Nghĩa của việc xử lý tài sản đảm bảo cho vay thu hồi nợ trong hoạt động tín

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xử lý tài sản đảm bảo cho vay tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm pot (Trang 30 - 79)

dụng của Ngân hàng Thương mại:

Nợ quá hạn, nợ khó đòi luôn luôn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại. Mặc dù các Ngân hàng Thương mại luôn tìm mọi cách để giảm thiểu các khoản nợ này nhưng vẫn luôn đối phó với tình trạng là một khối lượng lớn nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng bị chôn sâu trong tài sản đảm bảo cho vay trong

khi nguồn vốn cần cho kinh doanh lại rất hạn hẹp. Do hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại là nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận nên Ngân hàng không thể thu được lợi nhuận nến nguồn vốn cho vay bị động và có thể không thu hồi đủ giá trị ban đầu. Vì vậy, việc xử lý tài sản đảm bảo cho vay để thu hồi nợ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả Ngân hàng va khách hàng.

1. Đối với Ngân hàng:

Xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ sẽ giúp cho Ngân hàng “khơi thông được dòng chảy của vốn” tạo điều kiện cho nguồn vốn bị ứ động phát huy được tác dụng của nó, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Phát mãi tài sản đảm bảo sẽ giúp cho các Ngân hàng Thương mại thu hồi được một phần lượng vốn đã mất do khách hàng không trả được nợ và làm giảm được chi phí do nguồn vốn cho vay không thu được lãi nhưng vẫn phải trả lãi cho các khoản vốn mà Ngân hàng phải huy động từ trong nền kinh tế, bởi vì các khoản vốn thu hồi lại được sẽ đựoc Ngân hàng đầu tư vào các dự án khác khả thi hơn.

Mặt khác, xử lý tài sản đảm bảo cũng sẽ giúp cho các Ngân hàng Thương mại giảm được chi phí do việc phải bảo quản, bảo dưỡng các tài sản bảo đảm của khách hàng trong khi các tài sản này ngừng hoạt động để đưa vào diện xử lý để thu hồi nợ. Đối với những Ngân hàng Thương mại mà khối lượng tài sản thế chấp, cầm cố lớn do nhiều khách hàng không trả được nợ, việc bán tài sản sẻ giúp cho Ngân hàng thu hồi được nợ, tránh rơi vào tình trạng rủi ro phá sản do không có khả năng thanh toán cho các khách hàng gửi tiền. Xử lý tài sản đảm bảo sẽ là một biện pháp tạo đà đẩy mạnh tiến trình lành mạnh hoá hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng.

2. Đối với khách hàng:

Tâm lý khách hàng vay vốn Ngân hàng đều muốn kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận để trả nợ vay Ngân hàng, không ai muốn bị rủi ro dẫn đến phải bán tài sản đảm bảo để trả nợ cho Ngan hàng, Tuy nhiên, điều đó lại thường xuyên xảy ra và

đưa khách hàng vào tình trạng buộc phải bán tài sản đảm bảo để trả nợ. Có những khách hàng do nguồn lực tài chính hùng mạnh hoặc tin tưởng vào khả năng kinh doanh của mình và rủi ro là yếu tố khách quan thì có xu hướng xin Ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ để tiếp tục kinh doanh nhằm trả nợ cho Ngân hàng. Tuy nhiên, số lượng khách hàng này là rất ít và chủ yếu số khách hàng còn lại thường rơi vào tình trạngkhông thể trả được nợ cho Ngân hàng hoặc nếu trả được thì dây dưa, kéo dài trong thời gian lâu. Và vì vậy, Ngân hàng buộc phải bán tài sản đảm bảo của họ để thu hồi nợ cho mình. Việc bán tài sản đảm bảo nếu trả được nợ sẽ giúp cho các khách hàng hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình và nếu chưa trả đủ nợ cũng sẽ giúp cho khách hàng giảm bớt được nợ đối với Ngân hàng . Và quan trọng hơn là sẽ giúp các khách hàng tránh phải ra hầu toà do không trả được nợ cho Ngân hàng.

Mặc dầu xử lý tài sản đảm bảo là yêu cầu bắt buộc nếu khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình đối với Ngân hàng. Tuy nhiên, các Ngân hàng không thực hiện việc xử lý tài sản đảm bảo một cách nguyên tắc mà có tình có lý đối với khách hàng đặc biệt là đối với tài sản thế chấp là nhà ở của các cá nhân. Ngân hàng vẫn sẽ phát mãi tài sản đảm bảo nhưng số tiền thu đựoc một phần được sử dụng để đảm bảo nơi ăn chốn ở cho khách hàng, phần còn lại mới là phần thu cho Ngân hàng. Như vậy, khách hàng vừa đảm bảo được nghĩa vụ trả nợ vừa đảm bảo đuợc nơi ăn chốn ở cho chính mình.

