Mơ hình chuỗi giá trị đơn giản

Một phần của tài liệu LA Ngo Thi Phuong Lien (Trang 50 - 52)

Nguồn: [102, tr.4]

Theo nghĩa hẹp, một CGT bao gồm một loạt các hoạt động thực hiện

trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả các hoạt động từ thiết kế, quá trình mang vật tư đầu vào, sản xuất, phân phối, marketing bán hàng, thực hiện các dịch vụ hậu mãi đã tạo thành một chuỗi liên kết, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Giá trị của mỗi hoạt động bổ sung, cấu thành nên giá trị cho thành phẩm cuối cùng.

Theo nghĩa rộng, CGT là một phức hợp những hoạt động do nhiều người

nhân, người cung cấp dịch vụ) để biến nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến,… Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không chỉ xem xét đến các hoạt động do một doanh nghiệp tiến hành, mà cả các mối liên kết ngược, xuôi cho đến khi nguyên liệu thô được sản xuất và liên kết với người tiêu dùng cuối cùng.

Như vậy có thể hiểu: Chuỗi giá trị trong sản xuất hàng hóa là quan hệ

kinh tế khách quan của các chủ thể kinh tế tham gia vào chuỗi các hoạt động của quá trình sản xuất và phân phối, tiêu dùng của một loại hàng hóa nào đó trên thị trường.

Cụ thể, trong CGT có các “khâu”, mỗi khâu có các “hoạt động” cụ thể với một chức năng nhất định. Bên cạnh các khâu của CGT cịn có các “tác nhân”. Tác nhân là những người thực hiện các chức năng của các khâu trong chuỗi, ví dụ như nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất, nông dân sản xuất lúa, thương lái vận chuyển hàng hóa... Bên cạnh đó cịn có các “nhà hỗ trợ CGT” với nhiệm vụ là giúp phát triển chuỗi bằng cách tạo điều kiện nâng cấp CGT.

Đặc điểm của CGT: Tạo ra liên kết giữa các doanh nghiệp thông qua làm việc cùng nhau trong CGT; Trong CGT, tất cả các khâu đều luôn phải tuân theo một tiêu chuẩn và ln cần được cải tiến để có thể tăng khả năng cạnh tranh với các chuỗi khác. Chuỗi giá trị thành công khi lợi nhuận tạo ra trong chuỗi được chia sẻ một cách hợp lý cho các bên tham gia.

2.1.1.3. Khái niệm phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị

Qua nghiên cứu các khái niệm: Hàng nông sản, chuỗi giá trị và phân tích nội hàm của các khái niệm đó, luận án rút ra khái niệm phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị như sau: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị là tổng thể hoạt

động của các chủ thể nhằm làm tăng giá trị tại mỗi khâu trong quy trình từ cung cấp đầu vào, sản xuất, thu mua gom, sơ chế, phân phối, tiêu dùng hàng nơng sản và đảm bảo hài hịa lợi ích kinh tế cho tất cả các tác nhân tham gia chuỗi.

Từ khái niệm trên cho ta thấy:

Một là, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị trước hết là sự liên kết

cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, khâu sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp, khâu chế biến các sản phẩm của ngành nông nghiệp và cuối cùng là các hoạt động để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Hai là, mục đích của phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị là nâng

cao giá trị gia tăng cho từng khâu trong chuỗi giá trị để từ đó nâng cao giá trị gia tăng cho tồn bộ chuỗi giá trị sản xuất nơng nghiệp.

Ba là, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị địi hỏi phải đảm bảo lợi

ích của từng chủ thể tham gia chuỗi sản xuất.

Q trình sản xuất hàng nơng sản theo chuỗi giá trị được mơ hình hóa theo hình sau:

Nhà nước, ngân hàng, nhà doanh nghiệp, nhà tư vấn, khoa học cơng nghệ…

Cung ứng đầu vào: Giống, phân bón, thuốc BVTV… Q trình sản xuất nông sản của người nông dân Thu mua gom nông sản Sơ chế, chế biến nông sản Thương mại (bán buôn,

phân phối, xuất khẩu) nông sản

Người tiêu dùng

Một phần của tài liệu LA Ngo Thi Phuong Lien (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w