Dùng để kiểm soát môi trường trong quá trình xử lý rác, nước rỉ rác. Dùng để phân tích mẫu của bể ủ.
Dùng để phân tích chất lượng sản phẩm.
Dùng để nhân giống các loại VSV phục vụ cho xử lý rác và chế biến phân hữu cơ vi sinh.
CHƯƠNG 3
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất
3.2 Thiết bị sản xuất
3.3 Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất
Quy trình xử lý dựa trên nguyên tắc phân tách các loại vật liệu trong rác thải thành 4 chủng loại riêng biệt đồng nhất về thành phần: Thành phần hữu cơ, thành phần tái sử dụng, thành phần tái sinh và thành phần chôn lấp. Sau đó xử lý các thành phần chủng loại này theo từng quy trình cụ thể để tạo ra những sản phẩm hữu dụng và bảo đảm an toàn cho môi trường.
Quy trình hoạt động của công ty hiên có 5 phân xưởng chính và 1 đội vệ sinh môi trường.
3.3.1 Đội vệ sinh môi trường
Có nhiệm vụ thu gom vận chuyển rác thải đô thị đưa về nhà máy xử lý.
3.3.2 Quy trình sản xuất tại phân xưởng 1
Quy trình làm việc tại phân xưởng 1 là công đoạn tách lựa, phân loại các thành phần trong rác thải thành các chủng loại riêng biệt đồng nhất về thành phần, được tính từ nhà tiếp nhận đến công đoạn rác đưa vào hầm ủ. Công suất hoạt động tại phân xưởng từ 170 – 210m3/7 giờ làm việc, sẽ được mô tả theo từng công đoạn như sau:
Rác thải sinh hoạt từ các xe thu gom, sau khi xác định trọng lượng cho vào nhà tiếp nhận và phun vi sinh khử mùi.
Tại nhà tiếp nhận, rác trước khi được đưa xuống băng chuyền ngang, các công nhân có nhiệm vụ xé các bao, túi đựng rác và tách các vô cơ có kích thước lớn như lốp xe, mùn, mền, chiếu, bao gai,…
Từ nhà tiếp nhận, rác theo băng chuyền sẽ được phân loại sơ bộ (thủ công) để tách các vật có kích thước lớn còn soát lại và các bao đựng vỏ sò. Sau đó, rác được đưa vào sàng lồng tách các loại vô cơ có kích thước nhỏ như gạch, đá, cát, thủy tinh,… rác tiếp tục theo băng chuyền vào máy đập, máy xé để xé các túi nilon nhỏ đựng rác. Sau khi rác đi qua máy xé sẽ theo băng chuyền qua hệ thống tách gió thu nilon, tách từ thu sắt, sàng rung tách cát,… Sau giai đoạn tách thủ công, tách gió, tách từ, sàng rung,… rác thải tương đối đồng nhất (thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ 85 – 90%). Rác tiếp tục theo băng chuyền vào máy bâm, bâm nhỏ các thành phần hữu cơ để khi ủ đạt hiệu quả cao.
Tất cả các loại hữu cơ sau phân loại và bâm nhỏ sẻ theo băng chuyền được phun vi sinh phân hủy, vi sinh kháng bệnh chuyển vào hầm ủ bằng xe cơ giới.
Các vô cơ, vật thể rắn không tái sử dụng được như xà bần, cát, đá,… sẽ được mang đi chôn lấp hợp vệ sinh và đúng nơi quy định.
Các vô cơ tái sử dụng được như các loại nhựa, sắt, thủy tinh,… đưa vào kho phế liệu để bán cho các cơ sở tái sản xuất.
Các vô cơ tái chế được như nilon, chai lọ nhựa, bao gai thu gom đưa đến phân xưởng 2 sản xuất phôi nhựa, hạt nhựa.
Hình 3.3.2: Thiết bị sản xuất phân xưởng 1
3.3.3 Quy trình sản xuất phân xưởng 2
Các loại nhựa, nilon thu được từ khâu tách lựa của các xưởng chuyển đến xưởng 2 tiến hành phân loại PP, PE,… để làm nguyên liệu sản xuất. Tại xưởng 2
với các thiết bị đặc chuẩn như: Máy dũ, máy bâm, ly tâm, băng chuyền,… xử lý về kích thước nguyên liệu, loại bỏ tạp chất.
Nguyên liệu sau khi làm sạch sử dụng sản xuất hạt nhựa tái sinh và phôi nhựa theo chủng loại bằng các thiết bị như máy ó, máy định dạng hạt.
Hạt nhựa PP, PE,… sẽ chuyển qua phân xưởng 3 để dệt bao bì và chỉ may bao. Phôi nhựa được bán làm nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất ống nước.
