Kiến nghị với Chính phủ:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xử lý tài sản đảm bảo cho vay tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm pot (Trang 69 - 79)

III. Các kiến nghị:

1.Kiến nghị với Chính phủ:

1.1.Hoàn thiện cơ chế đảm bảo tiền vay:

Cần có một cơ chế đảm bảo tiền vay theo hướng không qui định thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh là điều kiện vay vốn mà khách hàng vay bắt buộc phải thực hiện hoặc được “ưu đãi” miễn thực hiện, mà chỉ nên qui định có tính khuôn khổ pháp luật tách bạch rõ ràng tín dụng

theo hướng thương mại và theo chính sách. Đối với tín dụng thương mại thì đưa ra nhiều biện pháp đảm bảo tiền vay một cách phong phú, đa dạng, trên cơ sở đó các tổ chức tín dụng lựa chọn khách hàng, lựa chọn các dự án để tự quyết định cho vay cần có đảm bảo hoặc không cần có đảm bảo bằng tài sản. Việc thực hiện được tiến hành đối với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế , không phân biệt đối xử. Đối với tín dụng theo chính sách tức tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với một số đối tượng khách hàng và dự án cần thiết thì do Chính phủ chỉ định cho vay và không cần biện pháp đảm bảo bằng tài sản, khi bị tổn thất do các nguyên nhân khách quan về các khoản vay thì được Chính phủ xử lý

Cơ chế đảm bảo tiền vay như vậy sẽ khắc phục được một số vướng mắc:

- Nâng cao quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm của Ngân hàng và khách hàng trong việc quyết định cho vay và nghĩa vụ trả nợ; Nhà nước không can thiệp quá sâu vào quá trình quyết định cho vay và đi vay của Ngân hàng và khách hàng.

-Ngân hàng sẽ lựa chọn khách hàng có uy tín, hiệu quả, có khả năng trả nợ để cho vay, lựa chọn biện pháp đảm bảo tiền vay phù hợp cho cả hai bên, như vậy sẽ giảm bớt việc cho vay bị động phụ thuộc vào Ngân hàng, giảm bớt việc nhận bất cứ tài sản thế chấp, cầm cố để cho vay nên sẽ bớt tồn động nhiều tài sản cần xử lý.

1.2. Chính phủ cần đưa ra các giải pháp về định giá tài sản thế chấp, cầm cố sao cho hợp cả Ngân hàng và khách hàng:

- Chính phủ nên đưa ra một khung giá “mỡ”, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng linh hoạt hơn trong việc định giá tài sản không đi quá xa so với giá qui định của Nhà nước, nhưng cũng không bị cố định vào khung giá đó, tránh được tình trạng giá theo khung giá của Nhà nước thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường, đặc biệt là đối với thị trường bất động sản.

- Qui định chặt chẽ công tác hạch toán của doanh nghiệp để tránh cho việc đánh giá tài sản theo sổ sách kế toán không đúng, các con số thường khác xa so với thực tế.

- Từng bước để thành lập một tổ chức chuyên môn về định giá tài sản thế chấp, cầm cố.

1.3. Cần điều chỉnh thời hiệu khởi kiện vi phạm hợp đồng:

Theo qui định tại điều 31 khoản 1 pháp lệnh Hợp đồng kinh tế thì thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế là 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp. Trong các quan hệ tín dụng, khi đã hết thời hạn vay vốn của khách hàng mà khách hàng chưa trả được nợ thì thường các Ngân hàng không khởi kiện ngay mà tìm mọi cách thu nợ, đến khi đã có đủ căn cứ để xác định là khách hàng không có khả năng trả nợ, khoảng thời gian này thường kéo dài trên 6 tháng. Lúc này Ngân hàng mới khởi kiện ra Toà án kinh tế thì đã quá thời hiệu khởi kiện và bị Toà án bác bỏ đon kiện.

Vì vậy, đối với các quan hệ tín dụng cần xác định lại thời hiệu khởi kiện, nên kéo dài thời hiệu khởi kiện lên 12 tháng.

1.4. Tháo gỡ những vướng mắc trong việc xử lý tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất:

Tại khoản 2.1, điểm2, mục II, phần B Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN- BTP-BCA-BTC-BCA-TCĐC ngày 23/4/2001 (TTLT) hướng dẫn việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng, qui định: “Tổ chức tín dụng trực tiếp bán tài sản đảm bảo (trừ tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và các tài sản khác mà pháp luật qui định phải bán tại các tổ chức bán đấu giá chuyên trách)”. Nhưng hiện nay những qui định về xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp được đề cập trong Điều 737, Bộ luật Dân sự chỉ nêu: “Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ bảo đảm bằng thế chấp quyền sử dụng đất mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì quyền sử dụng đất được xử lý như sau:

- Trong trường hợp quyền sử dụng đất Nông nghiệp, đất Lâm nghiệp để trồng rừng đã thế chấp tại các NHVN, TCTDVN thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để thu hồi vốn và lãi.

- Trong trường hợp quyền sử dụng đất ở đã thế chấp với tổ chức kinh tế, cá nhân Việt nam ở trong nước, thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để thu hồi vốn và lãi.

