Thanh toán thu nợ từ việc xử lý tài sản đảm bảo:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xử lý tài sản đảm bảo cho vay tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm pot (Trang 26 - 30)

IV. Vấn đề xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ trong hoạt động kinh doanh của

7.Thanh toán thu nợ từ việc xử lý tài sản đảm bảo:

7.1.Việc thanh toán thu nợ được tiến hành theo thứ tự sau:

+ Các chi phí cần thiết để xử lý tài sản đảm bảo: chi phí bảo quản, định giá, quảng cáo bán tài sản, tiền hoa hồng, chi phí lệ phí bán đấu giá và các chi phí cần thiết khác liên quan đến công việc xử lý tài sản.

+ Nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn tính đến ngày bên bảo đảm hoặc bên giữ tài sản giao tài sản cho Ngân hàng để xử lý.

7.2. Trường hợp tổ chức tín dụng ứng trước để thanh toán các chi phí xử lý tài sản hoặc các khoản thuế, phí nộp ngân sách Nhà nước, thì tổ chức tín dụng được thu hồi lại số tiền ứng trước này trước khi thanh toán nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn, ttrừ trường hợp bên bảo đảm đã thanh toán lại số tiền ứng trước cho tổ chức tín dụng.

7.3. Trong trường hợp số tiền thu được khi bán tài sản và các khoản thu từ việc khai thác, sử dụng tài sản đảm bảo trong thời gian chưa xử lý (sau khi trừ đi các chi phí cần thiết) lớn hơn số nợ phải trả, thì phần chênh lệch thừa đước hoàn trả lại cho bên bảo đảm. Bên bảo đảm có nghĩa vụ tiếp tục trả nợ nếu khoản thu được không đủ để thanh toán khoản nợ phải trả và những chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản đảm bảo.

7.4. Đối với một tài sản đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ trong trường hợp cho vay hợp vốn, nếu phải xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ đến hạn, thì các bên tham gia cho vay hợp vốn được thanh toán theo tỷ lệ vốn góp.

7.5. Trong trường hợp tài sản đã mua bảo hiểm, thì tiền bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm trả được trực tiếp cho tổ chức tín dụng để thu nợ. Số tiền này sẽ được dùng để thanh toán khoản nợ của bên bảo đảm.

7.6. Trường hợp bên bảo đảm làm tăng giá trị tài sản đảm bảo (như sữa chữa hoặc nâng cấp tài sản..) trong quá trình trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản đảm bảo, thì phần giá trị tăng thêm của tài sản đảm bảo được coi là một phần trong giá trị của tài sản đảm bảo để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ban đầu. Khi xử lý tài sản đảm bảo, tổ chức tín dụng được thanh toán nợ từ cả phần giá trị tăng thêm của tài sản bảo đảm.

8.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ:

8.1. Các yếu tố thuộc về Ngân hàng:

Con người ở đâu và bao giờ cũng luôn quan trọngvà là yếu tố quyết định tới sự thành bại của công việc. Đối với ngành Ngân hàng, để công tác xử lý tài sản đảm bảo cho vay đạt được hiệu quả cao thì chất lượng cán bộ tín dụng là điều trước tiên phải tính đến. Đội ngũ cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn sẽ giúp cho việc thẩm định dự án đầu tư có hiệu qủa, tránh việc thẩm định sai dẫn đến phải phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Ngoài ra đội ngũ cán bộ có khả năng chuyên sâu trong từng lĩnh vực của nền kinh tế , phân tích được tình hình biến động của thị trường sẻ giúp cho việc định giá tài sản đảm bảo được đúng, hợp lý, tạo thuận lợi cho cả Ngân hàng và khách hàng. Đội ngũ cán bộ có đạo đức tốt, trong sáng, nhiệt tình làm việc sẽ tránh được tình trạng cấu kết với khách hàng để lừa đảo Ngân hàng thông qua nhận tài sản đảm bảo không có giá trị hoặc giá trị thấp khiến cho việc xử lý tài sản đảm bảo gặp nhiều khó khăn. Đôị ngũ cán bộ thực hiện tốt qui trình và các thủ tục cho vay có đảm bảo bằng tài sản sẽ làm giảm bớt những rủi ro cho Ngân hàng.

* Công tác quản lý, tổ chức kiểm soát hoạt động Ngân hàng:

Công tác quản lý, tổ chức thực hiện được tiến hành chặt chẽ, có trình tự và thường xuyên sẽ khuyến khích các hoạt động thẩm định được diển ra lành mạnh, ngược lại sẽ tạo khe hở cho một số cán bộ tín dụng lợi dụng gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Ngân hàng.

