Tuy các ngân hàng của Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động trong một thời gian dài: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (26/04/1957), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 01/04/1963), Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (1988) nhưng mãi đến đầu năm 1998, Luật Ngân hàng mới ra đời song luật còn nhiều điểm chung chung và khó thực hiện. Đối với hoạt động thanh toán quốc tế cũng chưa có một văn bản trong nước điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia trong khi nhiều quốc gia có luật hoặc các văn bản dưới luật quy định về giao dịch tín dụng chứng từu trên cơ sở thông lệ quốc tế có tính đến đặc thù nước họ.
Bên cạnh đó, quy chế quản lý ngoại hói còn nhiều điểm bất cập. Các văn bản về pháp lý ngoại hối quy định chồng chéo, qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi nên khó áp dụng và hiệu lực pháp lý chưa cao. Việc chuyển tiền ra nươ3cs ngoài được quy định chặt chẽ với nhiều thủ tục cũng gián tiếp hạn chế sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế. Nhìn chung, nước ta chưa có khung cơ sở pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động thanh toán quốc tế.
2.4.1.2. Quản lý vĩ mô của nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu
Chính sách mở cửa của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Nhưng bên cạnh đó, các chính sách quản lý xuất nhập khẩu như: thuế xuất nhập khẩu, VAT, dánhách các mặt hàng cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu thay đổi liên tục trong thời gian ngắn và chưa hoàn chỉnh đã ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp. Mặt khác, hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ ở dạng sơ chế, nguyên liệu thô nên khối lượng hàng xuất nhiều nhưng giá trị thấp. Điều này hạn chế khả năng thanh toán quốc tế của các ngân hàng nói chung và NHNo & PTNT tỉnh Nam Định nói riêng.