CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.6. Hiện trạng và tiềm năng nuơi trồng rong biển ven bờ tỉnh Phú Yê n…
Qua thống kê câu hỏi điều tra (phụ lục 6) xác định hệ số tương quan chẵn lẻ là 0.74 với độ tin cậy của dữ liệu là 0.85 chứng tỏ dữ liệu đáng tin cậy. Kết quả thống kê cho thấy tại tỉnh Phú Yên, rong biển được đưa vào trồng từ 20 năm nay. Theo tài liệu [168] diện tích trồng rong ở đây cĩ lúc lên 300 ha nhưng hiện nay chỉ cịn khoảng 25 ha (bảng 3.8). Nguyên nhân chính là đầu ra khơng ổn định, lợi nhuận thấp.
Bảng 3. 8. Trữ lượng rong biển nuơi trồng (tấn/năm) ở vùng biển ven bờ Phú Yên [168]
Năm 2005 2010 2015 2018
Diện tích (ha) 310 50 55 25
Đối tượng nuơi trồng: rong Câu chỉ, rong Nho, rong Sụn. Vùng nuơi trồng: Đầm Ơ Loan trồng rong Câu; Vịnh Xuân Đài và Đầm Cù Mơng trồng rong Sụn, rong Nho.
Tiềm năng diện tích nuơi trồng rong biển tỉnh Phú Yên
Theo quy hoạch nuơi trồng thuỷ sản tỉnh Phú Yên năm 2018, về định hướng phát triển rong biển (bảng 3.9), cĩ thể thấy tại tỉnh Phú Yên cĩ nhiều lợi thế về mặt nước, khí hậu (Phụ lục 7) để nuơi trồng rong biển. Đối tượng nuơi trồng chủ yếu là rong Câu, rong Sụn…Tận dụng diện tích mặt biển, ao nuơi tơm ở Sơng Cầu và một số vùng ao đìa thuộc Tuy An và Đơng Hịa.
Bảng 3.9. Quy hoạch nuơi trồng rong biển tỉnh Phú Yên [168]
Năm 2015 2020 2025 2030
Diện Sản Diện Sản Diện Sản Diện Sản
tích lượng Tích lượng tích lượng tích lượng (ha) (tấn) (ha) (tấn) (ha) (tấn) (ha) (tấn)
Rong biển 55 208 200 700 360 1260 380 1330
3.7. Đề xuất các giải pháp bảo tồn, quản lý nguồn lợi rong biển. Nhĩm giải pháp phát triển nguồn lợi rong biển
Trước thực trạng khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ quá mức, vấn đề ơ nhiễm mơi trường biển nhất là vùng nước nuơi trồng thủy sản và áp lực sinh kế người dân ven biển đặc biệt trong bối cảnh trái đất ấm lên tồn cầu thì phát triển ngành nuơi trồng rong biển là một hướng đi tiềm năng và bền vững.
Bên cạnh vẫn trồng rong Câu chỉ vàng luân canh tơm Sú làm sạch mơi trường ở đầm
Ơ Loan, nuơi tơm Hùm lồng kết hợp vẹm Xanh, rong Sụn ở vùng nuơi tơm Hùm . Đề tài đã khảo sát và đề xuất vùng nuơi chuyên canh rong Sụn trong lồng lưới. Cơ sở lý luận
Rong Sụn (Kappaphicus alvarezii) là nguyên liệu chủ yếu để chế biến Carrageenan - loại chế phẩm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như chế biến thực phẩm, y dược, mỹ phẩm. .. mỗi năm trên thế giới sản xuất được hơn 100.000 tấn rong Sụn. Rong Sụn được trồng nhiều nước trong khu vực như: Philippines, Inđơnnêsia, Tanzania... [24].
Tại Việt Nam trồng rong Sụn đã trở thành một nghề nuơi trồng thủy sản mới cho người dân ven biển Ninh Thuận, Khánh Hịa, Kiên Giang....[24].
