơng, có trình độ tiếng Việt và mặt bằng giáo dục phổ thông ngang tầm với học sinh Việt Nam và có ý thức học tập và kỷ luật được rèn luyện tốt hơn hiện nay.

(ii)- Hai bên cịn chưa có cơ chế quản lý, theo dừi hiệu quả sử dụng sau đào tạo để rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời những bất cập xẩy ra cũng như việc nắm bắt kịp thời nhu cầu cần cập nhật đối với số cán bộ, học sinh đã đào tạo tại Việt Nam và cú kế hoạch đào tạo lại cho phù hợp. Theo báo cáo của phía Bạn trong chuyến khảo sát của Ban Tổ chức Trung ương, 1/3 số học sinh được đào tạo tại Việt Nam về Lào chưa có việc làm.

(iii)- Chính phủ hai nước luôn quan tâm tới hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, coi đây là nhiệm vụ chiến lược có tác động lâu dài tới quan hệ hai nước, trong đó tập trung vào việc nâng cao chất lượng và mở rộng học ngoại ngữ tiếng Việt tại các trường phổ thông, tiến đến mở rộng tới mọi đối tượng là người Lào. Để thực hiện mục tiêu này trong chương trình mục tiêu đã hai bên thỏa thuận: Xây dựng Khoa tiếng Việt Trường Đại học Quốc gia Lào (như những khoa dạy ngoại ngữ của các nước khác ở trường này); Hồn thành bộ giáo trình dạy tiếng Việt cho người Lào và tiến tới phổ cập rộng rãi phù hợp với mọi đối tượng người Lào; Hoàn thành bộ từ điển Lào-Việt và Việt-Lào. Song mục tiêu này kéo dài trong 5 năm sau nhiều lần điều chỉnh, nhưng vẫn chưa hoàn thành.

(iv)- Đào tạo chính quy dài hạn cịn bất cập giữa số lượng và chất lượng. Hai bên cịn chưa có kế hoạch dài hạn, chưa thực sự căn cứ vào nhu cầu sử dụng để đầu tư.

Hàng năm phía Việt Nam tiếp nhận theo một con số “năm sau, cao hơn năm trước” (2001 là 500 người, 2005 là 600 người và 2009 là 700 người) phía Lào cũng căn cứ vào con số này cử đủ số người (thậm chí cả những đối tượng khơng thi tuyển). Như vậy, cả hai bên đều không căn cứ trên yêu cầu, kế hoạch sử dụng để đµo tạo. khơng có cơ sở để chuẩn bị tốt đầu vào đã dẫn đến chất lượng đào tạo bị ảnh hưởng dây chuyền trong nhiều năm qua.

Cơ cấu ngành nghề chưa phản ánh được thực tế yêu cầu phát triển và phục vụ quan hệ hợp tác giữa hai nước. Trong những năm qua, để phục vụ cho hợp tác đầu tư giữa hai nước (cũng như yêu cầu hợp tác đầu tư giữa Lào với các nước khác) nguồn nhân lực trong các ngành nghề khai khoáng, thuỷ điện, trồng cây cơng

nghiệp, dầu khí địi hỏi một số lượng lớn cán bộ, nhưng những ngành này hầu như chưa được quan tâm đúng mức. Điều này được phản ánh qua số liệu của phụ lục Hiệp định hàng năm do phía Lào đưa ra như: Năm 2005, trong số 33 chỉ tiêu trên đại học có tới 11 chỉ tiêu về kinh tế, tài chính (chiếm 33%), chỉ có 01 mỏ địa chất (chiÕm 3%) và trong 115 chỉ tiêu đại học có 33 chỉ tiêu về quản lý hành chính, kinh tế, tài chính (chiếm 26,6%), chỉ có 04 mỏ địa chất và 01 bảo vệ thực vật (chiếm 4,3%), các ngành như năng lượng điện, dầu khí hầu như các năm đều khơng có.

(v) - Đào tạo cán bộ chính tri, xã hội giúp Lào lµ mét néi dung quan träng trong lĩnh vực hợp tác đào tạo giữa hai nước. Tuy nhiên, cũng cịn một số tồn tại, bất cập như:

- Chương trình, nội dung chưa ổn định, cịn nặng về lý thuyết, các đề tài tính thực tiƠn cịn chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu và ứng dụng vào thực tế một cách hiệu quả. Cịn rất ít cơng trình nghiên cứu và đào tạo về khoa học xã hội giữa Việt Nam và Lào, mới dừng lại ở những cơng trình nghiên cứu và bài viết trên từng mảng, từng vấn đề, chưa mang tính hệ thống.

