D: Các tổ chức cung ứng vật tư.
3. Phân loại và phân đoạn thị trường xây dựng:
3.1. Phân loại thị trường xây dựng:
Phân loại thị trường xây dựng là việc phân chia hoạt động trao đổi theo những tiêu thức phân chia hoạt động trao đổi theo những tiêu thức khác nhau, hay được phân chia trên cơ sở xem xét, phân chia thị trường theo các góc độ khác nhau, khác quan.
Mục đích và tác dụng của việc phân loại thị trường là để phục vụ cho công tác Marketing trong các doanh nghiệp xây dựng trong việc thâm nhập thị trường mới.
Đối với thị trường xây dựng ta có thể phân loại theo những tiêu thức sau: - Phân loại thị trường xây dựng theo địa lý:
+ Thị trường xây dựng trong nước (thị trường dân tộc). + Thị trường xây dựng ngoài nước (thị trường thế giới). + Thị trường xây dựng khu vực, từng vùng lãnh thổ. + Thị trường xây dựng thành thị, nông thôn...
- Phân loại thị trường xây dựng theo sản phẩm: + Thị trường tư vấn, khảo sát thiết kế.
+ Thị trường xây dựng cơng trình cơng nghiệp.
+ Thị trường xây dựng nhà ở và cơng trình dân dụng. + Thị trường xây dựng cơng trình thuỷ lợi.
+ Thị trường xây dựng cơng trình giao thơng... - Phân loại thị trường theo mức độ cạnh tranh:
+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
+ Thị trường độc quyền.
- Phân loại thị trường theo quan điểm hệ thống: + Thị trường đầu vào.
+ Thị trường đầu ra.
- Phân loại thị trường xây dựng theo các yếu tố sản xuất: + Thị trường nguyên vật liệu và cấu kiện xây dựng. + Thị trường lao động cho xây dựng.
+ Thị trường máy xây dựng...
- Phân loại thị trường xây dựng theo các quan hệ sở hữu:
+ Thị trường xây dựng các cơng trình thuộc sở hữu Nhà nước.
+ Thị trường xây dựng các cơng trình thuộc sở hữu ngồi Nhà nước. - Phân loại thị trường xây dựng theo nguồn vốn đầu tư:
+ Thị trường xây dựng các cơng trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh.
+ Thị trường xây dựng các cơng trình sử dụng vốn viện trợ, vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài, vốn do các doanh nghiệp Nhà nước tự huy động...
- Phân loại thị trường xây dựng theo phương thức giao nhận thầu: + Thị trường xây dựng do chỉ định thầu.
+ Thị trường xây dựng do đấu thầu.
Các cách phân loại trên đây sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhận dạng thị trường xây dựng được tốt hơn, tuỳ theo mục đích sử dụng mà vận dụng cách phân loại nào cho phù hợp.
Với mục đích nghiên cứu và vận dụng Marketing thì cách phân loại thị trường xây dựng phù hợp và có ý nghĩa quan trọng là phân loại theo địa lý, theo sản phẩm, theo mức độ cạnh tranh, theo nguồn vốn và theo phương thức giao nhận thầu.
Hiện nay ở nước ta thị trường xây dựng có nhu cầu lớn nhất là: thị trường xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng và đặc biệt được chú trọng đầu tư là các cơng trình giao thơng. Các cơng trình này được thực hiện bằng vốn ngân sác Nhà nước, vốn tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế như vốn vay ODA, OECF, ADB...
Đồ án tốt nghiệp: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng
3.2. Phân đoạn thị trường xây dựng:
- Phân đoạn thị trường xây dựng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng của các nhà quản trị Marketing xây dựng, đó là việc phân chia khách hàng tiềm năng khơng đồng nhất thành các nhóm khách hàng tương đối đồng nhất, có phản ứng như nhau với cùng một tập hợp những kích thích Marketing.
- Từ những đặc điểm của thị trường xây dựng thì các doanh nghiệp phải phân đoạn nhu cầu của chủ đầu tư, xem xét thị trường nào có khả năng xâm nhập và thâm nhập với tỷ trọng bao nhiêu, thị trường nào có thể phát triển lâu dài...
- Phân đoạn thị trường khác với việc phân loại thị trường: việc phân loại thị trường phục vụ cho nhiều mục đích hơn, tiêu thức phân loại cũng rộng hơn đa dạng hơn. Phân đoạn thị trường chỉ là một hoạt động Marketing, nhằm nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp.
3.2.1. Các tiêu thức để phân đoạn thị trường xây dựng:
- Phân đoạn thị trường xây dựng theo nguyên tắc địa lý (khu vực, toàn quốc...).
- Phân đoạn thị trường xây dựng theo đăc điểm kinh tế xã hội (thành thị, nông thôn...).
- Phân đoạn thị trường xây dựng theo nguồn vốn kết hợp với uan hệ sở hữu (khách hàng xây dựng là tổ chức là tổ chức và cơ quan Nhà nước,...).
- Phân đoạn thị trường xây dựng theo hình thức giao nhận thầu (chỉ định thầu, đấu thầu).
- Phân đoạn thị trường xây dựng theo đặc điểm của chủng loại cơng trình xây dựng (nhà ở, thương mại, giao thông, thuỷ lợi...).
- Phân đoạn thị trường xây dựng theo đặc điểm của q trình sản xuất (cơng trình xây dựng mới, cải tạo mở rộng, sửa chữa bảo trì cơng trình).
-..............
3.2.2. Các yêu cầu của việc phận đoạn thị trường xây dựng:
- Đảm bảo tính đo lường được: có ý nghĩa là qui mơ và hiệu quả của đoạn thị trường phải đo lường được.
- Đảm bảo tính tiếp cận được: có nghĩa là doanh nghiệp phải nhận biết và phục vụ được đoạn thị trường đã phân đoạn theo những tiêu thức đã chọn.
- Đảm bảo tính quan trọng: có nghĩa là đoạn thị trường phải bao gồm khách hàng có nhu cầu đồng nhất có qui mơ đủ lớn để có khả năng sinh lời được.
- Đảm bảo tính khả thi: tức là có đủ nguồn lực để hình thành và triển khai chương trình Marketing riêng biệt cho từg đoạn thị trường đã phân chia.
3.2.3. Các phương pháp phân đoạn thị trường: - Phương pháp phân chia:
Theo phương pháp này thì dựa vào các tiêu thức đã xác định để phân chia thị trường thành nhièu đoạn tương ứng. Sau đó kết hợp các tiêu thức đó vào từng đoạn thị trường. Thơng thường việc phân chia này thường được tập hợp vào các ơ trong bảng theo các tiêu thức đã chọn.
Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất đá cho xây dựng với các loại cỡ đá: 1.2,2.4,4.6... Doanh nghiệp muốn biết sản phẩm của mình có được tiêu thụ thế nào thì kẻ 1 bảng phân loại đá từ đó biết được nhu cầu đá.
Tiêu Lợi nhuận
DN thức Đá 1x2 Đá 2x4 Đá 4x6 Đá mặt Đá hộc Đá khác
- Tổng công ty - Côngty...
Tổng cộng
- Phương pháp tập hợp:
Theo phương pháp này thì việc phân đoạn thị trường dựa vào việc tập hợp các cá nhân hoặc các doanh nghiệp có cùng sự giống nhau để tạo nên các đoạn thị trường mà doanh nghiệp có thể khai thác được.
Thực chất của 2 phương pháp này là mỗi phương pháp đều có sự đan xen của phương pháp kia nên trong thực tế thường kết hợp cả 2 phương pháp để xác định ra đoạn thị trường có hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.