Các yếu tố rõ ràng về nghĩa

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ HUYỆN ĐIỆN BIÊN pdf (Trang 89 - 170)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Các yếu tố rõ ràng về nghĩa

Trong địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, đa số các yếu tố Hán Việt và thuần Việt và các yếu tố dân tộc thiểu số xuất hiện gần đây đều rõ ràng về nghĩa. Các yếu tố dân tộc thiểu số mặc dù đã được phiên âm ra tiếng Việt hoặc bị Việt hóa nhưng qua tìm hiểu ở lịch sử, tìm hiểu ở những người lớn tuổi và những người ít nhiều có trình độ văn hóa của dân tộc đó vẫn có thể biết được các nghĩa của các địa danh.

Trong những địa danh Hán Việt có cả những yếu tố biểu hiện tính chất hàm ý sâu sa và cả những yếu tố biểu hiện hiện thực mang tính chất trang trọng. Ý nghĩa của địa danh vì thế mà có cả ý nghĩa phản ánh hiện thực có cả ý nghĩa phản ánh tâm lí của con người. Ý nghĩa hiện thực gắn với những địa danh phản ánh sự kiện lịch sử, những địa danh mang tên danh nhân hay những địa danh phản ánh chức năng, tính chất, vị trí, phương hướng của đối tượng được định danh. Chẳng hạn, tượng đài

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đường Trường Chinh, hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, kênh Chính, bản Tân Lập (mới thành lập), cửa khẩu Tây Trang (nơi to lớn ở phía Tây), bản Trung Tâm (ở giữa), phân khu Bắc (phía Bắc). Còn ý nghĩa phản ánh tâm lí con người gắn với những địa danh thể hiện nguyện vọng, ước mơ, khao khát về vùng đất bình yên, vững mạnh, về cuộc sống tươi đẹp, giàu có, hạnh phúc. Chẳng hạn, huyện Điện Biên (biên giới vững vàng), đồi Độc Lập (giành được chủ quyền), bản Gia Phú (đẹp giàu), thôn Thanh Bình (trong sáng, bình yên).

Các yếu tố trong những địa danh thuần Việt thường dễ hiểu và mang tính chất dân dã cho nên lớp ý nghĩa gắn với những địa danh này thường giàu tính gợi tả, biểu hiện tính chất cụ thể, sinh động, chân thực, gần gũi. Chẳng hạn, các địa danh: thác Trắng, đồi Thông, đồi Cháy, bản Đỉnh Đèo, bản Mới. Các địa danh thuần Việt này gợi ra những đặc điểm về hoạt động, tính chất, màu sắc, vị trí và cả tên của các loại cây cối có ở các địa danh hay liên quan đến đối tượng được địa danh.

Ngoài ra còn có những địa danh được kết hợp bởi cả yếu tố Hán Việt và thuần Việt, nó biểu hiện cả tính chất hàm ý và tính chất cụ thể sinh động trong lớp ý nghĩa của địa danh. Chẳng hạn, bảo tàng Tỉnh Điện Biên, cứ điểm Đồi Độc Lập, trung tâm

đề kháng Đồi D, di tích Đường kéo pháo của quân ta ở Điện Biên Phủ. Đó chủ yếu là những ý nghĩa về sự kiện lịch sử diễn ra trên mảnh đất Điện Biên. Bên cạnh đó còn có yếu tố chỉ đơn vị hành chính với ý nghĩa chỉ quy mô và vị trí trung tâm của địa danh, đơn vị chỉ địa hình tự nhiên với ý nghĩa chỉ nơi diễn ra các sự kiện lịch sử đó.

Nhìn chung các yếu tố cấu tạo địa danh Hán Việt, thuần Việt phần lớn là những yếu tố xuất hiện từ sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 và chính quyền hành chính bắt đầu được xây dựng, củng cố nên có nhiều thuận lợi để tìm hiểu và thấy được tính rõ ràng của ý nghĩa địa danh.