- Phương pháp giảng dạy, nghiên cứu chậm được cải tiến, giáo viên giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu còn thiếu kiến thức và am hiểu thực tiễn về Lào nên trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu việc vận dụng vào tình hình thực tế của Lào hạn chế, việc ứng dụng các cơng trình nghiên cứu hoặc vận dụng bài giảng đạt hiệu quả chưa cao, chưa thực sự gắn và ăn nhập với thực tế.

b)- Các chương trình, dự án hợp tác:

Một số chương trình dự án triển khai còn chậm, chất lượng chưa được như mong muốn, nguyên nhân cơ bản là:

(i)- Quy trình quản lý dự án sử dụng vốn viện trợ còn nhiều bất cập, chậm đổi mới đã ảnh hưởng đến thời gian chuẩn bị dự án; Nhiều phát sinh khách quan do biến động của tình hình kinh tế thế giới vµ khu vực địi hỏi việc sử lý, điều chỉnh đã kéo dài thời hạn hồn thành dự án.

(ii)- Mặc dù đã có chiến lược hợp tác 10 năm (2001-2010) và các Chương trình mục tiêu cho từng giai đoạn 5 năm (2001-2005) và (2006-2010) nhưng việc tổ chức triển khai của một số Bộ, ngành, địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu như thỏa thuận giữa hai bên và cam kết cßn theo ý mn chđ quan dẫn đến nhiều nội dung thỏa thuận cịn nằm ngồi Hiệp định, vượt quá nguồn cam kết giữa hai Chính phủ và khả năng của các Bộ, ngành, địa phương mỗi bên nên khơng thực hiện được gây nên tư tưởng hồi nghi, mất lịng tin với các đối tác phía Lào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(iii)- Sự nhận thức về tầm quan trọng trong chiến lược hợp tác với Lào của một số Bộ, ngành chưa đầy đủ, làm mất tính thời điểm của một số nội dung chiến lược đặt ra. Được thể hiện:

- Hai bên mong muốn tăng cường nhận thức về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào tới mọi tầng lớp cán bộ, nhân dân hai nước và trở thành động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác trên các mặt kinh tế, đối ngoại, an ninh của hai nước. Để cụ thể hoỏ mục tiêu này, hai bên đã thỏa thuận đầu tư xây dựng hệ thống Đài phát thanh và phát hình chuyển tiếp tại 4 địa điểm: Chăm-pa-xắc, Xa-va-na-khét, Luông-pra-băng, Uđôm-xay, tiến tới phát chuyển tiếp kênh truyền hình của Việt Nam có phụ đề tiếng Lào với dự kiến sau khi hồn thành sẽ phủ sóng phục vụ cho 40,29% dân số Lào được hưởng thụ dự án, mang lại lợi ích trong việc nâng cao nhận thức cho dân cư, đặc biệt cư dân ở vùng sâu, vùng xa của Lào. Đây là một vấn đề chiến lược, nhạy cảm trong hợp tác được phía Lào đồng tình ủng hộ, cần được hồn thành sớm, nhưng sau 10 năm chuẩn bị với nhiều lần điều chỉnh kinh phí đến nay mới cú một Dự án xây dựng Đài phát thanh và phát hình Chăm-pa-xắc hồn thành các thủ tục đầu tư và dự kiến khởi công vào cuối năm 2009. Với sự chậm trễ này, chương trình đặt ra sẽ không thực hiện được mục tiêu chiến lược như mong muốn.

- Theo thỏa thuận, Việt Nam đã dành vốn viện trợ giúp Lào khảo sát, tìm kiếm khống sản tại Lào để làm cơ sở giới thiệu các doanh nghiệp Việt Nam cïng sư dơng kết quả thu được phục vụ hợp tác đầu tư, khai thác vào mục tiêu phát triển kinh tế của mỗi nước. Tuy nhiên, với một khoản viện trợ 46 tỉ VNĐ, chiếm 2,57% vốn viện trợ 2001-2010 dành cho ngành địa chất Việt Nam thực hiện, nhưng kết quả mà các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng thụ từ dự án này rất thấp. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã phải trả giá vì thiếu những nguồn thơng tin khi đầu tư vào lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 42 - 47)