Hiện nay thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo quy chế sau:
NHNN& PTNT Việt Nam tổ chức, giám sát và điều hành nhằm hình thành thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các tổ chức tính dụng là thành viên của thị trường.
NHNN& PTNT Việt Nam tham gia vào thị trường với tư cách là người mua bán cuối cùng thực hiện can thiệp khi cần thiết, vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. Song thời gian qua, thực tế thị trường hoạt động rất tẻ nhạt mà nguyên nhân là sự mất cân đối về cung cầu ngoại tệ, chỉ có người mua không có người bán, NHNN& PTNT chưa nắm được chính xác trạng thái ngoại hối của các ngân hàng thương mại nên không điều tiết kịp thời hoạt động của thị trường, hoặc có những thời gian dài các NHNN & PTNT chi nhánh thiếu
hụt ngoại tệ trầm trọng thì ngân hàng cũng chưa có những biện pháp gì để hổ trợ, để cải thiện trạng thái ngoại hối của mình. Vì vậy, để các NHNN & PTNT chi nhánh nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ, đáp ứng yêu cầu kinh doanh hàng nhập khẩu thì việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là vô cùng cần thiết. Muốn làm được điều này, chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau:
-Giám sát trạng thái ngoại hối cuối ngày của từng NHNN & PTNT chi nhánh, kiên quyết bắt các NHNN & PTNT chi nhánh phải xử lý trạng thái ngoại hối của mình bằng việc mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng.
-Mở rộng đối tượng tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Hiện nay chỉ có hội sở chính của các NHNN & PTNT chi nhánh mới là thành viên của thị trường. Nhưng thực tế các chi nhánh có doanh số hoạt động thanh toán quốc tế lớn cũng có nhu cầu kimh doanh ngoại tệ nhằm mục đích phục vụ khách hàng hoặc cho chính mình Vì vậy cần mở rộng các thành viên tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
- Phát các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ tiền gửi qua đêm và các hình thức mua bán ngoại tệ như: mua bán kỳ hạn, hợp đồng tương lai...
- Cần tăng cường hơn nữa vai trò của NHNN & PTNT chi nhánh trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Trong những trường hợp thị trường không đủ có khả năng thì NHNN & PTNT Việt Nam với vai trò là người mua và người bán cuối cùng phải tham gia kịp thời để giúp đỡ các NHNN & PTNT chi nhánh duy trì được trạng thái an toàn ngoại tệ của mình.
3.3.3.Về phía chính phủ và các nghành có liên quan
3.3.3.1.Cần hoàn thiện môi trường pháp lý cho các giao dịch thanh toán XNK Việt nam bước vào nền cơ chế thị trường và hoà nhập vào nền mậu dịch thế giới từ cuối thập kỷ 80. Thanh toán hàng XNK của cả nước đã tăng lên không về những kinh nghạch mà còn về quy mô, chất lượng. Nhưng mặt trái của nó là tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp. Điều này đòi hỏi sự xét xử công minh kịp thời của các cơ quan pháp luật dựa theo pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Để các NHNN & PTNT chi nhánh có cơ sở vững chắc bảo vệ hoạt động kinh doanh của mình và tránh được rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế, chính phhủ nên đưa ra những văn bản có tính pháp luặt quy định rõ mối quan hệ tương hợp giữa luật và thông ước quốc tế với các điêù luật Việt Nam. Cụ thể:
- Khẩn trương ban hành những văn bản pháp lý cho giao dịch thanh toán XNK: Có thể là nghị định về thanh toán quốc tế đề cập đến mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương của người NK, người XK với các giao dịch chứng từ giữa các ngân hàng.Mối quan hệ về nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của nhà NK, nhà XK và các ngân hàng khi tham gia vào các phương thức thanh toán quốc tế, và mối quan hệ này cũng cần dược pháp lý hoá trên cơ sở một quốc gia.
- Sớm đưa pháp lệnh thương phiếu vào thực tiễn:
Trong thanh toán quốc tế, để thực hiện việc chuyển tải ngoại tệ phải sử dụng nhiều phương tiện thanh toán khác nhau như: hối phiếu, lệnh phiếu, séc... trong đó hối phiếu là phương tiện dược sử dụng phổ biến. Hiện nay, có rất nhiều văn bản mang tính chất thông lệ quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ liên quan đến việc phát hành và sử dụng séc và hối phiếu như: luật thống nhất về hối phiếu theo công ước Giơnevơ 1930, luật hối phiếu nước Anh năm 1928... Còn ở Việt Nam chúng ta đã có pháp lệnh thương phiếu do chủ tịch quốc hội ký 24/12/1999 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2000. Tuy nhiên cho đén nay, chính phủ vẫn chưa có văn bản chính thức nào hướng dẫn thi hành pháp lệnh này.