Việc chọn vùng trồng cĩ tính quyết định đến năng suất, chi phí sản xuất, tính ổn định
(thời gian trồng quanh năm, hay theo mùa thích hợp) hiệu quả kinh tế trong trồng rong. Cơ sở thực tiễn
Cho đến nay Phú Yên cũng đã thí điểm mơ hình nuơi tơm Hùm lồng kết hợp vẹm Xanh, rong Sụn. Kết quả tơm Hùm sinh trưởng tốt, năng suất cao. Tuy nhiên, tỷ lệ sống vẹm Xanh, rong Sụn chưa cao do thời tiết bất lợi, nắng nĩng kéo dài, vùng nuơi cĩ nhiều cá dìa ăn rong nên hao hụt. Từ những kết quả mơ hình đạt được, chính quyền địa phương đã khuyến khích người nuơi phát triển mơ hình nuơi ghép tơm Hùm với các đối tượng nhuyễn thể, rong biển để hấp thu bớt chất thải, giảm ơ nhiễm hữu cơ do hoạt động nuơi tơm Hùm gây ra.
Năm 2017, nuơi rong biển chuyên canh tập trung chủ yếu đầm Cù Mơng, huyện Sơng Cầu [168].Tuy nhiên, kết quả đã thất bại, rong biển nuơi bị thối nhũn và chưa xác định nguyên nhân.Vì vậy hiện nay trên địa bàn tỉnh khơng cịn trồng rong Sụn chuyên canh.
Do đĩ đề tài đã khảo sát các điều kiện sinh thái mơi trường đề xuất vùng nuơi trồng rong Sụn chuyên canh ở vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên. Nhằm gĩp phần giúp nhiều hộ ven biển cĩ thêm việc làm trong thời gian nhàn rỗi, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và là một trong những giải pháp xử lý sinh học cĩ hiệu quả, cải thiện chất lượng nước tại các vùng nuơi trồng thủy hải sản. Kết quả khảo sát vùng biển ven bờ xã Hịa Hiệp Bắc, huyện Đơng Hịa – tỉnh Phú Yên, (khu vực nuơi tơm trên cát đã giải tỏa năm 2018) cho thấy:
-Nước biển ở khu vực này cĩ độ muối cao ( 28-30‰) và ổn định, xa các nguồn nước ngọt trực tiếp đổ ra.
-Ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của sĩng giĩ mạnh (làm gãy dàn trồng và gãy nát rong) của các mùa giĩ (Ðơng Bắc và Tây Nam).
-Nước luơn được luân chuyển hay trao đổi tốt (thường tạo ra do các dịng chảy, dịng triều hay sĩng giĩ bề mặt). Các nơi cĩ dịng chảy tốt nước thường xuyên lưu chuyển với lưu tốc vừa phải (20 - 40m/phút) sẽ làm cho cây rong luơn được rửa sạch, đặc biệt giúp cho cây rong chống lại được các điều kiện mơi trường bất lợi (nhiệt độ, độ muối, pH, các chất khí hịa tan,.) gây hại đối với sự sinh trưởng của cây rong.
-Nền đáy vùng này là đáy cứng cát thơ nên nước ở đây luân chuyển và trao đổi tốt.
- Ở vùng biển ven bờ Phú Yên do hoạt động của hải lưu tạo nên vùng nước trồi từ tháng 4 - 8, từ mũi Đại Lãnh đến mũi Cà Ná. Vùng nước trồi đã ảnh hưởng đến vùng biển phía Nam Phú Yên, cùng với dịng hải lưu mùa Hè cịn mang dịng nước ấm từ phía Nam đổ
về. Nhiệt độ nước biển dao động 25 – 280 C nên thích hợp để rong Sụn sinh trưởng và phát triển.
