Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình COMPOST

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học công ty TNHH xây dựng thương mại sản xuất Nam Thành Ninh Thận (Trang 45 - 74)

Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt tính của VSV trong quá trình COMPOST. Hầu hết các tài liệu cho thấy nên duy trì nhiệt độ 55 – 600C trong luống ủ COMPOST vì ở nhiệt độ này quá trình chế biến COMPOST vẫn có hiệu quả và mầm bệnh bị tiêu diệt. Nhiệt độ tăng trên ngưỡng này sẽ ức chế hoạt động của VSV. Tuy nhiên ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ trên,

COMPOST không đạt tiêu chuẩn về mầm bệnh. Nhiệt độ trong luống ủ

COMPOST có thể điều chỉnh bằng nhiều cách khác nhau như hiệu chỉnh tốc độ thổi khí và độ ẩm cô lập khối với môi trường bên ngoài bằng cách che phủ hợp lý.

3.5.2 Nước và độ ẩm

Nước và độ ẩm rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình

COMPOST . Nếu quá ẩm sẽ gây thiếu oxy, không khí khó lọt qua đống ủ. Quá khô sẽ ảnh hưởng đến hoạt động VSV vì VSV cần độ ẩm.

Độ ẩm tối ưu của phân bắc, bùn, phân động vật thường cao hơn giá trị cần thiết. Đối với hệ thống là COMPOST vận hành liên tục, độ ẩm có thể được khống chế bằng cách tuần hoàn sản phẩm COMPOST như sơ đồ sau.

Sơ đồ 3.5.2 : Độ ẩm được khống chế bằng cách tuần hoàn sản phẩm COMPOST

3.5.3 pH

VSV cần một khoảng pH tối ưu khoảng 6.5 – 8. Tùy thuôc vào thành phần tính chất của chất thải, pH sẽ thay đổi trong quá trình COMPOST.

3.5.4 Kích thước nguyên liệu

Kích thước nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phân hủy. Quá trình phân hủy hiếu khí xảy ra trên bề mặt hạt, hạt có kích thước nhỏ sẽ có tổng diện tích bề mặt lớn nên sẽ tăng sự tiếp xúc với oxy, có thể làm tăng vận tốc phân hủy trong một khoảng độ xốp nhất định, vì hạt quá nhỏ sẽ có độ xốp thấp ức chế vận tốc phân hủy. Hạt có kích thước quá lơn sẽ có độ xốp cao và có thể tạo ra kênh

Quá trình COMPOST Cơ chất hữu cơ ướt

COMPOST Khí thải Hỗ hợp Sản phẩm Không khí Tuần hoàn

thổi khí làm cho sự phân bố khí không đồng đều, không có lợi cho quá trình COMPOST ảnh hưởng đến chất lượng chế biến phân bón.

Kích thước hạt tối ưu cho quá trình chế biến trong khoảng đường kính từ 3 – 50mm. Kích thước hạt có thể đạt tối ưu bằng cách cắt, nghiền hoặc sàng vật liệu thô ban đầu. Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nông nghiệp phải được nghiền đến kích thước thích hợp trước khi làm phân. Phân bắc, bùn và phân động vật thường có kích thước hạt mịn, thích hợp cho quá trình phân hủy sinh học.

3.5.5 Nguồn đạm trong nguyên liệu

Thông số dinh dưỡng quan trọng nhất là tỉ lệ C/N, nhu cầu N trong nguyên liệu làm COMPOST chiếm khoảng 2 – 4%, C ban đầu hay nói cách khác tỉ lệ C/N khoảng 25/1.

Trong thực tế, việc tính toán và hiệu chỉnh chính xác tỉ số C/N tối ưu gặp khó khăn vì những lý do sau:

Một phần các chất như Cellulose và Lignin khó phân hủy sinh học, chỉ bị phân hủy sau một thời gian dài.

Một số chất dinh dưỡng cần thiết cho VSV không có sẵn có.

Quá trình cố định N có thể xảy ra dưới tác dụng của nhóm vi khuẩn Azotobacter, đặc biệt khi có mặt đủ PO3-4.

Nếu tỉ lệ C/N của nguyên liệu làm COMPOST cao hơn giá trị tối ưu sẽ hạn chế sự phát triển của VSV do thiếu N. Chúng phải trải qua nhiều chu trình chuyển hóa, oxy hóa phần C dư khi đạt tỉ lệ C/N ban đầu là 20 – 50, thời gian cần thiết là 14 ngày và tỉ lệ C/N = 78 là thời gian cần thiết là 21 ngày.

Ở tỉ lệ C/N thấp (như phân bắc và bùn) N sẽ thất thoát dưới dạng NH3, đặc biệt ở điều kiện nhiệt độ cao, có thổi khí.

