Phép cắt ảnh

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu ứng dụng thủy ký bảo vệ bản quyền tài liệu số potx (Trang 113 - 120)

Hình 35. Ảnh nhúng thủy vân và bị cắt.

Phép cắt ảnh thực hiện thử nghiệm cắt ¼ ảnh. Để phục hồi lại kích thƣớc gốc của ảnh thủy vân, những phần ảnh đã bị cắt bớt sẽ đƣợc thay thế bằng phần ảnh gốc.

103

4.2.1.5. Thực hiện thủy vân lên một ảnh đã được thủy vân.

Thực hiện thủy vân lên một ảnh đã đƣợc thủy vân là một trong những phép tấn công phổ biến nhằm xóa bỏ thủy vân.

Hình 36. Ảnh sau khi được nhúng thêm thủy vân 2 lần liên tiếp.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, sau càng nhiều lần nhúng thủy vân thì khả năng nhận thủy vân của ảnh sẽ càng kém. Nhƣ vậy, nếu thực hiện nhúng thủy vân với số lần đủ lớn thì sẽ có khả năng xóa bỏ thủy vân khỏi ảnh.

Kết luận

Thuật toán thủy vân của Cox trên mức ảnh xám tỏ ra không thật sự bền vững với các phép tấn công. Dù sao, đây cũng chỉ là chƣơng trình thử nghiệm với các phép tấn công cơ bản, nên kết quả chỉ mang tính tham khảo.

104

KẾT LUẬN

Nội dung khóa luận đã trình bày về vấn đề sử dụng thủy vân số để bảo vệ bản quyền các tài liệu điện tử.

Lĩnh vực bảo vệ bản quyền là một lĩnh vực rất rộng lớn, bao gồm nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống. Bảo vệ bản quyền phải có sự góp sức của khung hành lang pháp lý, ý thức của cộng đồng sử dụng cũng nhƣ của chính tác giả, và cuối cùng là các kỹ thuật bảo vệ bản quyền tài liệu.

Kết quả chính của khóa luận là:

1/.Trình bày về một số khía cạnh trong lĩnh vực nghiên cứu sử dụng thủy vân số để bảo vệ bản quyền các dạng tài liệu điện tử là ảnh số, audio, video và phần mềm.

Trong lĩnh vực ảnh số, khóa luận đã trình bày một số thuật toán thủy vân mới hiện nay chia làm hai phần chính là thủy vân trên miền không gian và thủy vân trên miền tần số.

Trong lĩnh vực audio, khóa luận đã trình bày tổng quan về thủy vân trên audio, phân loại một số kỹ thuật đƣợc sử dụng, và trình bày một thuật toán sử dụng kỹ thuật trải phổ của viễn thông.

Đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ bản quyền phần mềm bằng thủy vân số, khóa luận đã trình bày về sử dụng bộ rắc rối hóa chuơng trình để bảo vệ bản quyền phần mềm, là một huớng nghiên cứu mới và độc đáo hiện nay.

2/.Thử nghiệm chƣơng trình: khóa luận đã trình bày những kết quả thử nghiệm thủy vân hiện và thủy vân ẩn trên ảnh số.

Huớng nghiên cứu tiếp theo sẽ là phát triển các thuật toán thủy vân số trên ảnh bền với các phép tấn công. Ngoài ra là nghiên cứu thủy vân số trên video tận dụng đuợc đặc trƣng của các file video.

105

PHỤ LỤC

Vi phạm bản quyền tác giả có thể bị phạt tới 500 triệu đồng.

Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) về quyền tác giả, quyền liên quan với mức phạt tiền cao nhất là 500 triệu đồng sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 30/6/2009.

Mức phạt cao nhất tới 500 triệu đồng:

Nghị định quy định chi tiết từng hành vi vi phạm, hình thức và mức phạt. Bao gồm: Vi phạm quy định về đăng ký; vi phạm về hoạt động của tổ chức đại diện tập thể; vi phạm quy định trong hoạt động giám định về quyền tác giả, quyền liên quan; vi phạm quy định về tổ chức tƣ vấn, dịch vụ; cản trở bất hợp pháp hoạt động quản lý nhà nƣớc, thanh tra, kiểm tra về quyền tác giả, quyền liên quan...