- Hàm lượng dinh dưỡng trong nước biển: Đây là vùng nuơi tơm trên cát, tại các hồ nuơi tơm cĩ những ống nước thải được nối thẳng và xả thải trực tiếp ra biển liên tục mỗi ngày. Nguồn nước thải này đều chưa qua xử lý vì thế khảo sát hàm lượng các chất dinh
dưỡng đều vượt giới hạn cho phép như NH+4 vượt giới hạn cho phép 1,2 - 2,3 lần , hàm lượng NO-3 vượt giới hạn cho phép 1,2 – 3,6 lần ; hàm lượng PO3-4
vượt giới hạn cho phép 2,2 đến 7,2 lần [100]. Như vậy vùng này cĩ hàm lượng các muối dinh dưỡng (Amon, Nitrat, Phot phat) cao sẽ giúp tốc độ sinh trưởng của rong Sụn cao và cĩ thể giúp cây rong Sụn phát triển bình thường trong các điều kiện khơng thuận (nhiệt độ cao, độ muối thấp, nước ít lưu chuyển)
Tổng hợp những yếu tố trên đề tài đề xuất nuơi trồng 500 ha rong Sụn chuyên canh trong lồng lưới ở khu vực biển xã Hịa Hiệp Bắc, huyện Đơng Hịa, tỉnh Phú Yên nhằm cải thiện sinh kế người dân sau khi khu vực nuơi tơm bị giải tỏa đồng thời gĩp phần giảm ơ nhiễm mơi trường nước biển ven bờ khu vực này do hệ lụy nuơi tơm trên cát để lại.
Bảo tồn
Việc bảo vệ các thảm rong biển sẽ gĩp phần duy trì và nâng cao tính đa dạng sinh học vùng biển ven bờ. Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy rong biển đa dạng nhất ở các rạn san hơ và trong thảm cỏ biển. Vì vậy, để bảo vệ đa dạng sinh học rong biển cần phải bảo vệ nơi sống của rong biển đĩ chính là rạn san hơ và thảm cỏ biển ( phụ lục 8). Nên đối với những khu vực mà động vật ăn rong tảo bị khai thác cạn kiệt làm rong tảo phát triển mạnh lấn át rạn san hơ. Chúng ta cĩ thể thả một số lồi thiên địch cĩ lợi cho rong tảo như: nhum và một số loại ốc biển vào khu vực bảo vệ nghiêm ngặt để đẩy nhanh quá trình khơi phục hệ sinh thái. Bởi vì nếu để tự nhiên, cho dù cĩ cấm đánh bắt hải sản nghiêm ngặt, chắc chắn sẽ cần một khoảng thời gian dài để hệ sinh thái khơi phục lại trạng thái ban đầu. Quản lý, giám sát và cĩ biện pháp chế tài đối với những thuyền cơng suất nhỏ khai thác ven bờ làm cạn kiệt tài nguyên, thêm vào đĩ là những thuyền chở khách du lịch đặc biệt thuyền cũ thì lượng dầu máy đổ ra biển nhiều làm ơ nhiễm nước biển ven bờ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển các lồi sinh vật biển gây suy giảm đa dạng sinh học. Hơn nữa, trong quá trình quản lý và giám sát vùng biển, cần giám sát chặt chẽ sự phát triển của sao biển gai. Nếu thấy sự phát triển mạnh của sao biển gai, cần phải thực hiện việc săn bắt và tiêu diệt lồi địch hại này của san hơ.Thành lập đội tuần tra, giao cho người dân địa phương trực tiếp
làm để giám sát, quản lý, bảo vệ các vùng biển cấm khai thác. Các quần thể rong Lục phát triển mạnh ở khu vực Mỹ Quang, Mũi Yến, Từ Nham, Xuân Đài, đầm Cù Mơng....chính quyền địa phương nên khuyến cáo ngườidân khai thác làm phân bĩn, hay làm thức ăn gia súc, làm thực phẩm cho người ví dụ Ulva làm thức ăn bằng cách nấu chín cùng với thịt lợn và thịt bị, được sử dụng cả dạng tươi và ở dạng khơ, cũng như nấu súp cho chế độ ăn kiêng hay từ Caulerpa racemosa nấu với thịt, muối chua, ..)... để khơng lãng phí nguồn tài nguyên này vừa mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương, vừa làm sạch biển, tạo điều kiện thuận lợi cho các lồi thủy sinh khác phát triển, thích hợp để bơi lội, gĩp phần đáng kể trong hoạt động phát triển du lịch biển đảo. Đối với quần thể rong Mơ, khi cây rong già đi, rễ cây bứt khỏi nơi sinh trưởng trơi nổi thành từng đám trên mặt biển. Đây là thời điểm thu hoạch rong tốt nhất, sản lượng cao nhất, vừa làm sạch biển, tránh cho tàu bè khơng gặp nguy hiểm khi bị rong quấn vào bánh lái. Mùa thu hoạch rong Mơ thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng
5. Người dân cần tuân thủ thời gian thu hoạch rong Mơ, khơng thu hoạch non; khi cắt rong thu hoạch cần chú ý để lại gốc bám và 1 đoạn thân dài khoảng 10 –15cm để duy trì sự phát tán, phát triển của rong Mơ. Chính vì vậy, chính quyền các xã cần tích cực tuyên truyền cho người dân nhận thức rõ bảo vệ rong Mơ là bảo vệ nguồn lợi thủy sản lâu dài. Quần thể rong Câu chân vịt và rong Câu rễ tre: các lồi này sinh sản chủ yếu bằng sinh sản sinh dưỡng, do đĩ khơng nên khai thác liên tục theo cơn nước thủy triều mà cần phân chia quản lý từng vùng, mỗi vùng chỉ khai thác 6 – 8 lần /năm để cho các đoạn rong cịn sĩt lại cĩ đủ thời gian để phục hồi tự nhiên thì mới cĩ khả năng duy trì hoặc gia tăng sản lượng. Cĩ thể quy định cụ thể: huyện Sơng Cầu khai thác 2 loại rong này vào tháng 1, tháng 2 khai thác ở khu vực huyện Tuy An, tháng 3 khai thác ở khu vực huyện Đơng Hịa, sau đĩ tiếp tục quay lại huyện Sơng Cầu,..đến hết mùa rong. Chú ý khai thác để lại gốc rong.
Do nhu cầu sử dụng rong biển làm thực phẩm ngày càng cao và trước sự suy giảm rong Câu Rễ Tre, rong Câu Chân Vịt. Chính quyền địa phương cĩ thể khuyến cáo người dân khai thác rong Câu đá, rong Câu đốt, rong Câu cong làm thực phẩm vì đây là những lồi rong cĩ hàm lượng agar cao nhưng chưa được người dân địa phương khai thác sử dụng, ví dụ cĩ thể chế biến Gracilariassp. làm bánh kẹo, mĩn tráng miệng, làm thuốc nhuận tràng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
-Đa dạng thành phần lồi
- Tại vùng ven biển tỉnh Phú Yên, đã xác định được 169 lồi rong biển, trong đĩ, ngành Vi khuẩn lam (Cyanobacteria) cĩ 4 lồi, chiếm 2,3% tổng số lồi; rong Nâu (Ochrophyta) cĩ 23 lồi chiếm 13,61%; rong Lục (Chlorophyta) cĩ 59 lồi chiếm 34,91% và rong Đỏ (Rhodophyta) cĩ 83 lồi chiếm 49,11%. Trong 169 lồi đã xác định được 20 lồi ưu thế, 60 lồi thường thấy và 85 lồi ít gặp.
- Về phân bố mặt rộng, số lượng lồi tại các khu vực dao động trong khoảng 10 lồi/khu vực (V3) đến 130 lồi (V7) và trung bình là 43 lồi/khu vực. Hệ số tương đồng của các lồi tại các khu vực khảo sát trong khoảng 0,04 (giữa V3 và V4 với V6) đến 0,82 (giữa khu vực V3 với V4) và trung bình là 0,25.
- Về phân bố theo các mức thuỷ triều, trong số 169 lồi rong biển được ghi nhận ở vùng biển tỉnh Phú Yên trong nghiên cứu này, cĩ tới 80 lồi phân bố ở vùng triều, 130 lồi phân bố ở vùng dưới triều và 40 lồi phân bố ở cả vùng triều và dưới triều. Phần lớn các lồi rong biển phân bố từ vùng triều giữa đến độ sâu 4m so với 0m hải đồ.
-Đặc điểm nguồn lợi
Đã xác định được 64 lồi cĩ giá trị kinh tế. Trong đĩ, ngành rong Đỏ cĩ 19 lồi, ngành rong Nâu cĩ 22 lồi và ngành rong Lục cĩ 23 lồi. Trữ lượng tự nhiên lớn nhất là rong Mơ (1380,22 tấn/năm), đến rong Câu 407,932 (tấn/năm), rong Cải biển (110,27 tấn /năm).
