Từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu về bệnh ĐTĐTK. Tỷ lệ ĐTĐTK khác nhau tùy theo quốc gia, theo vùng, theo chủng tộc và tiêu chuẩn
chẩn đoán. Tỷ lệ giao động từ 1,7 – 39,3% (Bảng 1.8 và 1.9).
Bảng 1.8. Tỷ lệ đái tháo đƣờng thai kỳ ở một số quốc gia
Tác giả/ quốc gia Năm Tiêu chuẩn chẩn đoán Tỷ lệ (%)
Ấn Độ [60] 1998 WHO 15
Trung Quốc [5], [60] 1999-2007 WHO 2,4 - 13,9
Hàn Quốc [61] 2003 WHO 2,2
Thụy Điển (Ostlund) [62] 2003 WHO 1,7
Nhật Bản (Morikawa) [63] 2012 IADPSG 2010 29,8
Hoa Kỳ (Werner) [64] 2012 IADPSG 2010 17,8
Nhìn vào bảng 1.8 ta thấy tỷ lệ ĐTĐTK ở Ấn Độ, Trung Quốc cao hơn ở một số nước khác, ở Nhật Bản cao hơn ở Mỹ. Điều này cũng phù hợp với một số nhận định trước đây về nguy cơ mắc ĐTĐTK tăng cao ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Việc áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của IADPSG 2010 làm tỷ lệ ĐTĐTK tăng lên đáng kể. Theo khuyến cáo của ADA thì các vùng cịn thiếu nguồn nhân lực cho điều trị, chăm sóc bệnh nhân ĐTĐTK chưa nên áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của IADPSG 2010 mà nên áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của ADA 2006 với 2 giá trị đường huyết vượt ngưỡng bình thường. Tuy nhiên chúng tơi cho rằng việc sàng lọc chẩn đoán sớm những ca mắc ĐTĐTK thể nhẹ, tăng cường sự quan tâm, chăm sóc, quản lý thai nghén của bác sĩ Sản khoa đối với những thai phụ này sẽ làm giảm đáng kể các tai biến sản khoa do ĐTĐTK ở thành phố Vinh, bởi vì hiện nay đội ngũ bác sĩ Sản khoa ở Vinh nhiều, số lượng các phòng khám tư nhân chuyên ngành Sản khoa nhiều, thai phụ được khám thai và chăm sóc thai nghén tốt.
Bảng 1.9. Tỷ lệ đái tháo đƣờng một số vùng ở Việt Nam
Vùng Năm Tiêu chuẩn chẩn đoán Tỷ lệ (%)
TP. Hồ Chí Minh 1999 [6] WHO 3,9 2000 [65] WHO 3,6 Hà Nội 2002 – 2004 [66] WHO 5,7 2006 - 2008 [58] ADA 2001 7,8 2010 [67] ADA 2001 5,97 Nam Định 2005-2008 [49] ADA 2001 6,9 TP. Hồ Chí Minh 2012 [68] IADPSG 2010 20,3 Hà Nội 2012 [7] IADPSG 2010 39,3
Các nghiên cứu ở Việt Nam cũng cho thấy khi áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của IADPSG 2010 làm tỷ lệ ĐTĐTK tăng lên rõ rệt. Mặc dù việc điều trị cho thai phụ ĐTĐTK cần chuyển đến chuyên ngành Nội tiết, nhưng trong tình hình hiện tại ở một số địa phương, trong đó có Nghệ An, ngành Nội tiết ln trong điều kiện quá tải, ở các tuyến huyện và cơ sở thiếu nhân lực chuyên khoa, vì vậy việc yêu cầu sự phối hợp của bác sĩ Sản khoa trong công tác sàng lọc, chăm sóc quản lý thai nghén thai phụ mắc ĐTĐTK rất quan trọng. Nghiên cứu của chúng tơi mong muốn áp dụng tiêu chuẩn chẩn đốn của IADPSG 2010 tại thành phố Vinh, và yêu cầu sự vào cuộc các các bác sĩ Sản khoa trong chăm sóc thai phụ ĐTĐTK, chúng tôi mong đợi kết quả sản khoa ở những thai phụ mắc ĐTĐTK thể nhẹ khơng khác biệt so với nhóm thai nghén bình thường và hạn chế thấp nhất các tai biến Sản khoa.