Quá trình sản xuất hàng nông sản theo chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu LA Ngo Thi Phuong Lien (Trang 52)

Về tổng thể có thể chia CGT của hàng nơng sản thành 6 công đoạn như sau: Cung ứng các dịch vụ đầu vào; Sản xuất; Thu gom/Sơ chế; Chế biến; Thương mại; Tiêu dùng.

2.1.2. Vai trị của phát triển hàng nơng sản theo chuỗi giá trị đối với phát triển kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị là động lực thúc đẩy ngành nông nghiệp và các ngành kinh tế có liên quan khác phát triển

Phát triển hàng nông sản theo CGT nhờ tận dụng được những ưu thế của sản xuất hàng hóa như: quy mơ sản xuất lớn, thúc đấy ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, tiết giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa nơng

sản trên thị trường từ đó góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, phát triển hàng nơng sản theo chuỗi giá trị còn tạo tiền đề thúc đẩy phát triển các ngành khác cụ thể như: sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp trước hết tạo điều kiện cho các đơn vị cung ứng các yếu tố đầu vào sản xuất phát triển nhờ ổn định được nguồn tiêu thụ vật tư nơng nghiệp; ngồi ra, các đơn vị nằm trong chuỗi chế biến và tiêu thụ sản phẩm đầu ra của hàng hóa nơng sản như: công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản; các đơn vị phân phối… cũng có sự phát triển nhờ ổn định được các yếu tố đầu vào sản xuất để đảm bảo khả năng cung ứng liên tục các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao cho thị trường.

Như vậy, phát triển sản xuất hàng nông sản theo chuỗi giá trị một mặt đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Một mặt góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất khác, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản phát triển ổn định, bền vững.

2.1.2.2. Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị là giải pháp quan trọng tích lũy vốn cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

Phát triển hàng nơng sản theo CGT sẽ đảm bảo cho nơng sản hàng hóa có giá trị gia tăng cao và có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, từ đó cho phép mở rộng thị trường và chiếm lĩnh thị phần trong nước và trên phạm vi quốc tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu nơng sản sẽ góp phần quan trọng cải thiện cán cân thanh toán, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Với nghĩa đó, phát triển nơng sản theo CGT có vai trị quan trọng đối với tích lũy vốn cho q trình cơng nghiệp hóa đất nước; giảm các khoản vay từ nước ngồi. Từ đó giảm sự lệ thuộc về kinh tế, tạo điều kiện xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

2.1.2.3. Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị có vai trị quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia

Phát triển hàng nơng sản theo CGT góp phần quan trọng vào việc đảm bảo nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, điều đó thể hiện ở chỗ:

Nhờ sản xuất theo chuỗi giá trị nên tính hiệu quả trong sản xuất nơng nghiệp được nâng cao thông qua các biện pháp như: ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất lao động; nâng cao khả năng tổ chức quản lý trong chuỗi sản xuất; nâng cao chất lượng nguồn lao động, …

Ngồi ra, việc đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ hiện đại trong các khâu của sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị như: cơng nghệ thủy canh, khí canh, nhà lưới, nhà kính, các cơng nghệ khử khuẩn cho nông sản, công nghệ bảo quản và chế biến nơng sản khơng sử dụng các chất hóa học… cịn góp phần quan trọng bảo vệ mơi trường, tái tạo, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, đặc biệt là đất đai và nguồn nước. Từ đó góp phần xây dựng nền nơng nghiệp xanh, phát triển bền vững.

Tóm lại, phát triển hàng nơng sản theo chuỗi giá trị một mặt tạo ra khối lượng hàng hóa nơng sản lớn đáp ứng nhu cầu thị trường và đảm bảo an ninh lương thực, mặt khác cịn góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, phát triển bền vững.

2.1.2.4. Phát triển hàng nơng sản theo chuỗi giá trị góp phần mở rộng thị trường, xây dựng các mơ hình kinh tế mới

Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị giúp cho sản phẩm nông nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng sản phẩm tốt, ổn định; giá cả có tính cạnh tranh cao (nhờ tính tương hỗ cao giữa các khâu trong chuỗi sản xuất). Từ đó tạo điều kiện cho hàng hóa nơng sản chiếm lĩnh niềm tin người tiêu dùng, góp phần mở rộng thị trường.