Đã ứng dụng GIS, viễn thám và khảo sát thực địa để lập bảng đồ phân bố Sargassum
ở vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên. Ước tính sinh khối và lập bản đồ sinh khối Sargassum bằng sử dụng thuật tốn hồi quy đa thức thức bậc 2. Tổng sản lượng Sargassum thu được từ bản đồ sinh khối là 1380,22 (tấn) trong diện tích che phủ 182,96 (ha).
Kết quả phân tích 6 mẫu rong biển cho thấy chúng đều cĩ hàm lượng lipit thấp (0,101% – 0,666%), nhưng hàm lượng protein (0,84 %– 17,2%) và tro (3,22% – 33,2%) cao hơn. Các lồi rong biển này đều chứa 16 loại axit amin.
- Hiện trạng khai thác, sử dụng và khả năng phát triển một số lồi rong biển cĩ giá trị kinh tế
Tập trung vào một số lồi/ nhĩm lồi như rong Câu chỉ (200,06 (tấn/năm)) , rong Câu chân vịt (0,665(tấn/năm)), rong Câu rễ tre (0,276 (tấn/năm)), rong Mứt (7,35
(tấn/năm)), rong Bơng trang (0,7605(tấn/năm)), rong Mơ (1269,802(tấn/năm)), rong Cùi bắp (10,71(tấn/năm)).
Diện tích trồng rong hiện nay khoảng 25 ha, diện tích tiềm năng cĩ thể nuơi trồng rong biển lên 380 ha. Đối tượng nuơi trồng: rong Câu chỉ, rong Nho, rong Sụn. Vùng nuơi trồng: Đầm Ơ Loan trồng rong Câu; Vịnh Xuân Đài và Đầm Cù Mơng trồng rong Sụn, rong Nho.
Kiến nghị
-Chính quyền các xã ven biển cần tích cực tuyên truyền cho người dân nhận thức rõ
:bảo vệ rong mơ là bảo vệ nguồn lợi thủy sản lâu dài. Mùa thu hoạch rong mơ thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 5. Người dân cần tuân thủ thời gian thu hoạch rong mơ, khơng thu hoạch non; khi cắt rong thu hoạch cần chú ý để lại gốc bám và 1 đoạn thân dài khoảng 10 - 15cm để duy trì sự phát tán, phát triển của rong mơ.
-Quần thể rong câu chân vịt và rong câu rễ tre: các lồi này sinh sản chủ yếu bằng sinh sản sinh dưỡng do đĩ khơng nên khai thác liên tục theo cơn nước thủy triều như hiện nay mà được phân chia quản lý từng vùng, mỗi vùng chỉ khai thác 6 – 8 lần /năm để cho các đoạn rong cịn sĩt lại cĩ đủ thời gian để phục hồi tự nhiên thì mới cĩ khả năng duy trì hoặc gia tăng sản lượng.
-Trong bối cảnh trái đất ấm lên tồn cầu, nguồn lợi ven bờ tỉnh Phú Yên bị khai thác cạn kiệt ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế người dân thì nuơi trồng rong biển là một hướng đi tiềm năng.
-Để đẩy nhanh quá trình khơi phục hệ sinh thái: Cĩ thể thả một số lồi thiên địch cĩ lợi cho rong tảo như: nhum và một số loại ốc biển vào khu vực bảo vệ nghiêm ngặt.
-Trong quá trình quản lý và sinh giám sát vùng biển, cần giám sát chặt chẽ sự phát triển của sao biển gai. Nếu thấy sự phát triển mạnh của sao biển gai, cần phải thực hiện việc săn bắt và tiêu diệt lồi địch hại này của san hơ.
- Thành lập đội tuần tra, giao cho người dân địa phương trực tiếp làm để giám sát, quản lý , bảo vệ các vùng biển cấm khai thác.
-Đề tài đề xuất nuơi trồng 500 ha rong Sụn chuyên canh trong lồng lưới ở khu vực biển xã Hịa Hiệp Bắc, huyện Đơng Hịa, tỉnh Phú Yên nhằm cải thiện sinh kế người dân sau khi khu vực nuơi tơm bị giải tỏa đồng thời gĩp phần giảm ơ nhiễm mơi trường nước biển ven bờ khu vực này do hệ lụy nuơi tơm trên cát để lại.
NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN ÁN