Ổn định chất thải: Các phản ứng sinh học xảy ra trong quá trình
COMPOST sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ dễ thối rữa sang dạng ổn định chủ yếu là các chất vô cơ ít gây ô nhiễm môi trường khí thải ra đất hoặc nước. Làm mất hoạt tính của VSV: Nhiệt của chất thải sinh ra từ quá trình phân hủy sinh học có thể đạt khoảng 600C, đủ để làm mất hoạt tính của vi khuẩn gây bệnh, virus có hại nếu như nhiệt độ này được duy trì ít nhất 3 ngày. Do đó, các sản phẩm của quá trình COMPOST có thể loại bỏ an toàn trên đất sử dụng làm chất bổ sung dinh dưỡng cho đất.
Thu hồi dinh dưỡng và cải tạo đất: Các chất dinh dưỡng (N, P, K) có trong chất thải thường ở dạng hữu cơ phức tạp, cây trồng khó hấp thụ. Sau quá trình COMPOST các chất này được chuyển hóa thành các chất vô cơ như NO3- và PO4 thích hợp cho cây trồng. Sử dụng sản phẩm của quá trình chế biến COMPOST
bổ sung dinh dưỡng vô cơ tồn tại chủ yếu dưới dạng không tan. Thêm vào đó, lớp đất trồng cũng được cải tiến nên giúp rễ cây phát triển tốt hơn.
Làm khô bùn: Phân người, phân động vật và bùn chứa khoảng 80 – 95% nước, do đó chi phí thu gom, vận chuyển và thải bỏ cao. Làm khô bùn trong quá trình ủ COMPOST là phương pháp lợi dụng nhiệt của chất thải sinh ra từ quá trình phân hủy sinh học làm bay hơi nước chứa trong bùn.
Tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng: Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh sự tăng khả năng kháng bệnh của cây được trồng đất có bón COMPOST. Cho đến nay, ở Việt Nam COMPOST chưa được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Với hàm lượng dinh dưỡng cao dễ hấp thụ và chủng loại VSV đa dạng, phân hữu cơ không những làm tăng năng suất cây trồng mà còn có khả năng kháng bệnh cao.