Đặc biệt, mức phạt nặng nhất 500 triệu đồng áp dụng đối với các hành vi vi phạm nhƣ: Sao chép tác phẩm, sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn, sao chép bản định hình chƣơng trình phát sóng mà không đƣợc phép của chủ sở hữu quyền (trong trƣờng hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 500 triệu đồng); chiếm đoạt quyền biểu diễn tác phẩm trƣớc công chúng, quyền sao chép tác phẩm, quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chƣơng trình máy tính, quyền phát sóng, tái phát sóng chƣơng trình phát sóng...

Theo quy định cũ tại Nghị định 56/2006/NĐ-CP, mức phạt tối đa đối với các hành vi VPHC về quyền tác giả, quyền liên quan là 70 triệu đồng.

Bên cạnh đó, một điểm mới của Nghị định là ngoài các hình thức xử phạt chính và bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả nhƣ: Buộc khôi phục lại quyền đứng tên, đặt tên, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm; buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc dỡ bỏ bản gốc, bản sao tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chƣơng trình phát sóng đã truyền đạt trái phép trên mạng kỹ thuật số hay dƣới hình thức điện tử.

Thẩm quyền xử phạt:

Theo Nghị định, thanh tra viên chuyên ngành thuộc Bộ hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đang thi hành công vụ có quyền phạt đến 0,5 triệu đồng; Chánh Thanh tra Sở VHTTDL có quyền phạt đến 30 triệu đồng và Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL có quyền phạt đến mức tối đa của khung hình phạt.

106

Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt đến 2 triệu đồng, cấp huyện có quyền phạt đến 30 triệu đồng và cấp tỉnh có quyền phạt đến mức tối đa của khung hình phạt.

Ngoài ra, các lực lƣợng Hải quan, Quản lý thị trƣờng, Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển cũng có thẩm quyền xử phạt một số hành vi vi phạm.

Bên cạnh các văn bản luật, dƣới luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan nhƣ Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Xuất bản..., cùng với quá trình mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã tham gia một số điều ƣớc liên quan đến bảo hộ quyền tác giả nhƣ: Công ƣớc Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật; Hiệp định TRIPs về những khía cạnh liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ; Hiệp ƣớc WIPO về quyền tác giả và về biểu diễn, ghi âm... Đồng thời, Việt Nam cũng đã ký một số hiệp định song phƣơng với một số quốc gia về bản quyền và các vấn đề liên quan tới quyền tác giả nhƣ: Hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả; Hiệp định Việt Nam - Thụy Sĩ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

107

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

[1]Đỗ Ngọc Anh, “Nén ảnh sử dụng biến đổi wavelet và ứng dụng trong các dịch vụ dữ liệu đa phƣơng tiện di động”, luận văn thạc sỹ, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2006.

[2]Lƣơng Mạnh Bá, Nguyễn Thanh Thủy, “Nhập môn xử lý ảnh số”, NXB Khoa học kỹ thuật, 2003.

[3]Lê Hoài Bắc, Nguyễn Ngọc Hà, Lƣu Khoa, Lê Thị Hoàng Ngân,

“Watermarking trên âm thanh số bằng kỹ thuật trải phổ kết hợp mô hình hệ thính giác”, Tạp chí Bƣu chính viễn thông, 2005.

[4]TS Nguyễn Thanh Bình, ThS Võ Nguyên Quốc Bảo, “Xử lý âm thanh hình ảnh”, Học viện Công nghệ bƣu chính viễn thông, 2007.

[5]GS Phan Đình Diệu, “Lý thuyết mật mã và an toàn thông tin”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.

[6]Dƣơng Anh Đức, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Minh Triết, “Bảo mật dữ liệu với kỹ thuật AES – DCT watermarking”, Tạp chí phát triển khoa học công nghệ, 2004.

[7]Lê Trung Hiếu, “Xây dựng chƣơng trình bảo vệ quyền sở hữu các sản phẩm đa phƣơng tiện bằng cơ chế digital watermarking”, Hội thảo hợp tác phát triển Công nghệ thông tin truyền thông Việt Nam lần thứ 8, 2004.

[8]Nguyễn Xuân Huy, Trần Quốc Dũng, “Một thuật toán thủy vân ảnh trên miền DCT”, Tạp chí Bƣu chính viễn thông, 2002.

[9]Nguyễn Thiện Luận, Tạ Minh Thanh, Trần Hồng Quang, “Phƣơng pháp mã hóa không hoàn toàn kết hợp thủy ấn trong bảo vệ sản phẩm kỹ thuật số”, Tạp chí Bƣu chính viễn thông, 2005.

