Phương pháp ngụy tạo cách lý giải hợp lí

Một phần của tài liệu Dùng các phương pháp nhiễu trong trắc nghiệm khách quan hóa học phổ thông (Trang 26 - 28)

Sử dụng trong câu trắc nghiệm lý thuyết.

Để lý giải có vẻ hợp lý gây nhiễu đối với học sinh không am hiểu hoặc hiểu khơng đúng. Giáo viên có thể dựa vào:

Những đặc điểm xoay quanh đối tượng được đề cập hoặc phạm vi vấn đề đề cập đến, song những đặc điểm đó khơng phải là nguyên nhân thực sự của vấn đề nêu ra.

Tìm cách lý giải mà về mặt hình thức có vẻ liên quan và logic với vấn đề nêu ra. Lưu ý học sinh kém thường bị hấp dẫn bởi những câu đặc trưng thường dùng có vẻ hóa học.

Phương án nhiễu có thể xây dựng trên những sai lầm, hạn chế của học sinh về mặt kiến thức hay trong quá trình tư duy.

Nếu học sinh khơng biết được ngun nhân thực sự của vấn đề cũng như khơng có khả năng phân tích, tổng hợp, phán đốn để loại trừ các phương án sai thì các cách lý giải đều có vẻ đúng.

Ưu điểm:

Các phương án gây nhiễu thu hút hầu hết học sinh.

Nhược điểm:

Mất nhiều thời gian để tạo ra các phương án gây nhiễu tốt.

Ví dụ 13:

Benzen khơng phản ứng với dung dịch Br2, nhưng phenol làm mất màu dung dịch Br2nhanh chóng vì:

A. Phenol có tính axit.

B. Tính axit của phenol yếu hơn cả axit cacbonic.

C. Phenol có chứa nhóm OH nên phản ứng cộng với Br2 xảy ra dễ hơn benzen. D. Do ảnh hưởng của nhóm OH, các vị trí otho và para trong phenol giàu điện tích âm, tạo điều kiện cho tác nhân Br+ tấn cơng.

Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thơng

Phân tích

Các đặc điểm A, B đều xoay quanh phenol.

Đó khơng phải là ngun nhân tính chất đưa ra nhưng có thể hấp dẫn học sinh, bởi vì đây là những tính chất khá quen thuộc của phenol.

Đáp án C đánh vào sai lầm của học sinh không phân biệt được phản ứng trên là phản ứng thế hay phản ứng cộng.

Nếu học sinh không hiểu bản chất của phản ứng trên, ngun nhân của tính chất đó, thì sẽ băn khoăn trước các phương án nhiễu trên.

Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thơng

Một phần của tài liệu Dùng các phương pháp nhiễu trong trắc nghiệm khách quan hóa học phổ thông (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)