Như vậy, về điểm này, Luật Dân sự chỉ nhấn mạnh đến quyền của các bên nhận thế chấp trong việc xử lý tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất. Đó là, các bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu giá để thu hồi vốn và lãi khi đã đến hạn thực hiện hợp đồng mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Luật Dân sự không bắt buộc khi xử lý tài sản thế chấp tiền vay là quyền sử dụng đất nhất thiễt phải thông qua các tổ chức bán đấu giá. Điều này cũng có nghĩa là nếu các bên nhận thế chấp không yêu cầu các tổ chức bán đấu giá chuyên trách xử lý tài sản là quyền sử dụng đất thì họ vẫn có quyền tự định đoạt các biện pháp xử lý thích hợp.

Việc TTLT 03 chỉ qui định chung là quyền sử dụng đất mà pháp luật qui định phải bán tại tổ chức bán đấu giá chuyên trách là chưa đề cập đến các quyền còn lại mà các Tổ chức tín dụng có thể thực hiện được làm hạn chế tính linh động của các Tổ chức tín dụng trong việc xử lý quyền sử dụng đất; việc không hướng dẫn cụ thể đối với loại đất nào thì khi tiến hành xử lý là quyền sử dụng đất để thu hồi nợ các Tổ chức tín dụng phải thông qua các tổ chức bán đấu giá chuyên trách để xử lý càng làm cho các Tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong thực hiện.

Để vừa tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho các Tổ chức tín dụng, vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các bên có liên quan, thiết nghĩ việc xử lý tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất thì Nhà nước nên:

- Một là: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đến hạn trả nợ, cho phép các Tổ chức tín dụng cùng với bên có tài sản đảm bảo là quyền sử dất được tiến hành xử lý tài sản theo các biện pháp đã thoã thuận.

- Hai là: Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày đến hạn trả nợ mà tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất chưa xử lý được thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, các Tổ chức tín dụng có thể xử lý theo các hướng sau:

Đối với nhưng trường hợp mà trước đây người vay cam kết cùng Tổ chức tín dụng trong việc xử lý tài sản, nay họ vẫn có thiện chí trong việc trả nợ thì Tổ chức tín dụng cùng người vay tiếp tục xử lý tài sản để thu hồi nợ. Chỉ chuyển qua các tổ chức bán đấu giá chuyên trách những trường hợp là người vay cố tình chây ì hoặc không thoã thuận được với Tổ chức tín dụng trong quá trình xử lý tài sản nhằm đảm bảo tính công bằng và lợi ích của các bên.

- Ba là: Khi đã thực hiện các biện đã nêu trên nhưng nếu sau thời hạn 1 năm kể từ ngày đến hạn trả nợ mà vẫn chưa xử lý được thì Tổ chức tín dụng được trọn quyền trực tiếp xử lý, bán tài sản để thu hồi nợ, kể cả việc nhận lại tài sản từ các tổ chức bán đấu giá để bán. Trong trường hợp này, người có tài sản đảm bảo không được quyền khiếu kiện.

- Bốn là: cho phép các Tổ chức tín dụng được nhận tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất để thay thế nghĩa vụ trả nợ nếu Tổ chức tín dụng xét thấy việc khai thác tài sản đảm bảo có khả năng thu hồi nợ hoặc có nhu cầu sử dụng đất để xây dựng trụ sở, phòng giao dịch nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Tổ chức tín dụng.

2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước:

- Ngân hàng Nhà nước nên khẩn trương xúc tiến thành lập Công ty mua bán nợ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy chế mua bán nợ đã được Thống đốc NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 140/1999/QĐ-NHNN, ngày 19/4/1999 nhưng đến nay vẫn chưa thể áp dụng được trong khi đó các Ngân hàng đang có nhu cầu giải quyêt vấn đề này một cách bức bách. Do vậy sớm hình thành Công ty mua bán nợ là một đòi hỏi cấp thiết. Công ty mua bán nợ có đủ năng lực pháp lý về tài chính để xử lý dứt điểm nợ quá hạn, nợ khó đòi của các Ngân hàng Thương mại, từng bước lành mạnh hoá hệ thống tài chính Ngân hàng. Nhờ Công ty này mà các Ngân

hàng có thể thu hồi nợ cũ, giảm nợ quá hạn xuống giới hạn cho phép, phần vốn bị động trong tài sản thế chấp, cầm cố được giải phóng.

- Chủ động phối hợp với Toà án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ Công an, Tổng cục địa chính để nghiên cứu soạn thảo, ban hành một văn bản liên tịch nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo thuận lợi và an toàn để hướng dẫn xử lý ngay các khó khăn ách tắc trong việc giải toả, phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố ở các NHTM hiện nay.

- Hiện nay mặc dù tài sản thế chấp đã đưa ra Toà và để tiến hành xử lý theo pháp luật nhưng trình tự xử lý thường kéo dài ngoài ý muốn. Trong khi đó, lãi quá hạn vẫn phát sinh có thể dẫn đến không thu hồi đủ nợ gốc và lãi. Do đó đề nghị NHNN nên có văn bản cho phép ngừng tính lãi kể từ ngày có quyết định của Toà án đối với những tài sản thế chấp, cầm cố được tiến hành xử lý theo pháp luật.