3.3.4 Quy trình sản xuất phân xưởng 3
Xưởng 3 tiếp nhận các loại hạt nhựa từ xưởng 2 xử lý và sản xuất bao PP, PE và các loại túi. Tại xưởng 3 với các thiết bị như máy tạo chỉ, máy dệt, máy cán màng, máy cắt, máy in,…
Các sản phẩm của xưởng 3 được chuyển đến xưởng 5 sử dụng đóng bao phân bón hữu cơ vi sinh.
3.3.5 Quy trình sản xuất phân xưởng 4
Hữu cơ sau khi ủ hoại (độ phân hủy > 75%) dùng xe xúc chuyển vào xưởng 4. Hữu cơ theo băng chuyền vào máy đập, máy nghiền (để nghiền nhỏ): Sau khi nghiền hữu cơ theo băng chuyền vào sàng lồng tách các loại vô cơ còn sót lại và chưa phân hủy hoàn toàn. Sau sàng lồng thu được mùn hữu cơ thô. Mùn hữu cơ (mùn thô) tiếp tục theo băng chuyền qua hệ thống tách từ thu sắt, rồi qua hệ thống sàng rung loại bỏ mùn hữu cơ có kích thước vượt quy định. Sau sàng rung thu được mùn hữu cơ (mùn tinh) làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh. Mùn hữu cơ mịn trước khi chuyển qua xưởng 5 làm nguyên liệu sản xuất phân bón phải được KCS kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng như hàm lượng hữu cơ, độ ẩm, tạp chất, mật độ vi sinh vật,…
Nếu tất cả các chỉ tiêu đạt thì mới được chuyển qua xưởng 5: Các loại hữu cơ chưa phân hủy hoàn toàn chuyển đến hầm ủ, các loại vô cơ nếu thuộc loại tái chế thì chuyển đến xưởng 2, loại tái sử dụng chuyển đến kho phế liệu.
3.3.6 Quy trình sản xuất phân xưởng 5
Mùn hữu cơ của xưởng 4 sau khi kiểm tra, hàm lượng chất hữu cơ và hàm lượng các chất dinh dưỡng khác đạt yêu cầu, sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón.
Cân lượng mùn hữu cơ đúng theo quy định, sau đó đưa vào hệ thống phối trộn, tạo viên: Tùy theo đơn đặt hàng và tùy theo từng loại cây trồng, phòng kỹ thuật tính toán, quyết định công thức phối trộn thêm phụ gia, vi lượng,… để đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng (Khi sản xuất phân bón tất cả phụ gia cũng phải được cân đo đúng qui định). Trong quá trình phối trộn, tạo viên phun bổ sung vi sinh
cố định đạm, vi sinh kháng bệnh bằng hệ thống bét phun. Khi kích thước hạt đạt yêu cầu (độ đồng đều của hạt) phân bón theo băng chuyền đến hệ thống sấy , hệ thống làm nguội và sàng phân loại (loại bỏ hạt không đạt kích cở). Phân bón tiếp tục theo băng chuyền đến hệ thống cân, đóng bao tự động tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm trước khi nhập kho phải được KCS kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng (Hàm lượng hữu cơ, hàm lượng NPK, mật độ vi sinh vật có ích,… ), kiểm tra trọng lượng tịnh, độ ẩm, tạp chất, độ đồng đều của hạt, sau đó chuyển đến kho chứa thành phẩm.
Sản phẩm nhập kho được xếp theo thứ tự từng lô và thống nhất theo ngày sản xuất đã in trên bao bì. Hàng tháng, quý hoặc trước khi xuất lô hàng tổ KCS lấy mẫu của từng lô hàng để kiểm tra chất lượng hàng hóa, đồng thời gửi mẫu cho Trung tâm đo lường chất lượng 3 tại TP Hồ Chí Minh để kiểm tra định kỳ.
3.4 Nhận xét chung
Trong quá trình sản xuất và xử lý rác nhờ sử dụng biện pháp sinh học, chế phẩm vi sinh khử mùi đặc hiệu NTC được phun vào rác tại nhà tiếp nhận, chế phẩm vi sinh khử mùi + phân hủy phun vào rác sau phân loại trước khi đưa vào hầm ủ và chế phẩm vi sinh khử mùi + phân hủy + kháng bệnh phun bổ sung vào hầm ủ, kết hợp ủ theo phương pháp Bangaloro (hiếu khí + yếm khí) nên tại các khu vực trong xưởng các khí thải như H2S, CO2, NH3, CH4 ,… có nồng độ thấp (cảm quan mùi hôi nhẹ).
Công ty trang bị các phương tiện bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân nhất là tại các xưởng có tác nhân gây ô nhiễm cao như xưởng 1, 2 và nơi có các trang thiết bị cơ khí dễ xảy ra tai nạn lao động.