3.6 Các yêu cầu trong khi ủ

3.6.1 Tiêu chuẩn rác trước khi đưa vào hầm ủ

Đầu băng tải máy dập xưởng 1.

Tách lựa hoàn toàn thủy tinh, mẻ sành sứ, kim loại, chai lọ có kích thước > 4cm3. Tách lựa hoàn toàn nilon có kích thước > 50cm3.

Đầu băng tải rác nhỏ xưởng 2.

Tách lựa hoàn toàn thủy tinh, mẻ sành sứ, kim loại, chai lọ có kích thước > 4cm3. Tách lưa hoàn toàn nilon.

Đầu băng tải rác lớn xưởng 2.

Tách lựa hoàn toàn thủy tinh, mẻ sành sứ, kim loại, chai lọ có kích thước > 4cm3. Tách lựa hoàn toàn nilon có kích thước > 50cm3.

3.6.2 Đưa vi sinh vật vào rác và tạo ẩm

Trước khi đưa rác vào hầm ủ phải phun vi sinh sơ bộ, khoảng

6lít/1phút/mỗi đầu băng tải rác tại hai phân xưởng xử lý rác (phân xưởng 1, 2). Rác đưa vào hầm ủ bằng xe cải tiến, xe 2.5 tấn đổ thành đống, sau đó dùng xe xúc tém lên và hai công nhân (coi lại) sao cho đảm bảo chiều cao rác ngang với chiều cao thành hầm ủ. Trong quá trình xe xúc tém cần phải phun đều vi sinh (với lượng 12.5 lít/phút), nước liên tục đưa vào (dùng máy bơm 0.5 ngựa).

Quá trình ủ là 30 ngày tính từ khi hình thành một hầm ủ.

3.6.3 Các yêu cầu khi ủ chín

Sau khi rác ủ trong hầm 30 ngày tiến hành lấy ra ủ chín.

Chuẩn bị sân bãi: Hiện nay nhà máy có ba bãi ủ chín, trong đó có hai bãi đất và một bãi xi măng.

Trong quá trình lấy mùn từ hầm ủ ra cần phải phun đều vi sinh liên tục, với lượng 12.5 lít/phút vào mùn. Nếu thấy mùn khô thì phải tăng cường phun nước.

Khi đổ kín một bãi ủ dùng xe xúc tém mùn lên thành luống (cao 2m, rộng 4m, dài 70 – 80m), trong khi tém phải phun vi sinh liên tục với lượng 12 lít/phút. Như vậy quá trình ủ kéo dài 20 ngày tính từ khi tém thành luống.

Sau 20 ngày ủ chín, lúc này đã ổn định nên có thể đem vào xưởng 3 để sàng lấy mùn tinh.

CHƯƠNG 4

CÁC VẤN ĐỀ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 4.1 Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực nhà máy sản xuất

Qua thực hiện việc xử lý môi trường theo các giải pháp đang áp dụng tại công ty hiện nay, qua kiểm tra phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm đạt TCVN về không khí, nước, tiếng ồn,… Giải pháp đạt hiệu quả và ổn định tương đối cao tuy nhiên, do quá trình hoạt động gặp nhiều khó khăn trong dây chuyền công nghệ xử lý rác như mở rộng xưởng, cải tiến thiết bị nên công ty cải tiến hệ thống xử lý để tương thích với điều kiện thực tế nhằm đảm bảo môi trường xanh, loại chất thải theo bản đăng ký này.

4.1.1 Hiện trạng môi trường không khí

™ Nguồn phát sinh

Tại nhà tiếp rác trong khuôn viên nhà máy. Tại hầm ủ.

Tại xưởng sản xuất hạt nhựa. Bãi chôn lấp.

™ Mùi

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát sinh mùi ở nhà máy như tỷ lệ C/N thấp N sẽ thất thoát dưới NH3, đặc biệt ở nhiệt độ cao, có thổi khí, việc tính toán và hiệu chỉnh chính xác tỉ số C/N tối ưu gặp nhiều khó khăn vì những lý do chính sau:

Một phần các chất như Cellulose và Lignin khó phân hủy sinh học, chỉ bị phân hủy sau một thời gian dài.

Một số chất dinh dưỡng cần thiết cho VSV không sẵn có. Quá trình cố định N có thể xảy ra dưới tác dụng của nhóm vi khuẩn Azotobacter, đặc biệt khi có mặt đủ PO43-.

Nếu độ ẩm lớn hơn 70% nước sẽ chứa đầy lỗ hổng vật liệu không tơi xốp, diện tích bề mặt sẽ giãm, oxy không vào được các lớp trong khối ủ diễn ra quá trình lên men yếm khí, chậm phân hủy và có mùi hôi thối, kiểm soát nhiệt độ, thiếu oxy do hệ thống gió không tốt, chế độ đảo trộn kém khi đó diễn ra quá trình nhiệt phân dễ phát sinh mùi.