Các địa danh có nguồn gốc tiếng dân tộc thiểu số phần lớn phản ánh hiện thực khách quan khá đậm nét nên ý nghĩa của các yếu tố khá rõ ràng, cụ thể. Tiếng dân tộc thiểu số được dùng để đặt tên địa danh có cả địa danh tiếng Thái, địa danh tiếng Mông, địa danh tiếng Khơ Mú và địa danh tiếng Lào. Những địa danh đó biểu hiện lớp ý nghĩa phong phú về kích thước, hình dáng, tính chất, hoạt động của đối tượng; ý nghĩa về vị trí, phương hướng, về các loại chất liệu, khoáng sản, các loại động thực vật... liên quan đến đối tượng và cũng như địa danh có nguồn gốc tiếng Việt, có cả những ý nghĩa về tên danh nhân là người dân tộc thiểu số, ý nghĩa về những tín ngưỡng, phong tục của đồng bào dân tộc được thể hiện trong địa danh. Chẳng hạn, những địa danh có nguồn gốc tiếng Thái: bản Na Côm (ruộng tròn), suối Lụ

(nhỏ), mường Lói (xa xăm), cầu treo Nậm Thanh (suối xanh), bản Kéo (đèo), suối

Lếch (sắt), động Pa Thơm (cửa hang động), bản Ta Pô (bến cây đa), xã Noong Hẹt

(ao tê giác), hồ Pá Khoang (rừng trúc), đường Lò Văn Hặc (tên người); những địa danh có nguồn gốc tiếng Lào: suối Peng Thoáng (chia đôi), bản Nà Láo (ruộng người Lào); những địa danh có nguồn gốc tiếng Mông: đường Sùng Phái Sinh (tên người), suối Ca Hâu (con quạ), xã Na Ư (ruộng kêu); những địa danh có nguồn gốc tiếng Khơ Mú: bản Pa Xa Xá (tên một dụng cụ đi bắt cá của người Xá), suối Ăm Bọt

(rừng cây mạy chá).

Bên cạnh những địa danh hoàn toàn có nguồn gốc tiếng dân tộc thiểu số như đã kể trên thì còn có những địa danh có nguồn gốc hỗn hợp của yếu tố dân tộc thiểu số với các yếu tố Hán Việt, thuần Việt. Những địa danh loại này phần lớn được kết

hợp từ nhiều địa danh khác nhau nên có số lượng yếu tố lớn và ý nghĩa tương đối rõ ràng. Với những yếu tố do các địa danh chuyển hóa thành một bộ phận của tên riêng thì không nhất thiết chúng ta phải giải nghĩa những tên riêng đó để đảm bảo tính lịch sử hay tính chất trang trọng của nó. Chẳng hạn địa danh: bản Tân Ngam (kết hợp hai yếu tố cuối trong tên hai xã: Minh Tân ở Thái Bình và Núa Ngam ở Điện Biên); các địa danh cấu tạo bởi các yếu tố thuần Việt và tiếng Thái: hang Chùa Pá Sa (chùa rừng cây sa), khu khảo cổ học Hồ U Va (hồ Tao Bảo), nhà máy thủy điện

Thác Bay (thác cây trám đen), hay các địa danh được cấu tạo bởi cả ba yếu tố thuần Việt, Hán Việt và tiếng Thái: khu du lịch Hồ Pá Khoang và Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, di tích Trại tập trung Noong Nhai.

Như vậy các yếu tố rõ ràng về nghĩa trong một số địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên không chỉ có ở cả các địa danh có nguồn gốc Hán Việt, thuần Việt hay những địa danh có nguồn gốc tiếng dân tộc thiểu số (Thái, Mông, Khơ Mú, Lào) mà có ở cả những địa danh có nguồn gốc hỗn hợp của các ngôn ngữ này.

3.3.2. Các yếu tố chƣa rõ về nghĩa

Các yếu tố chưa rõ về nghĩa trong địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên chỉ thấy ở các yếu tố dân tộc thiểu số. Nhiều địa danh đã bị biến đổi ít nhiều theo thời gian, theo sự thay đổi địa giới hành chính của địa bàn hay bị Việt hóa bởi sự giao thoa ngôn ngữ, các yếu tố có thể bị Việt hóa cả về mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. Việc xác định địa danh đó thuộc ngôn ngữ dân tộc nào đã gặp nhiều trở ngại, việc truy tìm ý nghĩa của chúng còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, trong hai địa bàn này các địa danh bị mờ nghĩa phần lớn là các địa danh thuộc địa hình tự nhiên như dãy núi, núi, suối và một số địa danh này khi chuyển hóa trong nội bộ loại địa danh hay chuyển hóa sang các địa danh hành chính cũng làm cho các địa danh này không rõ nghĩa. Chẳng hạn, suối Ái, bản Xá Nhù, núi Pha Thống, suối Pha Thống, suối Dạ Sún, suối Hư Khóa, suối Sa Lăng, núi Mưa Lao, núi Lao Yao, suối Xi Văn, suối Sáu Sự, suối Tếu, suối (huổi) Moi, bản Huổi Moi.