Các thiết bị gắn liền với các thiết bị bảo hiểm an toàn, thường xuyên kiểm tra và cấp chứng chỉ vận hành cho công nhân đứng máy.
Hằng năm tổ chức học tập và bồi dưỡng kiến thức về an toàn lao động cho công nhân.
Tại các xưởng có dòng điện sẽ được nối đất cho người sử dụng điện ở các dụng cụ đóng ngắt, tiếp xúc tốt, đảm bảo che chắn tránh các tia lửa điện hay nhiệt điện phát ra do tiếp xúc kém, đảm bảo có cách điện tốt và an toàn cho công nhân đứng máy.
3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình COMPOST 3.5.1 Nhiệt độ 3.5.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt tính của VSV trong quá trình COMPOST. Hầu hết các tài liệu cho thấy nên duy trì nhiệt độ 55 – 600C trong luống ủ COMPOST vì ở nhiệt độ này quá trình chế biến COMPOST vẫn có hiệu quả và mầm bệnh bị tiêu diệt. Nhiệt độ tăng trên ngưỡng này sẽ ức chế hoạt động của VSV. Tuy nhiên ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ trên,
COMPOST không đạt tiêu chuẩn về mầm bệnh. Nhiệt độ trong luống ủ
COMPOST có thể điều chỉnh bằng nhiều cách khác nhau như hiệu chỉnh tốc độ thổi khí và độ ẩm cô lập khối với môi trường bên ngoài bằng cách che phủ hợp lý.
3.5.2 Nước và độ ẩm
Nước và độ ẩm rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
COMPOST . Nếu quá ẩm sẽ gây thiếu oxy, không khí khó lọt qua đống ủ. Quá khô sẽ ảnh hưởng đến hoạt động VSV vì VSV cần độ ẩm.
Độ ẩm tối ưu của phân bắc, bùn, phân động vật thường cao hơn giá trị cần thiết. Đối với hệ thống là COMPOST vận hành liên tục, độ ẩm có thể được khống chế bằng cách tuần hoàn sản phẩm COMPOST như sơ đồ sau.
Sơ đồ 3.5.2 : Độ ẩm được khống chế bằng cách tuần hoàn sản phẩm COMPOST
3.5.3 pH
VSV cần một khoảng pH tối ưu khoảng 6.5 – 8. Tùy thuôc vào thành phần tính chất của chất thải, pH sẽ thay đổi trong quá trình COMPOST.
3.5.4 Kích thước nguyên liệu
Kích thước nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phân hủy. Quá trình phân hủy hiếu khí xảy ra trên bề mặt hạt, hạt có kích thước nhỏ sẽ có tổng diện tích bề mặt lớn nên sẽ tăng sự tiếp xúc với oxy, có thể làm tăng vận tốc phân hủy trong một khoảng độ xốp nhất định, vì hạt quá nhỏ sẽ có độ xốp thấp ức chế vận tốc phân hủy. Hạt có kích thước quá lơn sẽ có độ xốp cao và có thể tạo ra kênh
Quá trình COMPOST Cơ chất hữu cơ ướt
COMPOST Khí thải Hỗ hợp Sản phẩm Không khí Tuần hoàn
thổi khí làm cho sự phân bố khí không đồng đều, không có lợi cho quá trình COMPOST ảnh hưởng đến chất lượng chế biến phân bón.
Kích thước hạt tối ưu cho quá trình chế biến trong khoảng đường kính từ 3 – 50mm. Kích thước hạt có thể đạt tối ưu bằng cách cắt, nghiền hoặc sàng vật liệu thô ban đầu. Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nông nghiệp phải được nghiền đến kích thước thích hợp trước khi làm phân. Phân bắc, bùn và phân động vật thường có kích thước hạt mịn, thích hợp cho quá trình phân hủy sinh học.
3.5.5 Nguồn đạm trong nguyên liệu
Thông số dinh dưỡng quan trọng nhất là tỉ lệ C/N, nhu cầu N trong nguyên liệu làm COMPOST chiếm khoảng 2 – 4%, C ban đầu hay nói cách khác tỉ lệ C/N khoảng 25/1.
Trong thực tế, việc tính toán và hiệu chỉnh chính xác tỉ số C/N tối ưu gặp khó khăn vì những lý do sau:
Một phần các chất như Cellulose và Lignin khó phân hủy sinh học, chỉ bị phân hủy sau một thời gian dài.
Một số chất dinh dưỡng cần thiết cho VSV không có sẵn có.
Quá trình cố định N có thể xảy ra dưới tác dụng của nhóm vi khuẩn Azotobacter, đặc biệt khi có mặt đủ PO3-4.