[10] TS. Hồ Văn Sung, “Xử lý số tín hiệu”, NXB Giáo dục, 2002.

[11] TS Nguyễn Đại Thọ, “Bài giảng an toàn mạng”, Trƣờng Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.

108

[12] Lê Tiến Thƣờng, Nguyễn Thanh Tuấn, “Giải pháp hiệu quả dùng kỹ thuật watermarking cho ứng dụng bảo vệ bản quyền ảnh số”, Tạp chí Bƣu chính viễn thông, 2004.

[13] PGS.TS Trịnh Nhật Tiến, “Giáo trình an toàn dữ liệu”, 2008.

[14] Trần Minh Triết, Dƣơng Anh Đức, Hồ Ngọc Lâm, Thân Võ Chí Nhân, “Tổng quan về watermarking trên audio”, Hội thảo quốc gia về Công nghệ thông tin và truyền thông, 2003.

[15] Võ Văn Tùng, “Nghiên cứu một số phƣơng pháp che giấu thông tin để bí mật an toàn trong thông tin liên lạc”, luận văn thạc sỹ Trƣờng ĐH Công nghệ, ĐHQGHN, 2004.

Tiếng Anh:

[16] M.Arnold, M.Schmucker, S.D.Wolthusen, “Techniques and applications of digital watermarking and content protection”, Artech House, 2003.

[17] B. Barak, O. Goldreich, R. Impagliazzo, S. Rudich, A. Sahay,

S. Vadhan, K. Yang, “On the (Im)possibility of Obfuscating Programs”, In

Crypto '01, LNCS No. 2139, 2001, pp. 1-18.

[18] Bender, W., et al., “Techniques for data hiding”, IBM System Journal, vol 35,1996, pp. 313 – 336.

[19] Burgett, S., E. Koch, J. Zhao, “Copyright Labeling of Digitized Image Data” IEEE Communications Magazine, Vol. 36, No. 3, 1998, pp. 94–100.

[20] C.S.Collberg, C.Thomborson, “Software watermarking: Models and Dynamic Embeddings”, Proceedings of ACM SIGPLAN-SIGACT Symposium on Principles of Programming Languages, 1999.

[21] M. Costa, “Writing on dirty paper”, IEEE Trans. Inform. Theory, 1983, pp. 439 – 441.

[22] I.J.Cox, J.Kilian, T.Leighton, T.Shamoon, “Secure Spread Spectrum watermarking for multimedia”, IEEE Transactions on Image Processing, Vol. 6, No. 12, 1997, pp. 1673–1687.

[23] I. J. Cox, M. L. Miller, A. McKellips. Watermarking as communications with side information. Proc. IEEE, 87(7), 1999, pp. 1127–114.

109

[24] I. J. Cox, M. L. Miller, "The First 50 Years of Electronic

Watermarking", EURASIP J. of Applied Signal Processing, 2002, pp. 126- 132.

[25] I.J.Cox, M.L.Miller, J.A.Bloom, J.Fridrich, T.Kalker, “Digital watermarking and stenography”, 2nd

edition, Morgan Kaufmann, 2008.

[26] T.Kalker, G.Depovere, J.Haitsma, M.Maes, “A video watermarking system for broadcast monitoring”, SPIE 3657, Security and Watermarking of Multimedia Content, 1999, pp. 103-112.

[27] Meerwald, P., and A. Uhl, “A Survey of Wavelet-Domain Watermarking Algorithms,” in P. W. Wong and E. J. Delp, (eds.), Proceedings of

Electronic Imaging 2001, Security and Watermarking of Multimedia Contents III, San Jose, CA, 2001, pp. 505–516.

[28] Van Doan Nguyen, Tran Khanh Dang, Thanh Son Nguyen, “A new approach to digital watermarking for Vietnamese documents”, Special Issue of Science & Technology Journal, Vietnam National University-Ho Chi Minh City, ISSN 1859-0128, Vol. 10, No. 13, 2007, pp. 31-41.

[29] J.Seitz, “Digital watermarking for digital media”, Idea Group, 2005.

[30] R.B.Wolfgang, E.J.Delp, “A watermark for digital image”, proceedings of International Conference on image processing, 1996.

[31] Shuozhong Wang, “Watermarking Based on Principal Component Analysis”, J. Shanghai U., 4(1), 2000.

Website:

[32] http://mersenne.org

[33] http://wikipedia.org

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu ứng dụng thủy ký bảo vệ bản quyền tài liệu số potx (Trang 113 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)