Công tác tổ chức, kiểm soát tốt sẽ giúp cho Ngân hàng nắm rõ được thông tin về các khoản vay, thực trạng về tài sản đảm bảo , tránh tình trạng khách hàng sử dụng tài sản đảm bảo sai mục đích, lừa đảo Ngân hàng.

8.2.Các yếu tố thuộc về phía khách hàng:

* Năng lực của khách hàng:

Bất kỳ một khoản vay nào được giải ngân , Ngân hàng đều muốn sau một thời gian nhất định sẽ thu hồi được nợ gốc và lãi. Tuy nhiên, nếu năng lực của khách hàng kém, khách hàng làm ăn không hiệu quả, yếu kem trong công tác quản lý dẫn đến làm ăn

thua lổ không thu hồi được nợ dẫn không trả được nợ vay cho Ngân hàng. Mặt khác, các tài sản đảm bảo có thể xuống giá nghiêm trọng và không đủ bù đắp cho nguồn vốn vay. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thế chấp bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay, khi phải phát mãi tài sản để thu hồi nợ thường khồng thu đủ nợ do tài sản không bán được, ảnh hưởng rất nhiều đến Ngân hàng và cả khách hàng.

*Đạo đức khách hàng:

Thái độ của khách hàng đối với việc trả nợ vay cho Ngân hàng là rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Khi tài sản đảm bảo phải phát mãi để thu hồi nợ vốn vay cho Ngân hàng, nếu khách hàng tôn trọng và hợp tác với Ngân hàng để đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp với qui định và đáp ứng được yêu cấu của hai bên thì việc xử lý tài sản đảm bảo sẻ diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, có những trường hợp khách hàng gây khó dể cho Ngân hàng trong việc xử lý tài sản khiến các Ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn . Có rất nhiều cách mà khách hàng gây khó khăn cho Ngân hàng: lợi dụng các kẻ hở, các mâu thuẩn giữa các văn bản qui định của Chính phủ về xử lý tài sản đảm bảo cho vay để cố tình chây ì, kéo dài thời gian phát mãi tài sản, tiến hành các thủ đoạn lừa đảo Ngân hàng để tránh phải trả nợ.

8.3. Các yếu tố khách quan:

Công tác xư lý tài sản đảm bảo cho vay không chỉ chịu tác động của các yếu tố chủ quan mà còn bị tác động từ các yếu tố khách quan từ môi trường nằm ngoài sự kiểm soát của Ngân hàng.

*Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế dù thay đổi theo chiều hướng nào cũng tác động đến hoạt động của Ngân hàng. Các chính sách kinh tế của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến công tác xử lý tài sản đảm bảo chop vay. Việc phát triển kinh tế theo từng lĩnh vực và việc khuyến khích mở rộng các ngành nghề sẻ khiến cho các Ngân hàng có thể bán được tài sản đảm bảo thuộc về những ngành nghề và lĩnh vực đó. Cơ chế, chính sách kinh tế

trong từng thời kỳ của Đảng và Nhà nước cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc phát mãi tài sản đảm bảo thu hồi nợ của Ngân hàng . Ngoài ra, vấn đề thị hiếu, nhu cầu dân chúng có tác động đến việc phát triển các thị trường, như: thị trường bất động sản , thị trường đất đai, thị trường máy móc, thiết bị, ..tạo điều kiện cho Ngân hàng phát mãi tài sản đảm bảo được dể dàng.

*Môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý ổn định sẻ thuận tiện hơn rất nhiều cho việc kinh doanh của Ngân hàng. Các văn bản luật và các qui định về vấn đề cho vay có bảo đảm bằng tài sản, xử lý tài sản đảm bảo cho vay.. cũng ảnh hưởng nhiều đến việc xử lý tài sản đảm bảo của Ngân hàng. Nếu các văn bản này còn nhiều bất cập, mâu thuẩn và không đồng bộ sẻ khiến cho Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, các qui trình và thủ tục xử lý tài sản đảm bảo đơn giản sẽ giúp các Ngân hàng rất nhiều trong việc phát mãi tài sản đảm bảo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*Môi trương chính trị:

Môi trường chính trị ổn định sẻ giúp cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trả được nợ cho Ngân hàng khiến Ngân hàng không cần phải phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Ngoài ra, môi trường chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ban hành các văn bản phát pháp luật có liên quan đến việc xử lý tài sản đảm bảo, từ đó giúp cho các Ngân hàng dễ dàng hơn trong việc tiến hành xử lý tài sản đảm bảo cho vay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xử lý tài sản đảm bảo cho vay tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm pot (Trang 26 - 30)