- Cần ban hành các văn bản quy định trách nhiệm kiểm tra các chứng từ khi các doanh nghiệp xin mở L/C hoặc chuyển tiền ra nước ngoài:
Hiện nay, trong thanh toán XNK các NHNN & PTNT chi nhánh không được hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra giấy phép hợp lệ NK của các khách hàng khi phát hành L/C, dẫn đến việc chấp hành quy định này giữa các NHNN & PTNT chi nhánh có khác nhau, vì vậy hậu quả tất yếu là khách hàng lợi dụng cơ sở này để sử dụng một giấy phép hoặc hạn ngạch NK ở nhiều NH khác nhau để mở L/C với những mục đích thiếu trung thực trong kinh doanh.
Nếu khách hàng vay vốn mở L/C, khi hàng bị hải quan phát hiện ra sự gian lận của doanh nghiệp, hàng hoá không được thông quan hoặc bị tịch thu sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
Nếu khách hàng sử dụng một hợp đồng ngoại thương để thanh toán ra nước ngoài nhiều lần nhằm mục đích rửa tiền hoặc thanh toán tiền hàng nhập lậu thì NH có được miễn trách nhiệm không?
Vì vậy rõ ràng cần có quy chế văn bản hướng đẫn các NHNN & PTNT chi nhánh trong việc kiểm tra chứng từ hợp đồng ngoại thương của các doanh nghiệp khi mở L/C và
quy định rõ trách nhiệm của NH, của doanh nghiệp trước pháp luật về việc phát hành L/C hoặc chuyển tiền ra nước ngoài.
3.3.3.2. Hoàn thiện chính sách thương mại nhằm đẩy mạnh XK
Thực trạng hoạt động xuất khẩu của nước ta cho thấy sản phẩm XK của nước ta còn nghèo làn và sản phẩm chưa qua chế biến vẫn chiếm một tỷ trọng lớn hoặc nếu có chế biến thì cũng là những mặt hàng thô, sơ chế. Vì vậy, để phục vụ cho chiến lược hướng về XK nhằm mục tiêu tăng trưởng ổn định, bền vững cho nền kinh tế, chúng ta cần có những giải pháp sau:
- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, đặc biệt là hoạt động thương mại với các thị trường lớn như: Trung Quốc, các nước thuộc khối ASEAN...xây dựng và phát triển thị trường trọng điểm, mở rộng thị trường mới.
- Khai thác có hiệu quả tiềm năng về tài nguyên, sức lao động và đất đai, giảm giá thành hàng XK Việt Nam. Cần đầu tư thích đáng vào những sản phẩm truyền thống và có ưu thế như: Gạo, thuỷ sản, dầu mỏ...
- Có chính sách đầu tư hợp lý cho các doanh nghiệp sản xuất hàng XK, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và phấn đấu XK chủ yếu các mặt hàng đã qua chế biến.
- Có chính sách khuyến khích sản xuất và chế biến hàng XK thông qua các công cụ quản lý vĩ mô như: Thuế, trợ giá...
Bên cạnh biện pháp đẩy mạnh XK, nhà nước cần có chính sách NK thông qua việc cấp phép NK, quản lý bằng hạn ngạch và công cụ thuế nhằm hạn chế NK những mặt hàng trong nước đã sản xuất được.
Việt Nam đang từng bước hòa nhập vào nền thương mại quốc tế, vì vậy hoạt động thương mại và NH diễn ra sôi nổi và phát triển hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi có sự hiện diện ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài, các chi nhánh NH lớn trên thế giới.
3.3.4. Về phía ngân hàng nhà nước
3.3.4.1. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tiến tới thành lập thị trường hối đoái của Việt Nam. lập thị trường hối đoái của Việt Nam.
Việc hoàn thiện và phát triển thị trường liên ngân hàng là một trong những điều kiện quan trọng để ngân hàng mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng và phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế của ngân hàng.
Để hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng làm cơ sở cho việc hình thành thị trường hối đoái hoàn chỉnh ở Việt Nam, NHNN cần thực hiện các giải pháp:
- Đa dạng hoá các loại ngoại tệ, các phương tiện thanh toán quốc tế trên thị trường. Ngoài giao dịch chủ yếu là USD hiện nay, các ngoại tệ khác (EUR, GBP, JPY…) cũng cần được mở rộng giao dịch song song khuyến khích nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu, hối phiếu ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của ngân hàng.
- Đa dạng hoá các hình thức mua bán ngoại tệ. Hiện nay, các hình thức giao dịch ngoại tệ của các NHTM Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT nói riêng mới chỉ là là giao ngay, hoán đổi. Trong thời gian tới, NHNN cần có chính sách khuyến khích và định hướng phát triển các hình thức giao dịch kỳ hạn, tương lai, quyền chọn đồng thời phát triển nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nhiệm vụ tiền gửi qua đêm trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
- Ngoài các thành viên hiện tại: NHNN và các NHTM quốc doanh cũng cần mở rộng đối tượng tham gia thị trường liên ngân hàng như: Ngân hàng cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các nhà môi giới… tạo cho thị trường sự phát triển về số lượng cũng như về chất.
3.3.4.2. ổn định tỷ giá hối đoái
Việc mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đòi hỏi phải có sự ổn định của tỷ giá hối đoái. Vì vậy NHNN cần phải có chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt, bám sát cung cầu trên thị trường. Đồng thời tránh những điều chỉnh bất ngờ với biên độ lớn nhằm tạo sự ổn định trong tỷ giá hối đoái để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.