Nếu tỉ lệ C/N của nguyên liệu làm COMPOST cao hơn giá trị tối ưu sẽ hạn chế sự phát triển của VSV do thiếu N. Chúng phải trải qua nhiều chu trình chuyển hóa, oxy hóa phần C dư khi đạt tỉ lệ C/N ban đầu là 20 – 50, thời gian cần thiết là 14 ngày và tỉ lệ C/N = 78 là thời gian cần thiết là 21 ngày.
Ở tỉ lệ C/N thấp (như phân bắc và bùn) N sẽ thất thoát dưới dạng NH3, đặc biệt ở điều kiện nhiệt độ cao, có thổi khí.
3.6 Các yêu cầu trong khi ủ
3.6.1 Tiêu chuẩn rác trước khi đưa vào hầm ủ
Đầu băng tải máy dập xưởng 1.
Tách lựa hoàn toàn thủy tinh, mẻ sành sứ, kim loại, chai lọ có kích thước > 4cm3. Tách lựa hoàn toàn nilon có kích thước > 50cm3.
Đầu băng tải rác nhỏ xưởng 2.
Tách lựa hoàn toàn thủy tinh, mẻ sành sứ, kim loại, chai lọ có kích thước > 4cm3. Tách lưa hoàn toàn nilon.
Đầu băng tải rác lớn xưởng 2.
Tách lựa hoàn toàn thủy tinh, mẻ sành sứ, kim loại, chai lọ có kích thước > 4cm3. Tách lựa hoàn toàn nilon có kích thước > 50cm3.
3.6.2 Đưa vi sinh vật vào rác và tạo ẩm
Trước khi đưa rác vào hầm ủ phải phun vi sinh sơ bộ, khoảng
6lít/1phút/mỗi đầu băng tải rác tại hai phân xưởng xử lý rác (phân xưởng 1, 2). Rác đưa vào hầm ủ bằng xe cải tiến, xe 2.5 tấn đổ thành đống, sau đó dùng xe xúc tém lên và hai công nhân (coi lại) sao cho đảm bảo chiều cao rác ngang với chiều cao thành hầm ủ. Trong quá trình xe xúc tém cần phải phun đều vi sinh (với lượng 12.5 lít/phút), nước liên tục đưa vào (dùng máy bơm 0.5 ngựa).
Quá trình ủ là 30 ngày tính từ khi hình thành một hầm ủ.
3.6.3 Các yêu cầu khi ủ chín
Sau khi rác ủ trong hầm 30 ngày tiến hành lấy ra ủ chín.
Chuẩn bị sân bãi: Hiện nay nhà máy có ba bãi ủ chín, trong đó có hai bãi đất và một bãi xi măng.
Trong quá trình lấy mùn từ hầm ủ ra cần phải phun đều vi sinh liên tục, với lượng 12.5 lít/phút vào mùn. Nếu thấy mùn khô thì phải tăng cường phun nước.
Khi đổ kín một bãi ủ dùng xe xúc tém mùn lên thành luống (cao 2m, rộng 4m, dài 70 – 80m), trong khi tém phải phun vi sinh liên tục với lượng 12 lít/phút. Như vậy quá trình ủ kéo dài 20 ngày tính từ khi tém thành luống.
Sau 20 ngày ủ chín, lúc này đã ổn định nên có thể đem vào xưởng 3 để sàng lấy mùn tinh.
CHƯƠNG 4
CÁC VẤN ĐỀ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 4.1 Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực nhà máy sản xuất
Qua thực hiện việc xử lý môi trường theo các giải pháp đang áp dụng tại công ty hiện nay, qua kiểm tra phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm đạt TCVN về không khí, nước, tiếng ồn,… Giải pháp đạt hiệu quả và ổn định tương đối cao tuy nhiên, do quá trình hoạt động gặp nhiều khó khăn trong dây chuyền công nghệ xử lý rác như mở rộng xưởng, cải tiến thiết bị nên công ty cải tiến hệ thống xử lý để tương thích với điều kiện thực tế nhằm đảm bảo môi trường xanh, loại chất thải theo bản đăng ký này.
4.1.1 Hiện trạng môi trường không khí
Nguồn phát sinh
Tại nhà tiếp rác trong khuôn viên nhà máy. Tại hầm ủ.
Tại xưởng sản xuất hạt nhựa. Bãi chôn lấp.
Mùi
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát sinh mùi ở nhà máy như tỷ lệ C/N thấp N sẽ thất thoát dưới NH3, đặc biệt ở nhiệt độ cao, có thổi khí, việc tính toán và hiệu chỉnh chính xác tỉ số C/N tối ưu gặp nhiều khó khăn vì những lý do chính sau:
Một phần các chất như Cellulose và Lignin khó phân hủy sinh học, chỉ bị phân hủy sau một thời gian dài.
Một số chất dinh dưỡng cần thiết cho VSV không sẵn có. Quá trình cố định N có