Bên cạnh đó, phát triển hàng nơng sản theo chuỗi giá trị cịn có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy xây dựng các mơ hình sản xuất mới trong nơng nghiệp. Do quy mơ thị trường mở rộng, nên quy mơ sản xuất có điều kiện phát triển tạo tiền đề xây dựng các mơ hình kinh tế phát huy được tính hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp như: kinh tế trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới (hợp tác xã nông nghiệp cổ phần)…

2.1.2.5. Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị là phương án tối ưu để giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người nông dân

Nông sản là sản phẩm thiết yếu để duy trì cuộc sống của con người. Vì vậy, việc mở rộng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người cũng mang tính tất yếu. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng, cơ hội để mở rộng thị trường đối với các sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng. Việc khai thác tốt lợi thế về điều kiện tự nhiên và dân số sẽ cho phép Việt Nam trở thành nước có nền nơng nghiệp chiếm vị trí quan trọng trên thị trường quốc tế. Q trình đó một mặt tạo ra nhu cầu sử dụng lao động lớn trong ngành nơng nghiệp, một mặt góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân thông qua việc nâng cao hiệu quả kinh tế khi tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản.

2.1.2.6. Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị góp phần thúc đẩy mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế

Bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Việc đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ mà trước hết là chủ động tham gia vào các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế đòi hỏi sức mạnh nội lực của nền kinh tế biểu hiện thơng qua nhiều nhân tố, trong đó năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh của sản phẩm (trong đó có sản phẩm nơng nghiệp) giữ vai trò rất quan trọng. Việc kết hợp giữa lợi thế cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp với phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị sẽ đảm bảo cho sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đứng vững trên thị trường quốc tế.

Ngoài ra, việc mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp giúp các nhà sản xuất, phân phối lớn trên thị trường quốc tế có điều kiện tiếp cận trực tiếp với q trình sản xuất nơng nghiệp nước ta và có thể tham gia với tư cách nhà đầu tư nước ngoài trong từng khâu của CGT. Việc thu hút được các nhà sản xuất, phân phối nước ngoài tham gia chuỗi liên kết một mặt giảm áp lực vốn đầu tư, khoa học cơng nghệ cho sản xuất. Một mặt giúp hàng hóa nơng sản

nhanh chóng thâm nhập được thị trường nước ngồi thơng qua chuỗi tiêu thụ toàn cầu của các nhà phân phối.

2.1.2.7. Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị cho phép khai thác tối đa những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam

Xét trên mặt bằng phát triển lực lượng sản xuất chung của thế giới. Cho đến nay, sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn dựa vào các yếu tố của điều kiện tự nhiên như: thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước … và nguồn lao động để quyết định việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp. Trên phương diện này, Việt nam có điều kiện thuận lợi để khai thác tốt nhất lợi thế cạnh tranh về điều kiện tự nhiên và lực lượng lao động để sản xuất ra các sản phẩm nơng nghiệp có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Với các vùng đồng bằng có độ phì nhiêu cao cho phép sản xuất lương thực với khối lượng lớn; các vùng cao nguyên cho phép sản xuất ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao như: chè, cà phê, hồ tiêu, các loại hoa quả nhiệt đới có chất lượng cao với chi phí thấp…; ngồi ra với bờ biển dài cho phép khai thác và nuôi trồng thủy sản nước mặn hiệu quả… Từ đó tạo một nền nơng nghiệp đa dạng và có sức cạnh tranh cao.

2.2. NỘI DUNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ

2.2.1. Nội dung phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị

2.2.1.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị

Để có thể thực hiện thành công Phát triển hàng nông sản theo CGT, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh phải xây dựng được chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cụ thể, mục đích chỉ tiêu cần đạt được theo từng thời kỳ, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trên thị trường, hàng nông sản luôn phải cạnh tranh với không chỉ các mặt hàng cùng loại được sản xuất trong nước của các địa phương khác mà còn phải cạnh tranh với hàng nông sản của các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đảm bảo cho hàng nơng sản của một tỉnh có thể duy trì được sức mạnh cạnh tranh trên thị trường một cách ổn định cần xây dựng chiến lược để phát triển

hàng nông sản theo chuỗi giá trị. Chiến lược khơng chỉ giữ vai trị định hướng cho phát triển sản xuất mà còn giữ vai trị như một cơng cụ quan trọng để thơng qua đó hoạch định các chính sách, xây dựng các giải pháp nhằm đảm bảo cho sản xuất hàng hóa phát triển theo đúng chuỗi giá trị.

Bên cạnh việc xây dựng chiến lược cho phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, việc thực hiện tốt cơng tác quy hoạch giữ vị trí then chốt đảm bảo cho các mặt hàng nông sản được đưa vào sản xuất theo chuỗi giá trị là những mặt hàng khai thác được tối đa lợi thế so sánh của địa phương so với các địa phương khác trong khu vực và cả nước. Thực hiện tốt công tác quy hoạch sẽ đảm bảo cho quy mơ sản xuất ln có sự phù hợp với cơng nghiệp chế biến, bảo quản và việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho nông sản hàng hóa được sản xuất ra ln được chế biến với chất lượng cao nhất và kịp thời đưa đến người tiêu dùng với thời gian ngắn nhất.

Trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển các mặt hàng nông sản theo chuỗi giá trị, cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, từng năm tùy thuộc vào sự biến động của thị trường, điều kiện thời tiết nhằm đảm bảo chuỗi giá trị hàng nông sản thu được giá trị gia tăng cao nhất cho toàn chuỗi và cho từng khâu trong chuỗi.

Tóm lại, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có vai trị then chốt,

quyết định tới quá trình thúc đẩy phát triển hàng nơng sản theo chuỗi giá trị trên địa bàn của một tỉnh. Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch và có kế hoạch hợp lý sẽ cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương cho phát triển mặt hàng nơng sản chủ lực, góp phần thúc đẩy ngành nơng nghiệp phát triển bền vững.

2.2.1.2. Gia tăng quy mô, sản lượng và hồn thiện cơ cấu hàng nơng sản theo chuỗi giá trị

Thứ nhất, về tăng quy mô sản lượng:

Phát triển hàng nơng sản theo CGT địi hỏi phải tổ chức sản xuất ở quy mô đủ lớn, tập trung mới đảm bảo được nguyên liệu đầu vào công đoạn chế biến và tiêu thụ theo hợp đồng đã ký kết. Tuy nhiên, với thực trạng quy mơ sản xuất

nơng nghiệp hiện nay hộ gia đình vẫn là mơ hình sản xuất chủ yếu nên việc đảm bảo được chất lượng, hình thức, quy chuẩn hàng nơng sản đồng đều giữa các hộ gia đình là vơ cùng khó khăn, do đó chất lượng giá trị gia tăng của khâu sản xuất trong chuỗi giá trị còn hạn chế. Để giải quyết được bài tốn này địi hỏi phải có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa những người nông dân trong các hợp tác xã nông nghiệp cổ phần hoặc liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp. Hộ nông dân sản xuất tham gia CGT phải tuân thủ chặt chẽ quy trình sản xuất từ khâu đầu vào như chọn giống, sử dụng loại phân bón, thuốc BVTV đúng quy định, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, quy trình thu hoạch… hợp tác xã, doanh nghiệp tăng cường vai trò giám sát, tư vấn, hỗ trợ hộ nông dân thực hiện các cơng đoạn sản xuất đúng quy trình.

Thứ hai, về hồn thiện cơ cấu hàng nông sản theo chuỗi giá trị:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cơ cấu nội bộ ngành nơng nghiệp ln có xu hướng dịch chuyển theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị sản phẩm trồng trọt và tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi; giảm tỷ trọng lao động trồng trọt, tăng tỷ trọng lao động chăn nuôi. Trong nội bộ ngành trồng trọt cũng như chăn nuôi đều cần phải dịch chuyển theo hướng tăng giá trị sản phẩm của các loại cây trồng và vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao, có giá trị xuất khẩu và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể:

Một là, ngành trồng trọt: Phát triển sản xuất và chế biến các loại nông sản

có lợi thế của địa phương, nhất là đối với cây ăn quả, cây công nghiệp…; đồng thời cần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh, nâng cao hiệu quả sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp trên cơ sở hình thành các vùng chun canh có năng suất, chất lượng cao, giá thành hạ gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn để từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.

Hai là, ngành chăn ni: Khuyến khích phát triển chăn ni theo hướng

cơng nghiệp, chủ yếu theo mơ hình trang trại với quy mơ phù hợp điều kiện của địa phương, từ đó hình thành các vùng chăn ni tập trung, hướng tới lựa chọn các loại giống vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao.

2.2.1.3. Tổ chức sản xuất hàng nông sản theo chuỗi giá trị

Việc đa dạng các hình thức sở hữu, các mơ hình tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất trong lĩnh vực này phát triển nhanh hơn, ổn định và bền vững hơn. Sản xuất hàng nông sản theo CGT được tổ chức chặt chẽ, khép kín từ khâu đầu vào của q trình sản xuất đến khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Q trình này có sự tham gia của các ngành nơng nghiệp, cơng nghiệp chế biến và thương mại. Trong đó, ngành nơng nghiệp đóng vài trị là ngành sản xuất nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến và thương mại. Tuy nhiên, sản xuất nơng nghiệp lại mang tính thời vụ cao, phụ thuộc vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật ni. Ngồi ra cịn có sự tác động từ mơi trường tự nhiên như: thiên tai, hạn hán, bão, lũ lụt… Do vậy để phát triển hàng nông sản theo CGT được hiệu quả, cần sự liên kết chặt chẽ, của cả 3 chủ thể (hộ nông dân,

Một phần của tài liệu LA Ngo Thi Phuong Lien (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w