9 Nồng độ các chất ô nhiễm Thành phần Đơn vị Vị trí Phía tây nhà máy Phía đông nhà máy Bụi khói mg/m3 - 0.1 SO2 mg/m3 - - NO2 mg/m3 - -

CO2 mg/m3 20 15

NH3 mg/m3 0.1 0.1

CH4 mg/m3 0.3 0.5

H2S mg/m3 - -

Bảng 4.1.1: Nồng độ các chất ô nhiễm khí thải .

4.1.2 Hiện trạng môi trường nước

™ Nguồn phát sinh

Nước rĩ từ rác tại nhà tiếp nhận trong nhà máy với lưu lượng từ 2 3m3/ngày. Nước thải sản xuất: Chủ yếu khâu xử lý nguyên liệu (rửa nilon) lượng nước dùng khoảng 10 12m3/ngày.

Nước sinh hoạt: Chủ yếu nước làm mát máy móc và nước rửa tay chân của người lao động tải lượng 3 5m3/ngày.

Nước mưa chảy tràn: Do đặc điểm tình hình thời tiết Ninh Thuận khô hạn nên lượng nước mưa chảy tràn không đáng kể.

Tải lượng bình quân của nhà máy vào khoảng 15 20 m3/ngày. Nồng độ các chất ô nhiễm

9 Nước rĩ rác

Thành phần Đơn vị Mức ô nhiễm tại nguồn ( hố gom )

Thấp Cao TSS mg/l 3.000 8.000 TOC mg/l 3.000 15.000 COD mg/l 5.000 30.000 BOD mg/l 4.000 20.000 Cl- mg/l - - SO42- mg/l 50 400 N tổng mg/l - - P tổng mg/l - - NH4 mg/l - - Na mg/l - - Ca mg/l 500 1.500 Fe tổng mg/l 200 1.000 Cd mg/l - - Cr mg/l - -

9 Nước thải sản xuất

Thành phần Đơn vị Đầu nguồn ( hồ chứa )

Thấp Cao pH mg/l 6.5 7.5 TSS mg/l 2.000 5.000 Độ màu mg/l 350 600 Dầu mỡ mg/l 100 500 COD mg/l 800 3.000 BOD mg/l 300 1.000 Cl- mg/l - - SO42- mg/l - - N tổng mg/l 20 50 P tổng mg/l 1 6.5 Na+ mg/l - - Ca+ mg/l - - Fe tổng mg/l - - Cd2+ mg/l - - Phenol mg/l - - Cr mg/l - -

Chủ yếu ở khu vực bãi chôn lấp của công ty. Sau khi đỗ một lớp chất thải rắn khó phân hủy phủ một lớp chất chống thấm và một lớp đất, khi hố chôn lắp đầy cho một lớp chất chống thấm và một lớp đất dày. Thêm vào đó hàm lượng các tác nhân gây ô nhiễm (hữu cơ) ít nên nồng độ các chất gây ô nhiễm thấp, phát tán tốt và không gây tác động khu vực lân cận. Nhà máy thực hiện tốt ở khâu chôn lấp nên hạn chế tối đa ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm.

4.2 Sự cố hoạt động

™ Nguyên nhân nảy sinh

Cháy nổ: Hầu hết các thiết bị và phương tiện vận hành của nhà máy đều sử dụng động cơ Diezel và điện. Các vật chất trong môi trường sản xuất đều dễ bắt lửa.

Sự rò rĩ hóa chất, mùi hôi có khả năng xảy ra tại nhà máy.

Quy mô ảnh hưởng: Có thể không lớn do khu vực nhà máy rộng và được bố trí cách ly từng khu bằng các lối đi rộng và các dãy cây xanh sẽ hạn chế khả năng lan rộng của ngọn lửa (nếu có), bên cạnh đó việc bố trí kiểm soát từ các vị trí thích hợp, đồng thời công ty trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy cố định, di động sẽ hạn chế tối đa quy mô ảnh hưởng của sự cố cháy nổ.

4.3 Tiếng ồn

Chủ yếu do quá trình va chạm, chấn động thiết bị hoạt động trong dây chuyền xử lý và sản xuất tại nhà máy.

4.4 Chất thải rắn

Chất thải rắn có thể tái chế: Gồm hữu cơ, nilon, nhựa, sắt qua hệ thống băng chuyền, sàng lồng, sàng rung tách từ, tách gió và tách thủ công, các loại trên tương đối đồng nhất về thành phần.

Tải lượng: 120 150 m3/ngày (tương đương 65 75 tấn/ngày). Nồng độ các chất gây ô nhiễm không đáng kể nhờ tái chế.

Chất thải rắn không tái chế được gồm các loại không phân hủy như cát, đá, thủy tinh,… (xà bần), vải và một số vô cơ khác qua quá trình phân loại, tách lựa được loại ra.