Kết luận
Lợi ích to lớn việc hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho mỗi nước tham gia là vô cùng to lớn và không thể phủ nhận được. Con đường xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ cô lập với bên ngoài đã hoàn toàn lạc hậu. Tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đều được tự do hoá thương mại, xây dựng nền kinh tế hướng về XK đem lại lợi ích cho quốc gia từ đó tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh đối ngoại trong lĩnh vực NH ngày càng được mở rộng và phát triển.
NHNN & PTNT Nam Định là một đơn vị mới tham gia thanh toán quốc tế được 7 năm. Từ những bước đầu khó khăn khi mới thực hiện nghiệp vụ: thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn, thiếu chuyên gia...đến nay nhờ kiên trì khắc phục khó khăn, quyết tâm đẩy mạnh và phát triển nghiệp vụ, NHNN & PTNT Nam Định không những tự khẳng định được mình mà còn vươn lên đứng vững trong cơ chế thị trường. Để tiếp tục củng cố và nâng cao hơn nữa uy tín của mình trên thị trường trong nước cũng như trên thị trường quốc tế nói riêng tại NHNN & PTNT Nam Định là một yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ tính thiết thực của việc nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế với hoạt động của ngân hàng nên em đã chọn đề tài:
“Giải pháp hoàn thiện hoạt động chất lượng thanh toán quốc tế tại NHNN & PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định ”.
Chuyên đề này của em đã tập trung giải quyết được các vấn đề chủ yếu sau:
- Trình bày cơ sở của thương mại quốc tế, trên cơ sở đó làm nảy sinh nhu cầu thanh toán. Phân tích nội dung của từng điều kiện thanh toán quốc tế.
- Trình bày quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của NHNN & PTNT Nam Định. Phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh chung của NHNN & PTNT Nam Định, đi sâu vào phân tích, đánh giá việc thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNN & PTNT Nam Định.
-Sau khi phân tích đánh giá thực trạng về hoạt động thanh toán XNK tại NHNN & PTNT Nam Định, em đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại NHNN & PTNT Nam Định cùng một số kiến nghị làm cơ sở cho việc thực hiện các giải pháp đó.
Mặc dù vậy, do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm và thời gian nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn để khóa luận có sự hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Danh mục các ký hiệu viết tắt
NHNo&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHTM : Ngân hàng thương mại
TTQT : Thanh toán quốc tế
XNK : Xuất nhập khẩu
UCP : Uniform of Customs and Practice for Documentary Credit
L/C : Letter of Credit
D/P : Documentary against payment
mục lục
Lời nói đầu ... 1
Chương I: Lý luận chung về thanh toán quốc tế ... 3
1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế ... 3
1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế ... 4
1.2.1. Phương thức thanh toán chuyển tiền ... 4
1.2.2. Phương thức thanh toán nhờ thu ... 6
1.2.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ... 9
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại ... 14
1.3.1. Nhân tố chủ quan ... 14
1.3.2. Nhân tố khách quan ... 15
Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNN & PTNT Nam Định ... 16
2.1. Khái quát chung về NHNN & PTNT Nam Định ... 16
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ... 16
2.1.2. Tình hìh hoạt động kinh doanh tại NHNN & PTNT Nam Định ... 18
2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNN & PTNT Nam Định ... 21
2.2.1. Thanh toán chuyển tiền ... 22
2.2.2. Phương thức nhờ thu ... 22
2.2.2.1. Nhờ thu xuất khẩu ... 22
2.2.2.2. Nhờ thu nhâp khẩu ... 23
2.2.3. Tín dụng chứng từ ... 23
2.2.3.1. Thanh toán hàng xuất khẩu ... 23
2.2.3.2. Thanh toán hàng nhập khẩu ... 24
2.3. Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNN & PTNT Nam Định ... 25
2.3.1. Đánh giá kết quả đạt được ... 25
2.3.1.1. Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được củng cố và phát triển ... 25 2.3.1.2. Hoạt động thanh toán quốc tế góp phần làm tăng doanh thu cho ngân hàng26
2.3.1.3. Hoạt động thanh toán quốc tế góp phần nâng cao uy tín NHNN & PTNT Nam
Định ... 26
2.3.2. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNN & PTNT Nam Định... 27
2.3.2.1. Về phía khách hàng ... 27
2.3.2.2. Về phía ngân hàng ... 28
2.4. Nguyên nhân ... 28
2.4.1. Nguyên nhân khách quan ... 28
2.4.1.1. Hành lang pháplý cho hoạt động thanh toán quốc tế còn nhiều bất cập28 2.4.1.2. Quản lý vĩ mô của nhà nước về hoạt động xuất khẩu ... 29
2.4.1.3. Hạn chế về trình độ, kinh nghiệm và năng lực tài chính của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu... 29
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan ... 30
2.4.2.1. Hạn chế trong công nghệ thanh toán của ngân hàng ... 30
2.4.2.2. Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ thanh toán quốc tế còn bất cập ... 30
2.4.2.3. Khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường chưa cao ... 31
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thanh toán