Do đó, đối với cả Ngân hàng và khách hàng, mặc dù xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ không phải là một giải pháp tối ưu nhưng nó đáp ứng được yêu cầu cấp bách là thu hồi được nợ cho Ngân hàng, đảm bảo an toàn cho người gửi tiền.

VI. kinh nghiệm xử lý các khoản nợ xấu thông qua xử lý tài sản đảm bảo và việc trích lập dự phòng rủi ro tại thái lan và hàn quốc:

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 trong khu vực đã làm ảnh hưởng trầm trọng đến hệ thống Ngân hàng của các nước Châu á. Thái Lan và Hàn Quốc- hai con rồng Châu á cũng không thoát khỏi vòng xoáy và chịu ảnh hưởng một cách nặng nề.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu tác động đến cuộc khủng hoảng mà hai nước lâm phải là: vay nợ nước ngoài nhiều, nợ quá hạn (nợ xấu) chiếm tỷ trọng lớn. Tại Thái Lan, dư nợ nước ngoài khi xảy ra khủng hoảng là 80 tỷ USD , trong đó cá nhân nợ chiếm 73%, nợ xấu tính đến tháng 6/1998 là 104 tỷ bạt. Còn tại Hàn Quốc, dư nợ nước ngoài khi xảy ra khủng hoảng là 150 tỷ USD , trong đó nợ ngắn hạn chiểm tới 50%. Các khoản vay nợ đến hạn nhưng không trả được dẫn đến Ngân hàng mất khả năng thanh toán. Cả hai nước đều lấy tài sản thế chấp làm đảm bảo vốn vay là chủ yếu mà xem nhẹ đảm bảo bằng dự án khả thi, có hiệu quả, trong khi tài sản thế chấp bán được giá trị thấp, thậm chí không có khả năng bán, do đó không thu hồi được vốn vay.Trước tình hình đó, Chính phủ Thái Lan và Hàn Quốc đã và đang có nhiều quyết sách tích cực nhằm khắc phục hậu quả, tháo gỡ khó khăn, chấn chỉnh, cơ cấu lại khu vực tài chính ngân hàng và đặc biệt là xử lý tài sản thế chấp, những khoản nợ xấu.

Tại Thái lan, việc đánh giá tài sản thế chấp có thể do hai bên chủ nợ và con nợ thoã thuận thực hiện, hoặc có thể thuê một công ty có chức năng đánh giá tình hình. Khi đánh giá phải được làm rõ tài sản nào có giá trị, có khả năng thu hồi vốn vay, tài sản nào bị nghi ngờ. Tài sản nào không có khả năng thu hồi giá trị. Từ đó xác định tỷ lệ dự phòng rủi ro thích hợp.Chính phủ Thái Lan cho phép các Ngân hàng Thương mại được thành lập công ty mua bán tài sản thế chấp, cầm cố. Cổ đông của công ty là các Ngân hàng Thường mại, mỗi Ngân hàng Thương mại được mua tối đa 10% vốn điều lệ. Công ty mua nợ của Nhà nước sẽ trả theo giá trị ghi trong sổ sách kế toán sau khi trừ đi một số tiền khấu trừ sẽ được qui định thống nhất và phát hành công trái dài hạn để cung cấp vốn cho công ty này. Công ty mua nợ sẽ do giới chuyên môn chứ không phải là do giới chức quan liêu của Chính phủ điều hành. Trong điều kiện cần thiết như cuộc khủng hoảng vừa qua Chính phủ có thể mua cổ phần của các Ngân hàng gặp khó khăn, phải giải thể, sát nhập,..Đồng thời, Nhà nước cho phép thành lập quỹ phát triển và phục hồi tài sản tài chính do Bộ tài chính quản lý để phát hàng trái phiếu 200 tỷ bạt dùng mua cổ phần ưu tiên, 100 tỷ bạt mua cổ phần thường của các Ngân hàng Thương mại, công ty tài chính. Mặt khác, nếu chưa đủ đáp ứng yêu cầu , sẽ kêu gọi nước ngoài mua cổ phần. Đồng thời

thành lập công ty Bảo hiểm trên thế giới để phòng ngừa rủi ro, tỷ lệ đóng góp từ 0,23% đến 0,35% trên tổng số tiền huy động của mổi Ngân hàng Thương mại. Để cơ cấu lại nợ và dự phòng rủi ro, hiện nay Thái Lan sử dụng 3 cách:

- Điều chỉnh, sửa lại hợp đồng vay vốn như hạ lãi suất vay, giảm hoặc không phạt, hoặc yêu cầu con nợ chuyển giao tài sản thế chấp để bán, chấp nhận lổ để xoá nợ

- Kết hợp giữa điều chỉnh lại hợp đồng vay với việc chuyển giao tài sản thế chấp để xử lý

- Giãn nợ, khi con nợ gặp khó khăn tạm thời trong thu chi tài chính, sản xuất kinh doanh.

Việc phân loại nợ quá hạn để dự phòng rủi ro được tính toán và xác định theo 5 loại: ( theo bảng)

Việc tính dự phòng rủi ro, 6 tháng thực hiện một lần.

Loại Thời hạn không thu được nợ

Tỷ lệ dự phòng

Loại 1 (Nợ quá hạn bình thường) 1 tháng 1%

Loại 2 (Nợ quá hạn không bình

thường)

1-3 tháng 2% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Loại 3 (Nợ quá hạn dưới tiêu chuẩn

bình thường)

3-6 tháng 20%

Loại 4 (Nợ khó đòi) 6-12 tháng 50%

Loại 5 ( Nợ quá hạn không thu hồi

được)

Tại Hàn Quốc, việc xử lý nợ xấu được thực hiện bằng các biện pháp: Chính ohủ lập công ty mua bán nợ xấu. Công ty này do Chính phủ quản lý, vốn hoạt động của công ty từ Ngân sách Nhà nước.Công ty mua nợ xấu theo giá qui định của Chính phủ: mua 36% giá trị nợ xấu nếu nợ xấu có tài sản thế chấp, cầm cố, mua 1% giá trị nợ xấu nếu khoản nợ đó không có tài sản thế chấp, cầm cố. Đồng thời Chính phủ giao thêm nhiệm vụ cho công ty bảo hiểm mua phần chênh lệch giữa tài sản nợ và tài sản có của các Ngân hàng Thương mại được sát nhập với lãi suất từ 10-15% (tài sản tốt giao cho Ngân hàng sát nhập, tài sản xấu giao cho công ty bảo hiểm). Nguồn vốn của công ty bảo hiểm dùng mua là từ nguồn bảo hiểm . nếu thiếu được phép phát hành chứng chỉ thương mại để mua. Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc có thể mua cổ phần của Ngân hàng Thương mại. Trên thực tế, Chính phủ đã mua cổ phần của hai Ngân hàng Thương mại dưới 94% cổ phần của mỗi Ngân hàng. Nhưng sau đó, trong một thời gian dài nhất định sẽ bán lại số cổ phần này cho tư nhân.

Việc đánh giá, phân loại nợ và dự phòng rủi ro được phân theo 5 loại:

Bên cạnh phân loại nợ, Ngân hàng Hàn Quốc cũng tiến hành đánh giá tài sản và phân thành 5 loại:

Loại Đánh giá Mức trích dự phòng rủi ro

1 Bình thường 0,5%

2 Hơi có vấn đề 2%

3 Dưới tiêu chuẩn 20%

4 Có vấn đề 75%

Loại Tài sản Tỷ lệ trích dự phòng rủi ro

1

Tiền mặt, trái phiếu Chính phủ và Ngân hàng bằng bản tệ, trái phiếu Chính phủ và Ngân hàng và các nước phát triển (OECD)

0%

2

Các khoản cho vay Chính phủ Trung ương, chính quyền địa phương

10%

3

Khoản vay của các nước ORCD và khoản vay của Ngân hàng quốc tế

20%

4 Cho vay hộ gia đình xây dựng nhà cửa

50%

5 Cho vay tư nhân, cho vay khác 100% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên đây là những giải pháp mà Thái lan và Hàn Quốc đã và đang thực hiện nhằm sớm khắc phục những hậu quả do cuộc khủng hoảng tài chính gây ra cho họ. Đặc biệt, họ đã đưa ra các chính sách, biện pháp mang tính kỷ thuật, nghiệp vụ và cả các biện pháp có tính hành chính của Nhà nước để xử lý tài sản thế chấp, đánh giá phân loại nợ, tính toán và dự phòng rủi ro thích hợp cho từng loại nợ, loại tài sản Đây chính là những giải pháp mang tính tích cực mà Việt nam chúng ta nên tham khảo để phục vụ cho việc xây dựng,

hoạch định các chính sách, điều hành và xử lý vấn đề nợ khó đòi trong hệ thống Ngân hàng Thương Vịêt nam hiện nay nhằm giúp các Ngân hàng

Thương mại Việt nam phát triển được an toàn, hiệu qủa và ngày càng phát triển.