3.4. TÍNH ĐA DẠNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH ĐỐI TƢỢNG ĐỊA LÍ QUA CÁC YẾU TỐ ĐỊA DANH CỦA THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ HUYỆN ĐIỆN BIÊN

Thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh Điện Biên nên mang những đặc trưng địa hình của toàn tỉnh, đó là những đặc trưng địa hình của một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc. Bức tranh địa hình này đã được khắc họa một cách sinh động, rõ nét qua 1001 địa danh mà chúng tôi đã thống kê.

3.4.1. Tính đa dạng của các loại hình đối tƣợng địa lí

Trong phức thể địa danh, các loại hình đối tượng địa lí trong tự nhiên được phản ánh rõ nét qua các thành tố chung và các thành tố chung chỉ loại hình đối tượng địa lí được chuyển hóa thành một bộ phận của tên riêng trong địa danh. Đó là các thành tố như đồi, núi, sông, suối, cánh đồng, hang, động, ruộng, bãi, vùng đất, khe, rãnh, đỉnh, thác...

Trong số 50 loại thành tố chung trong địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên chúng tôi thống kê được có 12 thành tố chỉ các loại hình đối tượng địa lí tự nhiên khác nhau trong đó các thành tố đều được dùng theo tiếng Việt toàn dân. Các loại đối tượng địa lí này có thể gặp ở các vùng miền khác nhau trong cả nước như ao, hồ, đồi, sông, suối, cánh đồng, dãy núi, núi, đèo, thác, hang, động.

Các thành tố riêng chỉ các loại hình đối tượng địa lí được chuyển hóa thành một bộ phận trong tên riêng của địa danh chiếm số lượng khá lớn, những yếu tố này chỉ có một bộ phận nhỏ có nguồn gốc thuần Việt còn phần lớn đều có nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Có những đối tượng địa lí tương tự như những đối tượng đã nêu trong thành tố chung, có những đối tượng địa lí phản ánh những loại địa hình khác nhau đặc trưng cho địa hình của một tỉnh miền núi phía Bắc Tổ quốc và là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Chẳng hạn, đỉnh, bãi, ná (ruộng),

(rừng), pắc (cửa), nậm (sông, nước), hoong (khe, rãnh), noong (ao), pom (đỉnh, đồi), phiêng (bãi), púng (vũng), ten (khu đất cao và bằng), ta (bến), lọng (lạch, khe),

nhiều đặc điểm về đường nét, hình dáng, kích thước, tầng bậc, vị trí, độ cao. Nhìn từ trên cao xuống, chúng tôi thấy có “pom”: là phần trên cao của núi, đồi hoặc là kiểu địa hình lồi, có sườn thoải và tương đối thấp; tiếp đó có “”: vùng đất rộng có nhiều cây cối mọc tự nhiên, nhiều tầng lớp và lâu đời; xuống thấp hơn có “ten”: vùng đất hẹp nhưng bằng phẳng và thường ở nơi cao như sườn đồi, sườn núi; thấp hơn nữa có “”: mảnh đất dùng để trồng trọt, có thể là mảnh đất hẹp làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, có thể là mảnh đất rộng hơn, tương đối bằng phẳng ở chân đồi, chân núi; ở bên cạnh hoặc dưới “” có “hoong”: đường nước chảy hẹp giữa hai vách núi hoặc sườn đồi, sườn dốc nhưng không thường xuyên vì có thể khô cạn theo mùa...

