Thuật toán giấu thủy vân vào các bit có trọng số thấp

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu ứng dụng thủy ký bảo vệ bản quyền tài liệu số potx (Trang 72 - 74)

Một ý tƣởng tự nhiên của thủy vân với ảnh số, cũng giấu nhƣ giấu tin, đó là sẽ sử dụng các bit có trọng số thấp (Least Significant Bit - LSB) để giấu thủy vân.

Các bit có trọng số thấp đƣợc hiểu là các bit mà nếu thay đổi giá trị của chúng sẽ ít làm thay đổi đến chất lƣợng ảnh.

Ví dụ, với ảnh bitmap 256 màu, màu của mỗi điểm ảnh đƣợc biểu diễn bằng 8 bit, nếu ta thay đổi giá trị bit thứ tám của mã màu, thì mã màu cũng chỉ thay đổi giá trị có 1 đơn vị, nên nhìn chung thì cả bức ảnh không bị ảnh hƣởng nhiều.

Ta có thể minh họa thuật toán nhƣ sau: Xét thủy vân là chuỗi bit 0111.

Xét bức ảnh là chuỗi bit: 11001101 11000001 11110000 11110010.

Để nhúng thủy vân vào bức ảnh, ta sẽ chia bức ảnh thành các khối 8 bit, và đặt giá trị bit cuối cùng của khối bằng giá trị của bit thủy vân tƣơng ứng.

Với minh họa trên, chúng ta có bức ảnh sau khi nhúng thủy vân là: 11001100 11000001 11110001 11110011

Để tách thủy vân, đơn giản ta chỉ làm ngƣợc lại quy trình trên, tức là tách ra các bit cuối của từng khối 8 bit, ta sẽ thu đƣợc thủy vân ban đầu.

Muốn tăng tính an toàn của hệ thống, có thể nhúng liên tiếp thủy vân vào các khối 8 bit liền nhau, bởi thƣờng thì dung lƣợng bức ảnh sẽ lớn hơn nhiều lần so với độ dài của thủy vân.

62

Tuy nhiên, nhƣợc điểm là do quá đơn giản nên rất dễ bị tấn công. Kẻ tấn công chỉ cần thay đổi ngẫu nhiên giá trị của các bit có trọng số thấp là thủy vân đã bị phá hủy.

63

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu ứng dụng thủy ký bảo vệ bản quyền tài liệu số potx (Trang 72 - 74)