Chương II:

thực trạng xử lý tài sản đảm bảo cho vay tại ngân hàng công thương

hoàn kiếm

I. Khái quát về Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm:

1.Lịch sử hình thành và phát triển:

Ngày 6 tháng 5 năm 1951, Ngân hàng quốc gia được thành lập với tư cách là Ngân hàng phát hành Trung ương, đồng thời kiêm nhiệm chức năng của Ngân hàng Thương mại. Sau khi thống nhất đất nước và hoàn thành quốc hữu hoá dưới chế độ cũ miền Nam, trên cả nước hình thành hệ thống Ngân hàng thống nhất với các đặc điểm của Ngân hàng một cấp. Trước yêu cầu bức thiết của nền kinh tế bước sang thời kỳ đổi mới, ngày 26 tháng3 năm 1988 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT hình thành hệ thống Ngân hàng Việt nam hai cấp. Cùng với sự ra đời của 4 Ngân hàng Việt nam chuyên doanh: Ngân hàng Ngoại Thương Việt nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam, Ngân hàng nông nghiệp Việt nam thì từ 1/7/1988 Ngân hàng Công thương Việt nam đã ra đời và đi vào hoạt động.

Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (NHCTHK) là một chi nhánh của NHCTVN, có trụ sở chính tại 37 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trước tháng 3/1988, NHCTHK thuộc về NHCT thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ chính được giao là vừa kinh doanh tiền tệ, tín dụng và thanh toán, đồng thời vừa đảm bảo nhu cầu về vốn cho các đơn vị ngoài quốc doanh và các tập thể trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Nhưng kể từ sau khi chỉ thị số 218/CT ban hành ngày 13/7/1987 của HĐBT, thực hiện Điều lệ của NHCTVN, ngày 26/3/1988 NHCTHK chính thức tách ra khỏi NHCT thành phố Hà Nội để trở thành NHCTHK như ngày nay.

Do NHCTHK là một chi nhánh của NHCTVN nên bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các chức năng của một chi nhánh thì ngoài ra NHCTHK còn thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ như một NHTM.

NHCTHK là một đơn vị hạch toán độc lập nhưng tương đối phụ thuộc vào NHCTVN, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại NHNN cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Kể từ khi thành lập cho đến nay, NHCTHK đã và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi.

Trãi qua quá trình hoạt động trên 10 năm, NHCTHK đã hoà nhập vào hoạt động chung của cả hệ thống Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, NHCTHK không những chỉ đứng vững trong cạnh tranh mà còn không ngừng mỡ rộng và hoạt động với hiệu quả ngày càng cao.

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy:

Hiện nay, NHCTHK có hơn 200 cán bộ trên tổng số 1,2 vạn cán của toàn hệ thống NHCT. Trong đó có 40,8% có trình độ đại học và trên đại học, còn lại đã được qua đào tạo qua hệ cao đảng, trung học chuyên ngành ngân hàng. NHCTHK có 9 phòng, hoạt động theo chức năng riêng đã được phân công theo sự chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc và hai phó giám đốc cùng các quỹ tiết kiệm nằm rải rác trên địa bàn.

* Phòng kinh doanh: Đây là phòng kinh doanh tổng hợp, thực hiện các nghiệp

vụ cho vay đối với các khách hàng là các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, dưới hình thức là các khoản vay ngắn, trung và dài hạn, cho vay uỷ thác, cho vay theo dự án. Đồng thời cũng thực hiện chức năng giám sát và quản lý việc sử dụng vốn.

* Phòng kinh doanh đối ngoại: Thực hiện hai chức năng chính là thanh toán

quốc tế (thanh toán xuất nhập khẩu bằng các phương thức mở tài khoản, nhờ thu cà L/C) và kinh doanh ngoại tệ (thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng, chủ yếu là mua bán ngoại tệ để phục cho các doanh nghiệp XNK), hạch toán kế toán các nghiệp vụ ngoại tệ,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xử lý tài sản đảm bảo cho vay tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm pot (Trang 30 - 79)