Nhìn chung các loại địa hình trong hai địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên khá đa dạng, phong phú. Chính những thành tố chung và những thành tố chung được chuyển hóa thành một bộ phận của tên riêng giàu tính gợi tả đã đem đến cho ta những hình ảnh về địa hình tự nhiên một cách chân thực, sinh động, giàu liên tưởng.

3.4.2. Bức tranh địa hình mang tính cảnh quan rõ nét

Địa hình thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên có những đặc điểm nổi bật đó là: núi thấp dần và đổ dồn xuống các sông và suối lớn hoặc xen kẽ với các thung lũng sông, khe suối. Lọt vào giữa các dãy núi có rất nhiều dải trũng bằng phẳng tạo thành những cánh đồng hẹp kéo dài. Riêng thành phố Điện Biên Phủ nằm trong vùng lòng chảo, có rất nhiều đồi, núi thấp xen kẽ và là vùng có cánh đồng Mường Thanh màu mỡ, phì nhiêu và rộng nhất vùng Tây Bắc Tổ quốc. Địa hình có nhiều đồi, núi, thung lũng, ao, hồ, sông, suối đan xen đã tạo cho nơi đây có hệ động, thực vật phong phú, đa dạng và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.

Vùng đất này là địa bàn định cư lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đời sống và tập quán canh tác của họ gắn liền với nương rẫy, nguồn nước và môi trường tự nhiên. Trong tâm thức của họ luôn có hình ảnh của sông, suối, núi, đồi, cánh đồng, thung lũng, khe, bãi... Có lẽ vì thế mà những cảnh quan và môi trường xung quanh đã đi vào những tên gọi địa danh thật tự nhiên, nhuần nhị.

Các yếu tố phản ánh các đối tượng địa lí có cả yếu tố tiếng Việt và yếu tố tiếng dân tộc thiểu số trong đó các yếu tố có nguồn gốc tiếng dân tộc thiểu số chiếm phần lớn.

Những đối tượng địa hình thuộc sơn danh bao gồm 79 đối tượng trong đó có 51 núi, 15 đồi, 8 đèo, 3 dãy núi, 2 thác.

Những đối tượng địa hình thuộc thủy danh bao gồm 149 đối tượng trong đó có 117 suối; 12 khe; 16 hồ; 4 sông.

Xen vào giữa đối tượng địa hình thuộc sơn danh, thủy danh kể trên là những vùng đất nhỏ phi dân cư như cánh đồng, hang, động trong đó có 7 cánh đồng, 2 hang và 1 động.

Bên cạnh những loại hình đối tượng địa lí đã được liệt kê ở các thành tố chung nói trên còn có một bộ phận rất lớn các loại đối tượng địa hình được chuyển hóa trong tên riêng của các địa danh đơn vị dân cư và nhân văn trong đó địa danh các đơn vị dân cư có khả năng phản ánh địa hình rõ nét nhất. Các yếu tố chỉ những loại địa hình này chủ yếu có nguồn gốc tiếng dân tộc thiểu số. Các địa danh cũng chỉ những loại địa hình khác nhau thuộc sơn danh, thủy danh và vùng đất phi dân cư. Chẳng hạn những đối tượng địa hình thuộc sơn danh như 81 (ruộng), 31 (núi), 30 pom (đồi, đỉnh), 27 (rừng), 12 pa (cửa, miệng), 8 phiêng (bãi); những đối tượng địa hình thuộc thủy danh như 54 huổi (suối), 33 hoong (khe), 32 nậm (sông, suối), 18 noong (ao), 9 loọng (khe, rãnh); những đối tượng địa hình thuộc vùng đất nhỏ phi dân cư như 8 thẩm (hang), 2 tông (cánh đồng), 1 loọng (thung lũng).