Tải lượng khoảng 7 10 m3/ngày.

CHƯƠNG 5

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG TY 5.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại nhà máy

5.1.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn

™ Không khí

Ở vị trí các nhà xưởng sản xuất nhà máy trang bị hệ thống tấm màng chắn bụi và đặt hệ thống quạt gió hút bụi ngoài các xưởng sản xuất nên giảm một lượng đáng kể lượng bụi như ở các dây chuyền sàng rung mùn tinh và sàng lòng tách lựa rác thải. Tại các hầm ủ, nhờ phun chế phẩm vi sinh khử mùi đặc hiệu NTC được phun vào rác tại nhà tiếp nhận, chế phẩm vi sinh khử mùi + phân hủy phun vào rác sau phân loại trước khi đưa vào hầm ủ và chế phẩm vi sinh khử mùi + phân hủy + kháng bệnh phun bổ sung vào hầm ủ, kết hợp ủ theo phương pháp Bangaloro (hiếu khí + yếm khí) nên tại các khu vực này các khí thải như H2S, CO2, NH3, CH4,… có nồng độ thấp.

™ Tiếng ồn

Các thiết bị gây tiếng ồn đang sử dụng tại công ty có trọng lượng lớn và được chôn chân bằng bê tông chắc chắn, các thiết bị va chạm gây tiếng ồn được thiết kế thêm miếng cao su đàn hồi. Chính vì vậy đã giãm rất nhiều tiếng ồn ảnh hưởng đến môi trường chủ yếu bởi máy dệt, được thiết kế cách xa các xưởng khác và tường cách âm đặc chấn vì thế đảm bảo cách âm hoàn toàn không ảnh hưởng không gian quanh xưởng.

5.1.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

™ Nước mưa chảy tràn

Tại khu vực sân phơi: Do đặc điểm tình hình thời tiết ở Ninh Thuận nên việc giảm ẩm bằng phương pháp phơi chỉ hoạt động trong điều kiện thời tiết nắng ráo, tức từ tháng 1 đến tháng 8 trong năm. Nước mưa chảy tràn tại các bãi phơi chỉ xảy ra khi có mưa đột xuất, bãi hoạt động chưa kịp cách ly. Biện pháp cách ly nước chảy tràn từ bên ngoài bãi: Chia bãi phơi thành các ô nhỏ (12 x 50cm) sử dụng nhằm tránh trường hợp nước mưa tiếp xúc với vật liệu cần phơi trong trường hợp không dự báo được kịp thời, mặt nền sân được thiết kế cao hơn bên ngoài 20cm, bên ngoài biên của sân phơi có đường thu gom nước (40 x 40 x 60cm) xây bằng đá chẻ, tường dày 30cm. Đường thu gom của sân phơi này dẫn nước về bể chứa tập trung nhằm mục đích lắng các thành phần rắn và cặn bị trôi từ các sân phơi đạt tiêu chuẩn sau đó sử dụng bơm tưới cây hoặc xả ra ngoài. Ngoài ra mỗi sân được chia làm 4 5 đồng thời công ty chuẩn bị bạc phủ lên các vật liệu phơi trong điều kiện có mưa đột xuất đảm bảo nước mưa không chảy tràn và cuốn trôi vật liệu phơi.

Tại các vị trí khác: Quy trình sản xuất nằm trong các nhà xưởng có mái lợp tôn, tường xây nên nước mưa chảy tràn không thấm qua, sân bãi có đường cách ly rộng. Do vậy nước mưa chảy tràn sạch không bị nhiễm bẩn, chảy lối theo cát, đá nhỏ và được giữ lại bằng các hố bẫy cát trên hệ thống mương thoát rồi dẫn về hệ thống thoát nước phía tây của mặt bằng nhà máy và xả thải, mương thoát và hố bẫy được vệ sinh thường xuyên.

™ Nước rỉ từ rác

Với lưu lượng từ 2 3m3/ngày được dẫn về hố chìm tập trung tại hầm ủ, lượng nước này được xử lý và sử dụng vào việc điều chỉnh độ ẩm (trong quá trình ủ độ ẩm thích hợp từ 55 60% tương đương lượng nước cần bổ sung 20

25m3/ngày).

™ Nước thải sản xuất

Chủ yếu khâu rửa bao nilon lượng nước dùng khoảng 10 12m3/ngày, hàm lượng chất ô nhiễm trong nước thải thấp, tuy nhiên hàm lượng chất lơ lững tương đối cao.

Biện pháp xử lý: Chủ yếu sử dụng bộ chế phẩm vi sinh xử lý, sau đó tái sử dụng tưới tạo ẩm bổ sung cho hầm ủ. Nước thải theo đường xả đi qua song chắn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học công ty TNHH xây dựng thương mại sản xuất Nam Thành Ninh Thận (Trang 45 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)