Kết luận

Trong những năm vừa qua, hệ thống Ngân hàng đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, tạo ra động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ toàn bộ nền kinh tế quốc doanh. Sự lành mạnh của hệ thống Ngân hàng ở mọi quốc gia luôn là cơ sở của sự ổn định tình hình kinh tế xã hội, đồng thời là tiền đề, điều kiện để khai thác các nguồn lực phát triển kinh tế .

Tình trạng nợ khó đòi kéo dài và gia tăng là vấn đề thời sự nóng bỏng không chỉ riêng ngành Ngân hàng mà còn là của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Nếu tình trạng này không sớm được giải quyết thì nó có tác động rất lớn đến sự an toàn và hiệu quả của các Ngân hàng, không những thế nó có thể là ngòi nổ của các cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế, sự ổn định của toàn xã hội. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyêt tình trạng này là công tác xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ hữu hiệu cả về môi trường kinh tế, pháp luật, cơ chế nghiệp vụ, công tác tổ chức đào tạo cán bộ,... và các nguyên tắc thực thi các giải pháp đó. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ là vô cùng cần thiết. Các giải pháp được đưa ra trong bài viết này không chỉ có thể áp dụng tại NHCT-HK mà còn có thể áp dụng tại các chi nhánh khác của NHCTVN cũng như các Ngân hàng khác phù hợp với thực tiễn của mỗi nơi.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm năm 2000, năm 2001.

2. Các văn bản pháp luật và qui định của Chính phủ, NHNN và NHCT Việt nam về vấn đề bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản đảm bảo cho vay.

3. Ngân hàng Thương mại của GS.TS Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân, Lê Nam Hải Nhà

xuất bản Thống kê

4. Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính Edward S. Mishkin

5. Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại David Cox NXB Chính trị quốc gia 1997

6.Chiến lược tái cơ cấu Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt nam

7. Luật đất đai, luật phá sản doanh nghiệp, luật dân sự 8. Tạp chí Ngân hàng các năm 1999-2000-20001

9. Tạp chí Thị trường Tài chính- tiền tệ các năm 1999-2000-2001 10. Thời báo Ngân hàng các năm 1999-2000-2001

Mục lục

Lời mỡ đầu: ... 4

Lời cảm ơn: ... 5

Chương I: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại: ... 7

I. Chức năng và vai trò của hệ thống NHTM trong nền kinh tế: ... 7 1.Chức năng trung gian tài chính:... 7

2 . C h ứ c n ă n g l à m t r u n g g i a n t h a n h t o á n v à q u ả n l ý c á c p h ư ơ n g t i ệ n t h a n h t o á n : . . . 8

3.Chức năng tạo ra tiền trong hệ thống ngân hàng hai cấp: ... 9

II. Khái quat về tín dụng NHTM và hình thức đảm bảo tiền vay: ... 9

1. Khái quát về tín dụng của NHTM: ... 10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1 Khái niệm: ... 10 1.2 Tính chất pháp lý của các nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng: ... 10 1.3 Phân loại tín dụng chung: ... 13

1.4 Rủi ro tín dụng: ... 14

2. Hình thức đảm bảo tiền vay:... 15

2.1 Tính tất yếu khách quan phải đảm bảo tiền vay:... 15

2.2 Khái niệm đảm bảo tiền vay: ... 16

III. Vấn đề cho vay có đảm bảo bằng tài sản trong các NHTMVN: ... 17

1.Tài sản đảm bảo và vai trò của tài sản đảm bảo: ... 17

2. Các hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản: ... 18

2.1 Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay: ... 18

2.2 Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba: ... 19

3. Các điều kiện đối với tài sản dùng đảm bảo tiến vay: ... 19

4. Quy trình cho vay có đảm bảo bằng tài sản:... 20

4.1 Định giá tài sản đảm bảo: ... 20

4.2 Xác định mức cho vay dựa vào tài sản đảm bảo: ... 21

4.3 Ký kết hợp đồng và quản lý tài sản đảm bảo: ... 21

IV. Vấn đề xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ trong hoạt động kinh doanh của NHTM: ... 22

1. Khái niệm nợ khó đòi: ... 22

2. Thời điểm phát sinh việc xử lý tài sản đảm bảo cho vay: ... 22

3.Nguyên tắc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay: ... 23

4. Phương thức xử lý tài sản đảm bảo tiền vay:... 24

5. Khai thác, sử dụng tài sản đảm bảo trong thời gian chưa xử lý:... 25

6. Định giá tài sản đảm bảo khi xử lý: ... 26

7. Thanh toán thu nợ từ việc xử lý tài sản đảm bảo: ... 26

8. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ:... 27

V. ý nghĩa của việc xử lý tài sản đảm bảo cho vay thu hồi nợ trong hoạt động tín dụng của NHTM: ... 30

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xử lý tài sản đảm bảo cho vay tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm pot (Trang 69 - 79)