Đi vào những loại địa hình cụ thể trong địa danh chúng ta có thể thấy rõ hơn tính độc đáo, đa dạng của địa hình thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. Chẳng hạn, địa hình núi có núi trời (Pu Phạ), núi cao (Pha Sung), núi nhọn (Pú Huốt), núi quả bầu (Tẩu Pung), núi sọt đá (Pu Xá Hin), núi đồn (Pú Đồn), núi cây lau lớn (Pú Lấu Luông), núi rừng trúc (Pá Chả), núi cây me tròn (Phu Khăn Pỏm), núi cây bông gạo (Pú Co Nghịu), núi chân trâu (Tằng Quái), núi vũng cáo (Pú Nhi), có những quả núi nằm ở địa hình có suối chảy qua nên mang luôn tên của dòng suối như núi Huổi Tấu (suối rùa), núi Huổi Púng (suối vũng), núi Huổi Na (suối nước đầy), núi Nậm Ngọp (suối dập dềnh). Địa hình suối cũng có nhiều kiểu: có những

hình dáng khác nhau như suối nghiêng (Huổi Lính), suối gánh (Huổi Háp), suối gọng kìm (Kha Kim); ở những địa hình khác nhau như suối thác (Cảnh), suối vũng (Púng); có những suối có nhiều khoáng sản, vật liệu như suối sắt (Lếch), suối cát vàng (Sái Lương), suối đá đen (Him Lam), suối đá lửa (Him Lếch Phay), suối đá vôi (Hin Phon); có lượng nước và hoạt động dòng chảy khác nhau theo mùa như suối nhiều nước (Huổi Pe), suối nước lớn (Nậm Luông), suối cạn nước (Sen), suối chảy xiết (Hát Si), suối tràn (Huổi Chan), suối dập dềnh (Nậm Ngọp); có rất nhiều loài thực vật sống bên suối hay những loài động vật khác nhau đến đây tìm nguồn nước, thức ăn nên có các suối như suối cây sấu (Huổi Co Củ), suối cây lau (Lau), suối bí xanh (Không), suối cây tre (Na Sang), suối cây dẻ (Nậm Có), suối tê giác (Hẹt), suối con dơi (Kía), suối hươu (Hươm), suối nai (Quang), suối lợn rừng (Long). Địa hình ruộng lại càng đa dạng: về vị trí, địa hình có ruộng đầu nguồn (Hua Ná), ruộng ven suối (Nà Luống), ruộng vũng (Na Púng), ruộng bằng phẳng (Nà Tông); về tính chất có ruộng đẹp (Nà Ngám), ruộng tốt (Ná Men), ruộng khô (Na Lanh), ruộng lụi (Na Ngum); về kích thước có ruộng bé (Nà Nọi), ruộng dài (Na Hý); về hình dáng có ruộng tròn (Na Côm); các loại cây cối, con vật sinh sống hoặc thấy nhiều ở trên ruộng thì vô cùng đa dạng, có ruộng hươu (Na Hươm), ruộng rùa (Nà Tấu), ruộng dĩn (Nà Hịn), ruộng nhạn (Nà Nhạn), ruộng trúc (Nà Khoang), ruộng tre (Na Sang), ruộng quýt (Nà Nghè), ruộng cà (Ná Khưa)... Cánh đồng cũng có cánh đồng ruộng rùa (Nà Tấu), cánh đồng ruộng nhạn (Nà Nhạn), cánh đồng trắng (Tông Khao).

Như vậy qua những địa danh cụ thể, chân thực, chúng tôi thấy địa hình của thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên không chỉ phong phú ở số lượng, kiểu loại mà còn gợi hình, gợi tả và đem đến nhiều nét đặc sắc, độc đáo. Điểm qua một vài loại địa hình đặc trưng của sơn danh, thủy danh và vùng đất nhỏ phi dân cư chúng ta có thể thấy được bức tranh cảnh quan nơi đây thật muôn màu muôn vẻ. Một không gian khoáng đạt, một rừng núi tự nhiên, hoang sơ với nhiều loại động, thực vật quý hiếm; những dòng suối róc rách đêm ngày ẩn mình trong rừng sâu hay những dòng sông cuộn mình trong mùa nước; những hồ nước mát vừa có giá trị

kinh tế vừa là khu du lịch sinh thái đầy tiềm năng hay những thửa ruộng, cánh đồng nhiều hình vẻ, tồn tại trên nhiều loại địa hình thích hợp với nhiều loại lương thực, hoa màu đặc biệt là cây ngô, cây lúa. Những đặc điểm đa dạng đó của địa hình cho thấy một cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khoáng đạt với một môi trường trong lành và khí hậu mát mẻ.

Có thể nói mỗi địa danh ở thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên đều

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ HUYỆN ĐIỆN BIÊN pdf (Trang 89 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)